Ngày mới ở Tiến Xuân

(LĐTĐ) Năm 2008, khi từ Hòa Bình “về” Hà Nội, đời sống đồng bào dân tộc Mường ở Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) vẫn nhiều khó khăn: Hạ tầng thiếu thốn, sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, nhiều lao động thiếu việc làm, thu nhập chưa cao... Hôm nay, Tiến Xuân đã khác xưa, điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa... được đầu tư khang trang. Không chỉ nâng cao đời sống kinh tế, nhiều năm qua người dân ở xã còn chú tâm gìn giữ văn hóa cồng chiêng, nâng cao đời sống tinh thần.
Tiến Xuân đổi mới từng ngày Những bước chuyển mình mạnh mẽ

Đổi mới từng ngày

Về xã Tiến Xuân những ngày này, hai bên đường lúa trổ bông thơm ngát, hoa phù dung đón hè khoe sắc. Men theo cung đường được trải nhựa phẳng phiu, tôi bắt gặp không ít xe chở nông sản ngược từ Tiến Xuân về trung tâm Thủ đô. Thế mới biết, hạ tầng được đầu tư đã góp phần đáng kể thúc đẩy giao thương, giao lưu kinh tế giữa các vùng.

Ngày mới ở Tiến Xuân
Đường về xã Tiến Xuân ngày một khang trang, được trải bê tông, thảm nhựa phẳng phiu. (Ảnh: Giang Nam)

Nhìn Tiến Xuân thời điểm này, hẳn ít người biết chỉ cách đây hơn một thập kỷ trước, nói về Tiến Xuân cùng với Yên Trung, Yên Bình, Đông Xuân là nói về bốn xã xa xôi, heo hút. Nào là đường đi khó khăn, núi đồi trùng điệp, ban đêm chỉ có ánh đèn dầu heo hắt vì chưa có điện sinh hoạt... Bây giờ, đường về các xã “vùng khó” năm nào được trải nhựa phẳng lỳ, ô tô, xe máy chạy bon bon qua những vạt ruộng thẳng cánh cò bay, những đồi sắn xanh mướt trải dài.

Không chỉ riêng đường quốc lộ, đường liên huyện, liên xã mà ngay cả đường thôn, ngõ xóm cũng được thảm bê tông sạch đẹp. Dọc bên đường và thấp thoáng giữa những tán cây là những ngôi nhà cao tầng, khang trang, hiện đại. Ðiện sinh hoạt được kéo về từng nhà. Tối đến, ánh đèn sáng trưng đường làng ngõ xóm, tiếng ti vi, tiếng đài loa rộn ràng..

Ông Đinh Công Lực - Trưởng Thôn 3 kể, chỉ trong vòng ít năm Tiến Xuân được Thành phố và huyện quan tâm đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Tiến Xuân đã huy động được hàng chục tỷ đồng, hàng ngàn ngày công lao động đổ bê tông hóa đường làng, ngõ xóm. Nhờ huy động được nhiều nguồn lực của huyện và Thành phố, đồng thời khai thác tốt lợi thế, tiềm năng, đến nay, cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế, các công trình phúc lợi của địa phương đã được xây dựng và tu sửa khang trang.

Theo tìm hiểu, Tiến Xuân còn là xã đầu tiên trong số các xã vùng đồng bào dân tộc miền núi của thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới. Là xã dân tộc miền núi nhưng đến nay, thu nhập bình quân của Tiến Xuân đã đạt 62 triệu đồng/người/năm. Bên cạnh phát triển nông, lâm nghiệp, xã Tiến Xuân còn tập trung hướng nghiệp, dạy nghề cho người dân. Trong đó, từ năm 2017 đến 2020, xã liên kết với các doanh nghiệp, công ty trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc về dạy nghề và tạo việc làm ổn định cho 2.000 lao động với thu nhập từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng/người/tháng.

Nâng cao đời sống tinh thần

Chị Tạ Thị Hồng – Chi hội phó Hội phụ nữ thôn 3 chia sẻ, ngoài phát triển kinh tế, những năm gần đây, được sự quan tâm, hỗ trợ của huyện Thạch Thất và thành phố Hà Nội, công tác bảo tồn văn hóa truyền thống ở Tiến Xuân được duy trì, nâng cao. Từng không có bộ cồng chiêng nào, đến nay, Tiến Xuân đã có hàng chục bộ và văn hóa cồng chiêng còn được đưa vào chương trình học tập tại các trường học trên địa bàn xã. Ngoài ra, Thành phố và huyện Thạch Thất còn mở nhiều đợt tập huấn, tạo điều kiện để các đội cồng chiêng tham quan, tìm hiểu văn hóa người Mường ở các địa phương thuộc tỉnh Hòa Bình... Nhờ vậy, bản sắc văn hóa, nét đẹp trong phong tục, tập quán của Tiến Xuân được bảo lưu và ngày càng phát huy tích cực.

Ngày mới ở Tiến Xuân
Người dân kể về những đổi thay trên vùng đất Tiến Xuân. (Ảnh: Giang Nam)

Nhắc đến cồng chiêng, một trong những người có công gìn giữ loại hình nghệ thuật này suốt hàng chục năm qua phải kể tới bà Bùi Thị Bích Thìn. Từ khi lên 9 tuổi, bà Thìn đã học đánh chiêng. Từ niềm yêu thích với cồng chiêng, hát múa dân gian, bà Thìn đã sưu tầm, gìn giữ các bài chiêng, lời ca, điệu hát ví cổ. Đồng thời, truyền lại cho các chị em trong đội văn nghệ, giới thiệu và biểu diễn cồng chiêng phục vụ bà con nhân dân các thôn, xã trên địa bàn huyện.

Trước đây, khi chưa sáp nhập về Hà Nội, hệ thống giao thông của Tiến Xuân chủ yếu là đường đất. Cơ sở hạ tầng thiết yếu như trạm y tế, trường học còn sơ sài. Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp lạc hậu. Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tiến Xuân hôm nay đã có những đổi thay tích cực, chỉ trong vòng ít năm qua, xã được Thành phố, huyện đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, đời sống kinh tế - xã hội nơi đây tiếp tục được cải thiện. Hiện, xã đã có hộ dân đầu tư mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nhiều hộ chăn nuôi quy mô trang trại; phát triển nghề trồng rừng (trên núi cao), trồng cây ăn quả (dưới chân núi); đa số lao động trẻ có việc làm tại các công ty, doanh nghiệp trong vùng...

Với mong muốn khơi dậy và quảng bá văn hóa cồng chiêng một cách sâu rộng hơn, bà Thìn đã đứng ra vận động các chị em trong đội văn nghệ ở các thôn thành lập Câu lạc bộ Cồng chiêng và hát múa dân gian xã Tiến Xuân. Bà Thìn được đề bạt làm chủ nhiệm. Câu lạc bộ chia làm ba đội ở ba thôn Miễu 1-2, thôn Cố Ðụng 1-2, thôn Ðồng Dâu. Các thành viên trong các đội được trang bị thêm kiến thức, giao lưu, sinh hoạt và tham gia nhiều buổi biểu diễn do Ủy ban nhân dân xã Tiến Xuân, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất tổ chức.

Chị Tạ Thị Tâm, một thành viên Câu lạc bộ bảo rằng, nhờ những buổi giao lưu văn nghệ, nhiều người đã hiểu hơn về nét đặc sắc của văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường. Các em nhỏ ở Tiến Xuân cũng được tiếp cận, học tập, trở thành những người kế cận cho Câu lạc bộ. Chị Tâm cùng các nghệ nhân, các thành viên Câu lạc bộ hiện tại đều không có mong muốn gì nhiều ngoài mong bản thân luôn giữ được nhiệt huyết, có sức khỏe để truyền dạy, giao lưu, phát huy những giá trị văn hóa. “Với cồng chiêng, người đánh phải biết cách sử dụng về thanh âm, bức âm. Nên chúng tôi luôn cùng nhau giữ tinh thần, cùng học và làm cho cồng chiêng cất tiếng”, chị Tâm chia sẻ.

Được biết, thời gian qua được sự quan tâm của Ban Dân tộc Thành phố, các sở, ngành của Hà Nội, Câu lạc bộ Cồng chiêng và hát múa dân gian xã Tiến Xuân đã có cơ hội được đi giao lưu, trình diễn, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều sự kiện lớn. Qua đó, lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc Mường của Thủ đô đến với người dân khắp mọi miền.

Trở lại câu chuyện phát triển đời sống kinh tế ở xã Tiến Xuân, có tận mắt chứng kiến mới thấy, nhờ huy động được nhiều nguồn lực của huyện và Thành phố, đồng thời khai thác tốt lợi thế, tiềm năng, đến nay, cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế, các công trình phúc lợi của xã đã được xây dựng khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong xã được nâng cao rõ rệt. Được biết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tiến Xuân xác định, trong thời gian tới, tiếp tục đổi mới năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao năng lực quản lý và điều hành của chính quyền, tăng cường chất lượng các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, từng bước xây dựng Tiến Xuân ngày càng giàu đẹp./.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phối hợp với Trung tâm Chính trị quận tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tài chính, kiểm tra Công đoàn năm 2024 cho gần 300 cán bộ làm công tác công đoàn và tài chính Công đoàn cơ sở.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

(LĐTĐ) Sáng 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023; nghe nói chuyện chuyên đề về “Xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình trong thời kỳ mới” cho các cán bộ, đoàn viên, người lao động.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

(LĐTĐ) Căn cứ theo quy định pháp luật, người điều khiển xe đạp mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vẫn sẽ bị phạt vi phạm nồng độ cồn theo quy định.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Chăm lo đời sống đoàn viên

Chăm lo đời sống đoàn viên

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Ban Chấp hành Công đoàn Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Đức (Hà Nội) đã có nhiều cách làm hay trong việc quan tâm, chăm lo đời sống đoàn viên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường cũng như nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

(LĐTĐ) Sau thành công khi đăng cai Miss Grand International, Sen Vàng tiếp tục là đơn vị đăng cai tổ chức Mr World 2024 - Nam vương Thế giới 2024 vào tháng 9/2024.
Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

(LĐTĐ) Những đứa trẻ trong độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng về tâm sinh lý có những bất ổn, thậm chí nổi loạn, thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật có tính chất côn đồ, manh động… gây nhiều nỗi lo, bức xúc trong mỗi gia đình và toàn xã hội. Ngăn chặn xu hướng trẻ hóa tội phạm trước hết cần sự quan tâm đặc biệt từ gia đình.

Tin khác

Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

(LĐTĐ) Sáng 16/3, nhiều người dân trên địa bàn quận Ba Đình đã đến tham quan triển lãm "Đánh thức nét đẹp kiến trúc phố Châu Long qua góc nhìn ký họa đô thị". Gần 30 bức tranh tràn đầy cảm xúc về phố cổ Hà Nội gắn với những nét đẹp văn hóa, lịch sử và quá trình đô thị hóa đã được trưng bày tại Vườn hoa Vạn Xuân.
Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

(LĐTĐ) Hưởng ứng sáng kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, từ tháng 11/2023, mô hình thí điểm "Sân chơi trên bãi rác Phúc Tân" với quy mô 1.000 m2 đã được thực hiện tại tổ 1, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm với sự ủng hộ rất lớn từ địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường và hệ sinh thái, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, tạo không gian lành mạnh gắn kết người dân.
Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp

Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp

(LĐTĐ) Sau sự kiện mang tính lịch sử về mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã có bước chuyển mình chưa từng có. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh và hiện đại xứng tầm khu vực còn nhiều việc phải làm. Trong đó, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối, lan tỏa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính chiến lược.
Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm gần đây, hoa bưởi đã trở thành một thức quà không thể thiếu của người Hà Nội mỗi dịp Xuân về. Dịp này, dạo quanh phố phường Thủ đô, đâu đâu cũng bắt gặp những gánh hàng rong chất đầy hoa bưởi.
Tân binh huyện Thanh Trì tự hào lên đường nhập ngũ

Tân binh huyện Thanh Trì tự hào lên đường nhập ngũ

(LĐTĐ) Sáng 26/2, trong tiết trời mưa phùn lạnh giá, 179 thanh niên ưu tú của huyện Thanh Trì với tinh thần, nhiệt huyết của tuổi trẻ đã hăng hái lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân. Trong hành trang về đơn vị, ngoài bộ quân phục trang nghiêm của người lính là sự quyết tâm phấn đấu, vững tin tiếp bước cha anh, tô thắm truyền thống quê hương.
Để văn hóa giao thông là "cuốn sách mở" về người Hà Nội văn minh

Để văn hóa giao thông là "cuốn sách mở" về người Hà Nội văn minh

(LĐTĐ) Đại thi hào Huy gô từng nói: "Thành phố là cuốn sách mở". Vì vậy, để du khách cảm nhận được nét văn hóa Việt Nam nói chung, về Hà Nội hào hoa, văn minh nói riêng, ngoài kiến trúc đô thị hãy bắt đầu bằng văn hóa giao thông.
Khai hội làng Giang Xá - Kỷ niệm 1.480 năm Lý Nam Đế xưng Vương và thành lập nước Vạn Xuân

Khai hội làng Giang Xá - Kỷ niệm 1.480 năm Lý Nam Đế xưng Vương và thành lập nước Vạn Xuân

(LĐTĐ) Sáng 21/2, tại cụm di tích Đền - Đình thôn Giang Xá, huyện Hoài Đức long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1.480 năm Lý Nam Đế lên ngôi Hoàng đế và thành lập nước Vạn Xuân; khai hội làng Giang Xá Xuân Giáp Thìn 2024.
Văn hóa lễ hội - mạch nguồn xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch

Văn hóa lễ hội - mạch nguồn xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch

(LĐTĐ) Một trong những “không gian” để nét đẹp của người Hà Nội được thể hiện rõ nhất chính là lễ hội. Người Hà Nội có văn minh, thanh lịch hay không, phần nào đó thể hiện ở cách họ ứng xử với văn hóa dân gian truyền thống. Báo Lao động Thủ đô có cuộc trao đổi với Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phùng Hoàng Anh (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) xung quanh vấn đề này.
Những lễ hội đặc sắc sắp diễn ra trong Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Những lễ hội đặc sắc sắp diễn ra trong Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”

(LĐTĐ) Trong hai ngày 24-25/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động