HỆ HỤY TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19

Ngăn “làn sóng” trẻ em di cư ra đô thị

(LĐTĐ) Theo khuyến cáo của các tổ chức, đại dịch Covid-19 có thể khiến hàng triệu gia đình rơi vào cảnh khó khăn, kéo theo đó là xu hướng trẻ em có nguy cơ bị thất học, rời quê ra các đô thị mưu sinh để phụ giúp gia đình ngày càng tăng. Đây là vấn đề xã hội cần phải đặc biệt quan tâm.
Nhiều người vẫn chủ quan khi đại dịch Covid-19 đang phức tạp
Hàng ngàn trẻ em Hà Nội đón niềm vui từ Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam

Nguy cơ từ đại dịch

Theo báo cáo “Covid-19 và lao động trẻ em: Giai đoạn khủng hoảng - giai đoạn để hành động” của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) số lượng lao động trẻ em trên thế giới đã giảm tới 94 triệu trẻ em kể từ năm 2020, nhưng giờ đây, thành quả này đang bị lung lay. Tại Việt Nam, vào tháng 4 năm nay (tháng thực hiện giãn cách xã hội do đại dịch), Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính có khoảng 4,6 - 10,3 triệu người lao động có thể bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

3250 ynh 21
Trẻ em cần được đến trường, họp tập nâng cao kiến thức, kỹ năng.

Theo ước tính, có hơn một triệu trẻ em từ 5-17 tuổi đang tham gia lao động trẻ em tại Việt Nam, hơn một nửa trong số đó đang làm những công việc lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Khi đại dịch ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình, những em này thậm chí còn có nguy cơ phải làm việc nhiều giờ hơn hoặc trong điều kiện tồi tệ hơn.Còn Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) quan ngại rằng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều trẻ em đã không đi học lại khi các trường mở cửa trở lại vào tháng 5 vừa qua.

Cũng theo Báo cáo chung của Tổ chức Lao động Quốc tế và UNICEF đại dịch Covid-19 có thể khiến nghèo đói gia tăng, từ đó cũng sẽ dẫn tới gia tăng lao động trẻ em vì các hộ gia đình phải sử dụng mọi phương cách có thể để tồn tại. Ngoài nguyên nhân do đói nghèo, còn có các nguyên nghiên khác dẫn đến việc lao động trẻ em có nguy cơ gia tăng như do trong thời gian giãn cách xã hội, trẻ em không phải đi học, trong quãng thời gian ở nhà chờ đi học có nhiều em đã lựa chọn đi làm thêm để phụ giúp gia đình. Sau khi hết thời gian cách ly, do hạn chế về mặt nhận thức các em vẫn chọn tiếp tục làm việc mà không đi học trở lại. Hoặc có nhiều em do không có điều kiện để học trực tuyến trong dịch dẫn đến việc thiếu hụt kiến thức, không theo kịp bạn bè khi quay trở lại trường từ đó nảy sinh tâm lý chán nản, quyết định bỏ học đi làm thêm…

Chị Đăng Thị An (Tân Kỳ, Nghệ An) chia sẻ, hai vợ chồng chị là lao động tự do, sau đợt dịch Covid-19 cả 2 vợ chồng đều mất việc khiến kinh tế gia đình lâm vào khủng hoảng. Để có tiền trang trải cuộc sống anh chị quyết định mỗi người dắt theo một bé ra Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mưu sinh. Hiện nay, chị đang làm nhân viên tạp vụ tại một công ty trên địa bàn quận Cầu Giấy còn con trai lớn 10 tuổi thì theo một số anh chị người quen đi đánh giày dạo. Theo như chia sẻ của chị An, không chỉ riêng chị mà một số gia đình khác ở quê cũng đưa con cái đi mưu sinh kiếm sống để tăng thêm thu nhập cho gia đình trong giai đoạn khó khăn, khủng hoảng này.

Em Nguyễn Văn An (15 tuổi), quê ở Thanh Hóa cũng cho biết, sau khi thực hiện giãn cách xã hội, do không có điều kiện để học trực tuyến nên em cũng nghỉ học và ra Hà Nội tìm việc làm thêm để phụ giúp gia đình. Hiện tại em đang làm bảo vệ, trông xe cho 1 quán ăn, do công việc không đòi hỏi giấy tờ, bằng cấp nên lúc tuyển em có nói dối là 17 tuổi và được nhận.

Đồng bộ các giải pháp

Có thể thấy, trẻ em mắc kẹt trong lao động trẻ em sẽ bị tước mất tuổi thơ, sức khỏe bị tổn hại, mất cơ hội thoát nghèo và phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn. Khi bỏ học, các em có thể kiếm được một khoản thu nhập nhỏ nhưng lại đối mặt với nguy cơ đói nghèo cả đời. Vì vậy, để giúp trẻ em có một tương lai tốt hơn, được hưởng sự phát triển đầy đủ cả về mặt nhận thức và thể chất đang là yêu cầu cấp bách đối với các quốc gia cũng như Việt Nam hiện nay.

Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục Trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2016 – 2020, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em. Cụ thể, qua 2 cuộc Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 và 2018 cho thấy, trong năm 2012, tại Việt Nam có 1.75 triệu thuộc nhóm lao động trẻ em (chiếm 9,6% tổng dân số trẻ em từ 5 đến dưới 17 tuổi) đến năm 2018, con số này chỉ còn hơn 1 triệu (chiếm khoảng 5,36%). Như vậy trong vòng 6 năm, số lao động trẻ em ở Việt Nam đã giảm hơn 4%.

3248 ynh 12
Giảm thiểu lao động trẻ em cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Tuy nhiên, hiện nay đại dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, nhiều người rơi vào cảnh mất việc, giảm việc, đói nghèo dẫn tới nguy cơ lao động trẻ em gia tăng trở lại. Để giải quyết vấn đề lao động trẻ em, ông Đặng Hoa Nam cho rằng, về phía quản lý nhà nước cần phải có những giải pháp đồng bộ như: Quan tâm tới việc giảm thiểu lao động trẻ em trong khu vực kinh tế phi chính thức, trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt trong khu vực làng nghề và trong mỗi gia đình. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động trẻ em. Giảm nghèo, giảm sự bất bình đẳng trong cơ hội phát triển kinh tế, cơ hội tiếp cận dịch vụ, hưởng lợi từ các chính sách an sinh xã hội của nhà nước. Đặc biệt, phải đưa trẻ em trở thành đối tượng trung tâm của các chính sách giảm nghèo, giảm bất bình đẳng từ đó lao động trẻ em sẽ được giảm. Và theo ông, việc đầu tiên phải làm hiện nay là vận động gia đình đưa trẻ em đến trường và xác định việc đi học, học nghề là cách tạo thu nhập ổn định và bền vững nhất. Tiếp đó, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền rộng rãi hơn việc sử dụng lao động là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý nghiêm.

Cũng để ngăn ngừa tình trạng trên, trong đợt dịch Covid vừa qua, Bộ Lao động Thương binh Xã hội và các bộ ngành khác cùng với sự hỗ trợ từ tổ chức UNICEF và các tổ chức phi chính phủ khác tại Việt Nam đã triển khai hàng loạt các biện pháp về truyền thông, về hỗ trợ để tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em, tăng cường nhận thức của xã hội, gia đình và chính bản thân các em về tác hại của việc tham gia lao động khi chưa đủ tuổi. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền qua các kênh truyền thông, ra ấn phẩm, phối hợp với Cục Quân y (Bộ Quốc phòng) chuyển đến tất cả các cơ sở cách ly tập trung…

Có thể thấy, sự vào cuộc của chính quyền là một giải pháp cần thiết, thế nhưng giải pháp này sẽ không thể phát huy hiệu quả nếu không có sự chung tay của cộng đồng, đặc biệt là chính các bậc phục huynh và bản thân các em. Sự tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm của cả xã hội sẽ giúp cho việc xây dựng, thực hiện luật pháp, chính sách về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em nói riêng và về quyền trẻ em nói chung được thực hiện tốt hơn và tương lai của các em, xa hơn là tương lai nguồn nhân lực của đất nước được đảm bảo./.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025 theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại tất cả các cảng hàng không.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.

Tin khác

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

(LĐTĐ) Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác Dân số và đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số và Phát triển năm 2024 trên địa bàn quận.
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), phối hợp cùng Google chính thức ra mắt tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” nhằm tăng cường bảo vệ người dùng trước các hành vi lừa đảo và đảm bảo an toàn trực tuyến tại Việt Nam.
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số cho 152 cộng tác viên làm công tác dân số tại cơ sở trên địa bàn.
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

(LĐTĐ) Tại Chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 18 diễn ra tối nay (19/12), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Thanh Xuân tổ chức Điểm tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và Kỷ niệm 63 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961 - 26/12/2024) với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

(LĐTĐ) Bảy giờ sáng, bầu trời qua ô cửa vẫn đùng đục một màu xám ngoét, tôi co mình trong chiếc chăn bông dày xụ, với tay lấy điện thoại mà tưởng mình lỡ bỏ quên trong tủ lạnh đêm qua. Vừa vào Facebook, lòng tôi se sắt khi thấy dòng trạng thái của một cô bạn học cũ “Mất mẹ, con mất cả mùa xuân” kèm tấm ảnh chụp đoạn tin nhắn hai mẹ con thảo luận mẫu trang trí Tết năm nào. Dòng chữ dưới cùng tấm hình "bạn không thể nhắn tin với tài khoản này" thực sự xuyên thẳng vào tim tôi lạnh ngắt.
Độc đáo nghề làm hoa tre

Độc đáo nghề làm hoa tre

(LĐTĐ) Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, vào mỗi dịp Xuân về, dân làng Vệ Linh (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) làm ra những bông hoa bằng tre, lấy quả dành dành trên núi nhuộm vào phần tơ bông tạo nên hàng ngàn những giò hoa tre tuyệt đẹp để dâng lên đức Thánh, cầu mong Ngài phù hộ, độ trì cho nhân dân sức khỏe, phúc lộc…
Xem thêm
Phiên bản di động