Ngăn ngừa tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em: Quyết liệt hơn nữa trong hành động!

(LĐTĐ) An toàn cho con người nói chung, phụ nữ và trẻ em nói riêng từ lâu là yếu tố vô cùng quan trọng của một quốc gia, là thước đo của nền văn minh xã hội. Từ thực tế các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em cho thấy, tâm lý ngại lên tiếng, chế tài xử lý chưa nghiêm… là những “rào cản” khiến công tác bảo vệ các nạn nhân còn khó khăn. Hơn hết, để ngăn chặn đối tượng phạm tội liên quan, sự chung tay, vào cuộc từ các cơ quan chuyên môn và xã hội là hết sức cần thiết.
Kỳ cuối: Đồng bộ các giải pháp phòng ngừa Kỳ 2: Những “khoảng trống” chính sách cần lấp đầy Kỳ 1: Hãy cùng nhau hành động!

Đưa bạo lực ra vùng sáng

Những năm qua, tình trạng phụ nữ và trẻ em bị bạo hành, xâm hại có chiều hướng diễn biến phức tạp. Báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (gần 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc đời và gần 32% phụ nữ bị bạo lực hiện thời (trong 12 tháng qua).

Theo báo cáo của Chính phủ, từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019, cả nước đã phát hiện 8.442 vụ xâm hại trẻ em, với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Trong đó xâm hại tình dục chiếm 75,4% tổng số vụ xâm hại trẻ em. Số trẻ em lao động trái pháp luật lên tới 790.518 trường hợp, 156.932 trẻ bị bỏ rơi, bỏ mặc và gần 13.500 trẻ 15 tuổi tảo hôn.

Ngăn ngừa tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em: Quyết liệt hơn nữa trong hành động!
Tuyên truyền về bình đẳng giới thông qua tiểu phẩm ngắn, góp phần nâng cao nhận thức và tiếng nói của cộng đồng. Ảnh: Phạm Thảo

Đáng chú ý, đối tượng xâm hại trẻ em rất đa dạng, có trình độ, tuổi tác, nghề nghiệp khác nhau, nhiều đối tượng có mối quan hệ với trẻ. Qua giám sát tại một số địa phương cho thấy, đối tượng xâm hại trẻ em là người ruột thịt, người thân thích và người quen biết với trẻ có xu hướng gia tăng, chiếm trên dưới 90%.

Mỗi vụ việc xâm hại phụ nữ và trẻ em đều mang đến những hậu quả nặng nề không thể đo đếm, khó có thể xoa dịu. Và những con số này vẫn chưa phản ánh hết thực trạng đau lòng bởi còn có nhiều vụ xâm hại đã không được trình báo chỉ vì những lý do khác nhau. Bên cạnh đó, phần lớn còn do tâm lý e ngại, xấu hổ nên một số gia đình cố tình che giấu thông tin khi có vụ việc xâm hại tình dục xảy ra…

Những việc làm này đều gây nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, xử lý. Bản thân nạn nhân cũng âm thầm chịu đựng, một bộ phận chỉ dám chia sẻ câu chuyện nhưng đề nghị không công khai danh tính. Nói cách khác, họ chỉ muốn nói ra để giải tỏa nỗi niềm nhưng hành động quyết liệt, đấu tranh phản kháng lại thì không.

Khách quan nhìn nhận, tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em vẫn còn tồn tại ở nhiều khu vực, vùng miền và các thành phần trong xã hội. Phụ nữ, trẻ em không chỉ là nạn nhân chính của bạo lực trong gia đình mà còn là đối tượng bị mua bán, xâm hại tình dục và chịu nhiều hình thức bạo lực ngoài phạm vi gia đình.

Theo nhiều chuyên gia tâm lý, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực, xâm hại. Song điểm chung đều xuất phát từ những định kiến, quan niệm lạc hậu về giới vẫn tồn tại dai dẳng. Tuy nhiên, có thể thấy các nguyên nhân của tình trạng bạo lực trên cơ sở giới phần lớn bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giới, định kiến giới, coi trọng sự thống trị của nam giới cũng như hạ thấp vai trò, vị trí của phụ nữ và trẻ em…

Chủ động phòng ngừa

Theo tìm hiểu, những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực và được đánh giá là quốc gia có khung pháp lý nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em tương đối hoàn chỉnh. Song song với khung pháp lý, nhiều biện pháp hỗ trợ nạn nhân bị xâm hại, bạo lực, xử lý người có hành vi bạo lực được các cơ quan, đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện.

Chẳng hạn, Hội Liên hiệp phụ nữ có mô hình ngôi nhà bình yên; tham mưu xây dựng các mô hình địa chỉ tin cậy ở cộng đồng; Tòa án thí điểm thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên; các biện pháp cấm tiếp xúc, giáo dục tại các cơ sở đối với người gây bạo lực gia đình....

Ngăn ngừa tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em: Quyết liệt hơn nữa trong hành động!
Tuyên truyền an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại đô thị. Ảnh: Giang Nam

Tương tự, tại Hà Nội, công tác này cũng đặc biệt được đẩy mạnh. Dễ thấy, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội triển khai rộng rãi Quyết định số 938/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”;

Quyết định số 1863/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 có nội dung, thí điểm kết nối các biện pháp điều tra thân thiện với dịch vụ y tế, hỗ trợ tâm lý, phúc lợi xã hội, dịch vụ bảo vệ trẻ em cho trẻ em là người bị hại, người làm chứng của bạo lực, xâm hại tình dục; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và hình thành mạng lưới xã hội về bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em giữa các cơ quan tổ chức liên quan.

Tương tự, tại nhiều cơ quan, đơn vị, tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em cũng được đẩy mạnh thực hiện, nhờ vậy đã thu được nhiều tín hiệu tích cực. Theo tìm hiểu, từ năm 2013 Hà Nội đã phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam thực hiện hai dự án "Thành phố an toàn cho trẻ em gái" và "Hành trình an toàn cho phụ nữ tại đô thị".

Những dự án này đã tập huấn nâng cao năng lực bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Chia sẻ tại buổi tọa đàm Thành phố an toàn, thân thiện với em gái được tổ chức mới đây nhằm phát động chiến dịch “Phòng chống quấy rối - Chuẩn thanh niên thời đại mới”, ông Thái Hồ Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội cho biết, để góp phần hỗ trợ cho các bạn gái khi tham gia giao thông công cộng, thời gian qua đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp.

Chẳng hạn như, tập huấn cho lái xe, phụ xe, người bán xe, cán bộ điều hành, in poster tờ rơi phát trên xe buýt… Đặc biệt, từ năm 2014 đến nay hệ thống xe buýt của Hà Nội có khoảng 1.700 phương tiện được gắn camera. Năm 2019 có 2 trường hợp hành khách bị quấy rối, lái xe bus đã đóng cửa và đến báo với cơ quan công an gần nhất để xử lý.

Còn tại huyện Ba Vì, trong 2 năm 2019 - 2020 đã có 2 vụ xâm hại trẻ em xảy ra trên địa bàn. Để ngăn ngừa, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các ngành khẩn trương điều tra xác minh và xử lý theo quy định của Pháp luật, đồng thời triển khai đầy đủ các biện pháp khẩn cấp bảo vệ chăm sóc trẻ em.

Đặc biệt, trong 2 năm Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ba Vì và các cơ sở đã tổ chức được 42 hội nghị tuyên truyền tập huấn về pháp luật, 2 cuộc phát động hưởng ứng chủ đề năm An toàn cho phụ nữ và trẻ em với sự tham gia của 650 người, 3 buổi tọa đàm, truyền thông, hội thảo về các chủ đề có liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình và phòng chống bạo lực xâm hại phụ nữ và trẻ em với sự tham gia của 2322 người, tổ chức được 7 lớp dạy kỹ năng mềm cho 490 trẻ em trên địa bàn huyện....

Ngăn ngừa tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em: Quyết liệt hơn nữa trong hành động!
Tài liệu tuyên truyền phòng ngừa xâm hại phụ nữ và trẻ em. Ảnh: Giang Nam

Với cấp công đoàn Thủ đô, công tác này cũng được chú trọng quan tâm. Cụ thể, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng đã phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự tổ chức tuyên truyền bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình bằng hình thức sân khấu hoá.

Qua thông điệp "Chấm dứt bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em", hội thi nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, vận động toàn xã hội chủ động, tích cực hành động nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Qua đó, đề cao vai trò, trách nhiệm và hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức, các cấp công đoàn trong việc thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.

Rõ ràng, để bảo vệ nhóm đối tượng là phụ nữ và trẻ em, việc lên tiếng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, tố cáo các vụ xâm hại, bạo lực là hết sức cần thiết. Việc vào cuộc tích cực và kịp thời của các ngành chức năng, các tổ chức xã hội thời gian qua là rất đáng ghi nhận, góp phần rất lớn hạn chế và từng bước đẩy lùi vấn nạn này. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực chất trong công tác phòng chống bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ, trẻ em, tiến tới xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em nói riêng và cộng đồng nói chung đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng.

Hơn hết, từ thực tế cho thấy, việc ban hành các chính sách, pháp luật phải đi đôi với trách nhiệm và nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc triển khai để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, phải chú trọng đến vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan truyền thông trong việc thay đổi những quan niệm truyền thống, những định kiến giới và bạo lực trên cơ sở giới. Quan trọng hơn, bản thân phụ nữ và trẻ em cũng phải chủ động hơn nữa trong việc chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề bạo lực, xâm hại đồng thời cần phải được trang bị các kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại./.

Bà Nguyễn Thu Giang, Phó Viện trưởng Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh sáng (LIGHT)

Trong quá trình hình thành và phát triển các dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới, sự tham gia tích cực và chủ động của các ban, ngành liên quan cùng cộng đồng tại địa phương là vô cùng quan trọng để đảm bảo các dịch vụ được thân thiện, có chất lượng, được kết nối đồng bộ và bản thân người bị bạo lực cũng được trang bị các kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực để có thể chủ động chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết

Bà Khuất Thu Hồng – Chủ tịch Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam (GBVNet).

Theo kết quả nghiên cứu về tác động của Covid-19 tới bạo lực gia đình với phụ nữ tại Hà Nội do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và Đại học Y tế Công cộng vừa thực hiện cho thấy, trong thời gian cách ly phòng dịch Covid-19, nhiều xung đột và mâu thuẫn đã xảy ra trong các cặp vợ chồng. Đáng chú ý, trong thời kỳ dịch Covid-19, những nạn nhân bị đánh đập, hành hạ, chửi bới… để đối phó với bạo lực gia đình, nhiều người đã chọn giải pháp im lặng chịu đựng. Phần lớn những phụ nữ chịu bạo hành trong nghiên cứu đều cho biết lý do xuất phát vì con cái, vì không muốn cha mẹ bị mang tiếng...

Nhiều phụ nữ cũng cho biết, sở dĩ họ không tìm kiếm sự giúp đỡ bởi nhiều nguyên nhân như sợ bị đổ lỗi, các biện pháp hòa giải không hiệu quả. Điều buồn nhất trong mẫu nghiên cứu là, có tới 51% trong số 270 người bị bạo hành đã từng có ý định tự sát. Để ngăn ngừa vấn nạn này, bên cạnh lồng ghép vấn đề bạo lực giới vào công tác tuyên truyền trong dịch Covid-19, nâng cao nhận thức của cộng đồng thì việc phát triển và tăng cường các dịch vụ đa dạng hỗ trợ nạn nhân là đặc biệt quan trọng.

Bà Phạm Thị Thùy Dương – Luật sư, Giám đốc công ty Luật Tuệ Vinh

Để giải quyết vấn đề xâm hại, các cơ quan có thẩm quyền phải đặt ra giới hạn cho các hành vi bị coi là vi phạm. Trên thực tế, các vụ việc xâm hại đều phải chứng minh hậu quả. Tuy nhiên, ở trong trường hợp quấy rối tình dục nơi công cộng, bị xử lý thời gian gần đây thì việc chứng minh rất khó khăn. Đa phần ở các vụ việc đều không thể hiện rõ ở dấu vết nào cụ thể. Tuy nhiên, hậu quả tinh thần các vụ việc để lại cho nạn nhân lại rất lớn. Có những trường hợp, dấu vết ấy theo tinh thần nạn nhân suốt cả cuộc đời chứ không phải ngày một ngày hai. Thậm chí, nếu có xử lý mới chỉ dừng ở mức xử lý hành vi, còn biện pháp khắc phục thì chưa có quy định cụ thể./.

G.N (Lược ghi)

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Xem thêm
Phiên bản di động