Nghệ An: Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đạt nhiều kết quả
Nghệ An: Hàng nghìn người lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài Nghệ An: Thanh niên phấn khởi lên đường nhập ngũ Công ty may mặc lớn nhất Nghệ An dùng cơ chế thưởng để thu hút lao động |
Tỉnh Nghệ An luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phụ nữ và bình đẳng giới. |
Chuyển biến đồng đều ở các chỉ tiêu
Ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh cho biết, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới và các chiến lược, chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Cùng với đó, là nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về công tác phụ nữ đã có sự chuyển biến tích cực. Sự phối hợp liên ngành trong công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ ngày càng chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả.
Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới thường xuyên được triển khai với nhiều hình thức, nội dung phong phú, phù hợp với vùng miền, đối tượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đề bạt, sử dụng cán bộ nữ, nhất là cán bộ nữ trẻ cơ bản được quan tâm triển khai. Tỷ lệ nữ tham gia vào các cấp ủy, giữ các chức vụ chủ chốt của tỉnh, huyện, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ngày càng nhiều, nhất là cấp trưởng, cấp phó ngày càng tăng lên.
Đến nay, Nghệ An có 20/24 chỉ tiêu thuộc 6 mục tiêu chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2025 đạt và vượt kế hoạch đề ra, chiếm tỷ lệ 83,33%; đồng đều ở các chỉ tiêu như bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị; trong giải quyết việc làm cho lao động nữ; trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; trong lĩnh vực thông tin, truyền thông.
Đơn cử như đối với bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, ở cấp tỉnh, có 12 nữ/64 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, chiếm tỉ lệ 18,75%, cao hơn 7,45% so với nhiệm kỳ trước. Ở cấp huyện, có 152 nữ/784 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, chiếm tỉ lệ 19,4%, cao hơn 2,9% so với nhiệm kỳ trước.
Ở cấp cơ sở, có 1.779 nữ/6.979 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ xã, chiếm tỉ lệ 25,5%, cao hơn 6% so với nhiệm kỳ trước. Chính quyền địa phương cấp huyện có lãnh đạo chủ chốt là nữ chiếm tỷ lệ 71,43%, gần đạt kế hoạch đề ra của cả giai đoạn là 72%. Tỷ lệ chính quyền địa phương cấp xã có lãnh đạo chủ chốt là nữ chiếm 46,3%, đạt 116% kế hoạch giai đoạn đề ra.
UBND tỉnh Nghệ An tổ chức gặp mặt, biểu dương cán bộ lãnh đạo chủ chốt, nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đại biểu cơ quan dân cử. |
Việc lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, dự nguồn cán bộ nữ tham gia vào các cấp ủy Đảng, đoàn thể và tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND được thực hiện tốt hơn. Ở cấp tỉnh, có 23 nữ/83 đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, đạt tỷ lệ 27,71%, cao hơn 0,21% so với nhiệm kỳ trước. Ở cấp huyện, có 230 nữ/736 đại biểu, đạt tỷ lệ 31,25%, cao hơn 2,05% so với nhiệm kỳ trước. Ở cấp xã, có 3.262 nữ/10.885 đại biểu, đạt tỷ lệ 29,97%, cao hơn 1,77% so với nhiệm kỳ trước.
Chỉ tiêu giải quyết việc làm cho lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ ở nông thôn được triển khai hiệu quả. Tính riêng trong năm 2023, tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm đạt 40,49%/42%, vượt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 31,5%/ 29%, vượt kế hoạch đề ra. Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao đã chỉ đạo các huyện, thành, thị triển khai các hoạt động bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới.
Tỷ lệ người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản và tỷ lệ người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực đều đạt kế hoạch đề ra.
Vẫn còn những hạn chế cần quan tâm
Đến nay, tỉnh Nghệ An còn 4/24 chỉ tiêu thuộc các mục tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2025 chưa đạt kế hoạch đề ra, chiếm tỷ lệ 16,67%. Các hạn chế đã được chỉ ra, đó là một số nội dung của chiến lược chương trình, kế hoạch bình đẳng giới ở một số địa phương, đơn vị chưa sâu rộng, đồng bộ. Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào các nội dung, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương còn chưa rõ nét. Còn thiếu sự quan tâm, đầu tư nguồn lực cho các hoạt động bình đẳng giới từ ngân sách địa phương, nhất là ở cấp xã.
Ở một số khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu vực có điều kiện kinh tế phát triển thấp vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng, bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới. Có lúc, có nơi còn xảy ra tình trạng thiếu khách quan khi đánh giá cán bộ nữ.
Phụ nữ ở những khu vực nghèo, khả năng tiếp cận với các công cụ pháp lý, chính sách còn hạn chế, vẫn còn thụ động, tự ti, chưa có ý chí phấn đấu vươn lên, chưa nhận thức được tầm quan trọng của bình đẳng giới và công tác đấu tranh chống lại tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới. Vẫn còn các rào cản, định kiến từ gia đình, cộng đồng ảnh hưởng tới tâm lý của người phụ nữ.
Thời gian qua, Nghệ An đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dưới nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng, vùng miền. |
Tỷ lệ nữ cán bộ quản lý, lãnh đạo tuy đã tăng nhưng vẫn còn thấp so với nguồn lực cán bộ nữ tiềm năng của tỉnh. So với những nhiệm kỳ trước, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp tăng, tuy nhiên còn khiêm tốn so với tiềm năng và có nơi chưa đại diện được cho lực lượng phụ nữ đông đảo trong xã hội. Cơ quan UBND, HĐND tỉnh hiện nay không có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ; tỷ lệ cán bộ nữ quy hoạch các cấp vẫn còn thấp. Một số ngành nghề lao động nữ chiếm tỷ lệ cao và nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạch định chính sách chưa có cán bộ nữ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt, đơn cử như Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An trong nhiệm kỳ 2021-2025 chưa có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
UBND tỉnh Nghệ An cũng chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, đó là một số người đứng đầu cấp ủy, chính quyền chưa coi trọng công tác phụ nữ ngang tầm với vai trò, vị trí và yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn hiện nay. Chưa có chế tài đủ mạnh để bắt buộc các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ nữ trong các cơ quan, đơn vị và địa phương.
Đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới, nhất là ở cấp huyện, xã thường xuyên thay đổi, thiếu ổn định, còn hạn chế kiến thức về giới, kỹ năng lồng ghép giới chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, mức độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng, miền trong tỉnh nên thiếu sự bình đẳng thực sự trong thụ hưởng thành quả do sự phát triển kinh tế - xã hội mang lại, nhất là phụ nữ nông thôn, dân tộc thiểu số... Vẫn còn tình trạng bạo lực trên cơ sở giới mà đối tượng chịu tác động chính là phụ nữ. Có địa phương còn xảy ra tình trạng phụ nữ và trẻ em bị buôn bán.
Từ thực tế đó, tỉnh Nghệ An đã tổ chức đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới (2021-2023) và đã đề ra 7 giải pháp trọng tâm để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được và từng bước khắc phục các hạn chế trong công tác bình đẳng giới trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51