Ngân vang cồng chiêng ở Thủ đô

(LĐTĐ) 15 năm sau khi sáp nhập vào Hà Nội, đồng bào dân tộc Mường tại huyện Thạch Thất, Ba Vì vẫn luôn nỗ lực gìn giữ, kế thừa và phát huy nét văn hóa phù hợp với thời cuộc. Trong đó, văn hóa cồng chiêng xưa tưởng có lúc đứt đoạn giờ đây đã rộn ràng trở lại, thành nét đẹp trong đời sống người dân, như bản nhạc âm vang của núi rừng.
Giữ tiếng chiêng ngân xa Níu giữ “hồn” chiêng xứ Mường

Những người giữ “lửa”

Văn hóa cồng chiêng là di sản đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc Mường, làm phong phú thêm cho nền văn hóa Thủ đô ngàn năm văn hiến. Ở vùng đất Ba Vì, cách diễn tấu cồng chiêng của người Mường mang tính biểu cảm sâu đậm, diễn tả nội tâm sâu lắng. Khi đánh, mỗi chiếc cồng, chiêng phát ra một âm thanh khác nhau, từ âm cao nhất đến âm thanh trầm nhất.

Ngân vang cồng chiêng ở Thủ đô
Bà Nguyễn Thị Duyên, Chủ nhiệm Câu lạc bộ bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường xã Vân Hòa, huyện Ba Vì.

Để có bài cồng chiêng hay thì cần những người am hiểu thể hiện. Một trong những người có “công lớn” trong việc lan tỏa tiếng cồng chiêng tại xã Vân Hòa (huyện Ba Vì) là bà Nguyễn Thị Duyên, Chủ nhiệm Câu lạc bộ bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Bà là “hạt nhân” cồng chiêng, mảnh đất này, người “giữ lửa” cho tinh thần đam mê nhiệt huyết.

Bà Duyên cho biết, có một thời gian dài cồng chiêng Ba Vì ít được biểu diễn. Thậm chí có xã, cồng chiêng vắng bóng trong đời sống người dân. Từng là Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách văn hóa, bà Duyên luôn đau đáu việc người đồng bào mình mải mê làm kinh tế, nguy cơ bỏ bẵng truyền thống. Năm 2015, sau khi nghỉ hưu, bà Duyên dồn hết tâm huyết vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc của dân tộc mình.

Trên cơ sở đó, bà đã đưa ra ý tưởng thành lập Câu lạc bộ bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường, bao gồm tổ trưởng tổ chiêng của các thôn. Từ 11 thành viên khi mới thành lập, đến nay thành viên của Câu lạc bộ đã phát triển lên hơn 20 người. Câu lạc bộ sinh hoạt vào mỗi thứ năm hằng tuần. Các nghệ nhân tích cực truyền dạy về tiết tấu, âm hưởng của tiếng chiêng, khơi lại lời hát ví, hát đối, các bài hát, điệu múa mang đậm bản sắc dân tộc. Hiện xã có 11/14 thôn đều có bộ chiêng (12 chiêng/bộ), thậm chí có vài thôn có 2 bộ.

Nhờ hoạt động đều đặn trong nhiều năm, Câu lạc bộ thường xuyên góp mặt trong những ngày hội của người Mường, giao lưu trong các dịp kỷ niệm, ngày hội các dân tộc Việt Nam. Các thành viên đã đi giao lưu nhiều nơi nên cồng chiêng không chỉ ngân vang ở thôn, làng mà còn có cơ hội được biểu diễn trước đông đảo du khách, góp phần thu hút nhiều du khách đến tìm hiểu về đời sống văn hóa dân tộc Mường.

Xuôi về xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất), không khó để gặp Nghệ nhân ưu tú Bùi Thị Bích Thìn, người đã dành cả cuộc đời gắn bó với tiếng chiêng của bản làng mình. Với vai trò là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cồng chiêng và hát múa dân gian xã Tiến Xuân, bà kiên trì đứng lớp gần chục năm trời để thắp lửa đam mê biểu diễn nhạc cụ truyền thống. Bà vận động những chàng trai, cô gái các thôn bản tham gia tập luyện cồng chiêng, truyền dạy cho họ kỹ thuật đánh, cách đo âm vực cồng chiêng bằng sải tay, giảng giải ý nghĩa văn hoá được mã hoá trong chuỗi âm thanh trầm bổng. Ban ngày làm nương rẫy, tối về bà Thìn lại lóc cóc đạp xe đến các thôn bản để dạy đánh chiêng. Trong nhiều năm, nghệ nhân đã sáng tác, dàn dựng nhiều vở diễn nổi tiếng được khán giả đón nhận và yêu mến.

“Xã Tiến Xuân có đến 70% dân số là người Mường, nhiều người dân biết đánh chiêng, nhưng đạt độ điêu luyện, có nghề thì chưa có mấy người. Phải qua rất nhiều buổi hướng dẫn thì tôi mới truyền dạy được một bài chiêng. Nhớ được nhịp, cách đánh rồi, người học phải chăm chỉ luyện tập hàng ngày, hàng tuần thì những nốt chiêng mới trở nên mềm mại, uyển chuyển. Tôi đã cố gắng phổ cập được trong làng, ngoài xã hai bài “Bông trắng bông vàng” và “Sắc bùa”. Đây là những bài chiêng truyền thống của người Mường”, bà Thìn bày tỏ.

Bà Thìn cho hay, năm 2009, huyện Thạch Thất đã đầu tư cho ba xã miền núi Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung, mỗi xã 2 bộ cồng chiêng để đồng bào sử dụng. Cùng với đó, huyện Thạch Thất đã mời các nghệ nhân đánh cồng chiêng uy tín của tỉnh Hòa Bình mở lớp dạy nghệ thuật cồng chiêng cho đồng bào Mường, thu hút hàng trăm người tham gia. Cho đến nay, tất cả 35 thôn thuộc 3 xã đều đã có cồng chiêng.

Câu lạc bộ Cồng chiêng và hát múa dân gian xã Tiến Xuân do nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn chủ nhiệm đã nỗ lực hết mình để lan tỏa “tiếng nói” của cồng chiêng đến với mỗi người dân ở 3 xã và trên khắp Thủ đô. Cứ hai năm, Câu lạc bộ lại tổ chức giao lưu văn hóa cồng chiêng một lần để tạo cơ hội cho dân bản Mường được giao lưu, chiêm ngưỡng, thi tài. Tâm huyết, cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật cồng chiêng, năm 2015, bà Thìn vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Cần thêm chiến lược bảo tồn

Ðối với người Mường, cồng chiêng không đơn thuần là nhạc khí dân tộc mà còn là thanh âm quan trọng nhất, linh thiêng nhất trong sinh hoạt văn hóa. Tiếng chiêng Mường không mang nét cuồng nhiệt, hào hùng của những chàng Đam San nơi đại ngàn hùng vĩ, mà toát lên vẻ dịu dàng, đằm thắm của người con gái xứ Mường nơi mảnh đất Thủ đô… Tiếng cồng, chiêng lễ hội vang lên xua tan hết mệt mỏi, buồn phiền của con người. Với người Mường, tiếng chiêng của lễ hội là tiếng chiêng của may mắn, của những ước nguyện ấm no, hạnh phúc.

Muốn giữ gìn bản sắc văn hóa, thì mỗi con người đều phải có đam mê với văn hóa và cảm nhận nó như một phần của cuộc sống, như máu thịt của mình. Đến nay, bà Thìn luôn đau đáu làm sao có thể dốc hết vốn liếng cồng chiêng để truyền lại cho các thế hệ sau. “Tôi mong rằng Nhà nước cũng như Thành phố có thêm chính sách khuyến khích lớp trẻ giữ gìn nghệ thuật truyền thống. Hỗ trợ việc dạy và thực hành di sản để có thể tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về di sản cồng chiêng của người Mường nói riêng và các di sản văn hóa phi vật thể của Thủ đô Hà Nội nói chung”, bà Thìn chia sẻ.

Nghệ nhân cũng mong muốn các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa và tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật cồng chiêng Mường. Cùng với đó, thường xuyên tổ chức các hội thi, sự kiện văn hóa để các đội cồng chiêng có thêm sân chơi bổ ích, giao lưu, học hỏi, thắp thêm ngọn lửa đam mê trong giữ gìn vốn di sản văn hóa đặc biệt quý giá của dân tộc Mường…

Trên thực tế, nhiều năm qua, thành phố Hà Nội luôn coi trọng, xem việc gìn giữ và phát huy giá trị các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống là nhiệm vụ trọng tâm, song hành cùng nỗ lực cải thiện đời sống cho vùng đồng bào dân tộc của Thủ đô. Nhất là từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính thì nghệ thuật chiêng Mường nói riêng và các loại hình văn hóa - nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nói chung đã được thành phố Hà Nội rất quan tâm đầu tư để phát huy giá trị.

Cả huyện Thạch Thất và Ba Vì đều đã có những đề án, kế hoạch bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường. Tuy nhiên, khi tiếp xúc, trò chuyện với các nghệ nhân, diễn viên cồng chiêng ở các câu lạc bộ thì việc lưu giữ bộ môn nghệ thuật này cũng gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy, muốn tạo sức sống bền vững lâu dài của bộ môn nghệ thuật này cần sự chung tay hơn nữa; cần có chiến lược bảo tồn, tổ chức truyền dạy và tạo sân chơi thiết thực để tiếng cồng chiêng mang âm hưởng cuộc sống của đồng bào Mường ngày càng ngân vang trên mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động