Đặc sắc Lễ hội chùa Keo mùa Xuân
Bảo tồn, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo |
Trong tâm thức dân gian, Lễ hội chùa Keo là lễ hội cấp vùng bởi có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa, tinh thần của cư dân trồng lúa nước Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Lễ hội năm nay được tổ chức với rất nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh, thể dục thể thao hấp dẫn, đặc sắc để phục vụ nhu cầu du Xuân, lễ chùa, vui chơi của nhân dân địa phương và du khách...
Toàn cảnh chùa Keo Thái Bình. |
Khác với mọi năm, năm nay Lễ hội chùa Keo mùa Xuân diễn ra trong 4 ngày (từ mùng 4 đến mùng 7 tháng Giêng) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Ông Đỗ Ngọc Trung, Trưởng ban Quản lý di tích chùa Keo chia sẻ: Dù Lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng Giêng nhưng năm nào cũng vậy, từ trước ngày diễn ra Lễ hội đã có hàng nghìn du khách du Xuân vãn cảnh chùa.
Đối với ngày Lễ hội, chùa Keo thường đón tiếp rất đông du khách, tín đồ Phật tử về dâng hương tế lễ, tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Thiền sư Không Lộ và tham gia vào các hoạt động phần hội như du thuyền hát hội, bắt vịt dưới hồ và thi kéo lửa thổi cơm thi...
Để chuẩn bị cho Lễ hội mùa Xuân diễn ra trong 4 ngày, Ban tổ chức đã thành lập 5 tiểu ban về nội dung, khánh tiết và tuyên truyền, an ninh, tài chính, y tế và vệ sinh môi trường, bảo đảm các hoạt động trong suốt lễ hội diễn ra trang trọng, đúng phong tục truyền thống.
Trong đó, tiểu ban an ninh sẽ túc trực thường xuyên trong suốt các ngày diễn ra Lễ hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ; hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, kinh doanh dịch vụ văn hóa, bán hàng và xử lý các trường hợp vi phạm quy định nếu có tại Lễ hội.
Hội thi kéo lửa nấu cơm tại Lễ hội chùa Keo mùa Xuân. |
Sáng mùng 4 Tết, mở màn cho Lễ hội chùa Keo mùa Xuân là lễ khai chỉ mở cửa Đền Thánh được tổ chức trang trọng theo nghi lễ cổ vào sáng sớm. Lễ khai chỉ có sự góp mặt của các bô lão và nhiều thế hệ tiếp nối của làng Keo như sự bảo lưu, trao truyền những giá trị truyền thống của nơi đây.
Ngay sau lễ khai chỉ mở cửa Đền Thánh, nhân dân địa phương cùng du khách thập phương tấp nập tham gia các hội thi dân gian được tổ chức tại nơi đây. Trong các trò chơi dân gian độc đáo tại Lễ hội mùa Xuân, không thể không kể đến chạy giải thổi cơm thi. Đây là cuộc đua tài giải trí gắn với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp.
Không chỉ là điểm hẹn của những thanh niên trai tráng, khéo léo trong làng Keo để làm ra mâm cơm dâng lên lễ Thánh, mà hội thi này luôn thu hút sự quan tâm, theo dõi hào hứng, phấn khởi của du khách thập phương, tạo tinh thần, khí thế phấn khởi, hứa hẹn một năm nhiều thuận lợi và may mắn.
Đã thành định lệ, năm nào Lễ hội chùa Keo mùa Xuân được tổ chức, các giáp trong làng Keo cũng cử ra 4 đội, mỗi đội 8 người. Hội thi thổi cơm thi gồm 2 công đoạn: Chạy giải và thổi cơm. Trong đó, 2 người có sức khỏe, nhanh nhẹn và sức bền tốt tham gia thi chạy giải, các thành viên đều phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn trong từng công đoạn từ kéo lửa đến thổi cơm.
Du thuyền hát hội tại Lễ hội chùa Keo mùa Xuân. |
Ban giám khảo sẽ chấm điểm mâm cơm nào đạt các tiêu chí cơm chín, xôi rền, chè sánh, vệ sinh sạch sẽ để tuyên bố thắng cuộc và dâng lên lễ Thánh. Người dân làng Keo tin rằng, tham gia hội thi là được Đức Thánh phù hộ nên tục lệ này đã được người dân nơi đây đời nối đời trao truyền qua bao thế hệ và năm nào cũng tranh tài.
Năm nay, ngoài chạy giải thổi cơm thi sẽ có thêm nhiều hoạt động phần hội được tổ chức trong suốt các ngày diễn ra lễ hội. Trong ngày mùng 4 tháng Giêng, vào buổi sáng có hoạt động phần lễ như lễ khai chỉ, lễ khai mạc.
Hoạt động phần hội gồm có màn trống hội, chạy giải thổi cơm thi, du thuyền hát hội; buổi chiều có bắt vịt dưới hồ. Các hoạt động phần hội được bổ sung trong mùa lễ hội năm nay là biểu diễn múa rối nước của phường rối nước Nguyên Xá (Đông Hưng) vào tối ngày mùng 4, mùng 5; khai bút đầu Xuân, liên hoan văn hóa làng, giải cờ tướng, giao lưu các câu lạc bộ chèo… Đây cũng là lần đầu tiên rối cạn chầu Thánh, khai bút ban chữ đầu năm được tổ chức ở ngôi chùa cổ kính hơn 400 năm tuổi.
Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Đình Bảy, Trưởng phường rối nước Nguyên Xá cho biết: Vào Lễ hội chùa Keo mùa Thu năm 2023, phường rối có một số buổi biểu diễn đều thu hút rất đông nhân dân địa phương, du khách thập phương hào hứng tham gia, lan tỏa di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật múa rối nước. Vì thế, vào Lễ hội mùa Xuân năm 2024, phường rối đã dàn dựng và tập luyện một chương trình đặc sắc diễn ra trong hơn một giờ. Phường cũng đã bổ sung kinh phí làm mới các quân rối và đồ dùng phục vụ tốt cho hoạt động biểu diễn và thưởng thức nghệ thuật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40