Kỳ 1: Hãy cùng nhau hành động!
Quấy rối tình dục trong truyền thông - nhận biết, ngăn chặn và xử lý | |
Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em | |
Giảm tình trạng trẻ em gái bị quấy rối tình dục trên xe buýt |
Những con số biết nói
Thời gian qua, những vụ việc như “võ sư tung cước đánh vợ” ở Long Biên, Hà Nội; chồng đánh vợ, dìm xuống hồ bơi trước mặt con nhỏ ở Tây Ninh; một nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng “nựng” bé gái trong thang máy… khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ. Cần phải khẳng định, đây là những vụ việc “bề nổi” được dư luận phanh phui.
Theo số liệu từ Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, tính riêng năm 2018, vẫn ghi nhận 8.056 phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình và 1.356 trẻ em bị xâm hại được phát hiện. Trung bình mỗi ngày có 4,6 trẻ bị xâm hại tình dục (trước đó là 3 trẻ). Trong 5 năm từ 2012-2016, cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em với gần 10.000 nạn nhân, tăng 258 nạn nhân so với 5 năm trước, trong đó, số vụ bị xâm hại tình dục chiếm tới 65% với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Một vụ xâm hại, bạo lực phụ nữ khi nạn nhân đang bế con. (Ảnh cắt từ clip) |
Số liệu do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam cung cấp cũng cho thấy, Việt Nam đang là quốc gia xếp thứ 27/75 quốc gia xảy ra các vấn đề về bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em gái. Cụ thể, trong 2 năm (2017- 2018), toàn quốc có 3.221 trẻ em bị bạo lực, xâm hại; trong đó, có 2.690 trẻ em bị xâm hại tình dục. Tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2019 cũng đã có 325 trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
Điểm đáng chú ý là sau mỗi vụ việc đều là những hậu quả nặng nề không thể đo đếm, khó có thể xoa dịu. Và những con số này vẫn chưa phản ánh hết thực trạng đau lòng bởi còn có nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em đã không được trình báo chỉ vì những lý do khác nhau như gia đình thấy xấu hổ hoặc lo lắng con em họ bị kỳ thị, phán xét... Vì thế, đây vẫn chỉ là phần nổi của cả tảng băng chìm.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, Trung tá Khổng Ngọc Oanh – Trưởng bộ phận Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho biết, trong những năm qua, Việt Nam đã, đang đạt được những thành quả quan trọng từ chủ trương, đường lối, chính sách đến thực tiễn trong việc đảm bảo an toàn cho người dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, với loại tội phạm về tình dục thì luôn có tính nhạy cảm đặc trưng riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam là nước Á Đông, chịu ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng nho giáo.
Theo Trung tá Khổng Ngọc Oanh, sau nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này thấy bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn nhất định. Chẳng hạn, với đối tượng xâm hại tình dục, bạo lực với phụ nữ, trẻ em thì có thể xảy ra ở bất kỳ mọi nơi. Có thể là ở không gian công cộng, gia đình thậm chí là ở cả nhà trường – nơi đáng ra phải là an toàn nhất. Nạn nhân bị xâm hại cũng đa dạng, đủ mọi lứa tuổi.
Đặc biệt, về đối tượng xâm hại, không phải như trước kia là nhóm có trình độ nhận thức hạn chế, hiểu biết pháp luật thấp mà nay, nhóm đối tượng xâm hại lại là những người có nghề nghiệp ổn định, có hiểu biết pháp luật nhất định. “Trong quá trình tiếp nhận tin báo tố giác, điều tra vụ án chúng tôi gặp những khó khăn nhất định, từ thu thập tài liệu chứng cứ khi tiếp cận nạn nhân đến phong tục tập quán vùng miền…
Và tôi có lời khuyên, những nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân khi bị xâm hại cần đến các cơ quan chức năng trình báo sớm, tránh để đối tượng xấu dùng các thủ thuật tiếp cận, mua chuộc. Chỉ có đưa đối tượng ra ánh sáng mới có thể trực tiếp hạn chế những điều đáng tiếc có thể tái diễn…” - Trung tá Khổng Ngọc Oanh nhấn mạnh.
Đưa bạo lực ra “vùng sáng”
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên tuyên truyền phòng, chống quấy rối tình dục |
Thực tế cho thấy, rất nhiều vụ xâm hại tình dục mà đối tượng gây án thường hăm dọa, đánh đập hoặc dùng tiền mua chuộc để các đối tượng không kể lại với người thân. Bên cạnh đó, phần lớn còn do tâm lý e ngại, xấu hổ nên một số gia đình cố tình che giấu thông tin khi có vụ việc xâm hại xảy ra…
Những việc làm này đều gây nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, xử lý. Bản thân nạn nhân cũng âm thầm chịu đựng, một bộ phận chỉ dám chia sẻ câu chuyện nhưng đề nghị không công khai danh tính. Nói cách khác, họ chỉ muốn nói ra để giải tỏa nỗi niềm nhưng hành động quyết liệt, đấu tranh phản kháng lại thì không.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, TS Khuất Thu Hồng – Trưởng Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực giới tại Việt Nam (GBVNet) cho biết: Chúng ta đã cố gắng nhưng chưa đủ để chấm dứt nạn bạo lực tình dục, chưa đủ để xóa bỏ tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, chưa đủ để không còn cháu gái hay người phụ nữ nào phải sống trong sợ hãi, tủi nhục, thậm chí phải tìm đến cái chết vì hình ảnh nhạy cảm của mình bị phát tán.
Theo bà Elisa Fernandez, Trưởng Văn phòng UN Women tại Việt Nam, những nạn nhân của bạo lực tình dục bị mất đi phẩm giá của mình. Họ phải sống trong sợ hãi và đau đớn và trong những trường hợp xấu nhất có thể tước đi mạng sống của họ. Bạo lực gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quyền tự do mà tất cả chúng ta nên có. Đã đến lúc chấm dứt nạn bạo lực tình dục và tạo ra một xã hội quan tâm tôn trọng tất cả mọi người. Một ứng phó riêng lẻ hoặc một cách thức độc lập là không đủ.
“Để thành công, chúng ta phải hợp lực phá vỡ các rào cản xã hội, đồng thời giải quyết các lỗ hổng trong luật pháp, nâng cao năng lực cho các đơn vị cung cấp dịch vụ để dịch vụ dành cho nạn nhân bị bạo lực nhạy cảm về giới, làm cho các dịch vụ dễ dàng đến với nạn nhân và đảm bảo hệ thống tư pháp chịu trách nhiệm xử lý triệt để, nghiêm minh các trường hợp bạo lực tình dục…” - Bà Elisa Fernandez nhấn mạnh.
Giang Nam
Còn nữa…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39