Ngành Bảo hiểm xã hội: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

(LĐTĐ) Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về việc xây dựng Chính phủ điện tử, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa nền hành chính, hướng tới Chính phủ điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Ngành Bảo hiểm xã hội: Tăng cường các giao dịch không dùng tiền mặt
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của ngành Bảo hiểm xã hội
Đẩy mạnh thực hiện các Dịch vụ công quốc gia
Ngành Bảo hiểm xã hội: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
Người dân có thể truy cập vào Cổng Dịch vụ công Quốc gia để sử dụng các dịch vụ. Ảnh: B.D

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước năm 2019. Theo bảng xếp hạng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam lần thứ ba liên tiếp đứng đầu trong nhóm các cơ quan thuộc Chính phủ.

Việc đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin năm 2019 đã được Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện theo 3 khối cơ quan, đơn vị (các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), với 6 hạng mục gồm: Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan; Trang/cổng thông tin điện tử; Cung cấp dịch vụ công trực tuyến;

Cơ chế, chính sách và quy định cho ứng dụng công nghệ thông tin; Nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin. Mỗi hạng mục được kiểm tra, tính điểm và tổng điểm của các hạng mục được sử dụng để xếp hạng tổng thể cho cơ quan.

Gần đây nhất, trong tháng 8/2020, ngành Bảo hiểm xã hội tiếp tục tích hợp thêm 2 dịch vụ công, gồm: Dịch vụ công thứ 998 (đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp); dịch vụ công thứ 999 (liên thông đăng ký điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và báo cáo tình hình thay đổi lao động) trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Đến nay, ngành Bảo hiểm xã hội đã có 15 dịch vụ công trực tuyến được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Đây đều là những dịch vụ có liên quan tới hàng chục triệu người dân tham gia bảo hiểm xã hội và cộng đồng doanh nghiệp. Qua triển khai, ngành đã tiếp nhận gần 3.500 hồ sơ thực hiện dịch vụ công qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, trong đó, có một số dịch vụ công có tần suất thực hiện lớn như: Dịch vụ công cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do hỏng, mất (1.499 trường hợp); các dịch vụ công thanh toán trực tuyến (gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện (925 trường hợp); các dịch vụ công hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (838 trường hợp).

Trước đó, trong tháng 7/2020, dịch vụ đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện và gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình đã được đưa lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, qua đó góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu của hàng triệu người dân, doanh nghiệp. Theo Báo cáo số 5257/BC-VPCP ngày 30/6/2020 của Văn phòng Chính phủ về kết quả xây dựng, vận hành Cổng Dịch vụ công Quốc gia quý II/2020, nếu đa số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chỉ 50% người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thực hiện thanh toán trực tuyến thì mỗi năm sẽ tiết kiệm được hơn 930 tỷ đồng chi phí đi lại.

Trong đó, dịch vụ gia hạn thẻ bảo hiểm y tế phục vụ việc gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình của hơn 17 triệu đối tượng; phục vụ hơn 614.000 đối tượng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và hơn 38 triệu đối tượng tiềm năng là các lao động chưa tham gia phương thức đóng bảo hiểm xã hội nào.

Với dịch vụ đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phép người dân nộp trực tuyến số tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của mình (hoặc người thân). Dịch vụ này giúp cắt giảm thời gian, chi phí đi lại, khuyến khích người dân tham gia, để tiến tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Theo đánh giá, với trên 614.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay, nếu thực hiện đóng bảo hiểm xã hội trực tuyến sẽ giúp tiết kiệm hơn 209,5 tỷ đồng/năm. Đáng chú ý, cả nước hiện có khoảng 55 triệu người trong độ tuổi lao động, trong khi mới chỉ có gần 16,6 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội (cả bắt buộc và tự nguyện).

Bên cạnh đó, dịch vụ gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình sẽ cho phép người dân đóng tiền trực tuyến để gia hạn thẻ bảo hiểm y tế của mình hoặc người thân, giúp cắt giảm thời gian, chi phí đi lại. Nếu chỉ 50% số người trong tổng số hơn 17 triệu người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thực hiện gia hạn trực tuyến, thì số tiền tiết kiệm được hàng năm cũng lên tới hơn 724,6 tỷ đồng/năm.

Theo đánh giá của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thời gian qua, công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính được thực hiện quyết liệt và đồng bộ, nên đã giảm 90% số lượng thủ tục hành chính (từ 33 thủ tục năm 2015 xuống còn 27 thủ tục năm 2019). Đặc biệt, trong năm 2019, ngành Bảo hiểm xã hội đã hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đẩy mạnh xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội, bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu với các Cơ sở dữ liệu quốc gia có liên quan”.

Với các dịch vụ công đã cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và Cổng Giao dịch điện tử của ngành, Bảo hiểm xã hội Việt Nam mong muốn mang lại tiện ích, tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí khi tham gia, thụ hưởng các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, qua đó khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, góp phần hoàn thành mục tiêu bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế toàn dân./.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, dự kiến áp dụng từ đầu năm 2025.
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ LĐTBXH trình Chủ tịch nước ban hành quyết định tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Đối tượng và mức quà tặng vẫn giữ nguyên như năm 2024 gồm hai mức là 600.000 đồng và 300.000 đồng.
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh

Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh

(LĐTĐ) Một trong những quan điểm, định hướng quan trọng của Luật Nhà giáo là chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo với các tiêu chuẩn bám sát yêu cầu về năng lực nghề nghiệp gắn với từng cấp học và trình độ đào tạo.
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô

Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Với sự quan tâm thiết thực của thành phố Hà Nội thông qua chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, đã giúp lực lượng này yên tâm công tác, để sau này có lương hưu hằng tháng và có chế độ BHYT để chăm lo sức khỏe.
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con

Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con

(LĐTĐ) Theo quy định hiện hành, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) không còn ghi thông tin về thời hạn sử dụng thẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị sử dụng thẻ BHYT của các con được gia hạn kịp thời sau khi đã đóng BHYT tại trường học, phụ huynh có thể tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT bằng nhiều cách; đăng ký tài khoản VssID cho các con qua tài khoản VssID của cha, mẹ với các thủ tục đơn giản.
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương

Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương

(LĐTĐ) Khi đi làm vào các ngày lễ, Tết, người lao động sẽ được hưởng ít nhất 300% lương so với đơn giá tiền lương, hoặc tiền lương trả thực theo công việc.
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước

Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước

(LĐTĐ) Hiện lương hưu của người làm trong khu vực Nhà nước đang được tính mức bình quân của các năm cuối, tuy nhiên, với những người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi, sẽ hưởng lương hưu trên nền tiền lương của toàn bộ quá trình…
Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi

Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi

(LĐTĐ) Những thay đổi trong năm 2025 về chính sách tuổi nghỉ hưu, tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ tác động tới quyền lợi của nhiều người lao động.
Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế

Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT), nhiều ý kiến cho rằng, việc mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT là quy định nhân văn, song cần xem xét, cân nhắc để bảo đảm tính khả thi, khả năng cân đối Quỹ BHYT phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất

Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, việc xây dựng Luật Nhà giáo là nhằm tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng; tôn vinh nhà giáo và tạo động lực cho người dạy, học, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề...
Xem thêm
Phiên bản di động