Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.
Chuyển đổi số trong kết nối tiêu thụ nông sản an toàn Khai mạc Tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024 Người tiêu dùng Thủ đô hào hứng với Lễ hội “Tự hào đặc sản Việt”

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (NN&PTNT) Nguyễn Đình Hoa, Hà Nội là vùng đất “trăm nghề”, hiện toàn Thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Trong đó có 331 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đánh giá công nhận; có 1.090 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, 1.695 trang trại; 149 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; với hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao, trên 13.000 sản phẩm nông lâm thủy sản đã được cấp mã truy xuất nguồn gốc (QRCode). Đặc biệt, Hà Nội và 43 tỉnh, thành phố trên cả nước đã chủ động, tích cực duy trì và hỗ trợ phát triển 977 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho thành phố Hà Nội.

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại
Các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP Thủ đô được ngày càng được khẳng định thương hiệu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu. (Ảnh: Đỗ Đạt)

Đặc biệt, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), với lợi thế và tiềm năng của thành phố Hà Nội, chương trình OCOP được triển khai từ năm 2019 đến nay, Thành phố đã có 2.756 sản phẩm, trong đó: 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.491 sản phẩm 4 sao và 1.247 sản phẩm 3 sao. Năm 2024, Thành phố tiếp tục đánh giá, phân hạng gần 500 sản phẩm nhằm hỗ trợ các chủ thể OCOP phát triển, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và tiến tới xuất khẩu.

Số liệu của Sở Công Thương thành phố Hà Nội, hiện Thành phố có 29 hệ thống Trung tâm Thương mại, 130 siêu thị, 455 chợ, trong đó có 2 chợ đầu mối nông sản (chợ đầu mối phía Nam, chợ đầu mối Minh Khai) và 5 chợ có tính chất đầu mối; trên 2.000 cửa hàng tiện lợi; hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa; trên 400 sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng đa phương tiện (qua điện thoại, website, ứng dụng mua hàng…) để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Tuy nhiên, phần lớn hàng hóa thiết yếu thường xuyên chỉ đáp ứng được 35% nhu cầu thị trường còn lại phải nhập thêm từ các tỉnh, thành trong nước và từ nước ngoài.

Chia sẻ tại lễ khai mạc Tuần hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn của Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2024, ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, Thành phố có quy mô sản xuất nông nghiệp thuộc tốp đầu cả nước, với sản lượng hằng năm của một số sản phẩm chủ lực như: Sản lượng lúa đạt trên 930 nghìn tấn, sản lượng rau, củ đạt 765 nghìn tấn, sản lượng quả đạt hơn 200 nghìn tấn, sản lượng thịt lợn 254 nghìn tấn, sản lượng thịt gia cầm 162 nghìn tấn, sản lượng thuỷ sản đạt trên 100 nghìn tấn...

Tuy nhiên, Hà Nội mới cơ bản đáp ứng đối với các sản phẩm thịt gia cầm, trứng gia cầm, các nông sản thực phẩm khác mới đáp ứng khoảng 20% - 70% phục vụ cho trên 10 triệu dân đang sinh sống, làm việc, học tập trên địa bàn và du khách trong nước, quốc tế. Lượng hàng hóa nông sản còn thiếu được các kênh phân phối, doanh nghiệp, siêu thị, đơn vị Hà Nội khai thác từ các tỉnh, thành phố và một phần nhập khẩu. Vì thế, việc tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh của Hà Nội và các địa phương trao đổi kinh nghiệm tổ chức sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm; tăng cường kết nối giao thương, quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận thị trường, kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ sản phẩm nông, lâm, thủy sản, đẩy mạnh vị thế sản phẩm nông nghiệp trên thị trường cả nước, hướng tới xuất khẩu.

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại
Các hoạt động xúc tiến thương mại là cơ hội quảng bá sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của Thủ đô đến các tỉnh, thành và kích cầu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm giữa Hà Nội với các địa phương. (Ảnh: Đỗ Đạt)

Để phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, cùng với sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm nông sản; đồng thời, đẩy mạnh tăng cường quảng bá sản phẩm nông sản, thời gian qua Sở NN&PTNT Hà Nội đã chủ động phối hợp với các sở Công Thương, Du lịch, Y tế và các quận, huyện, thị xã tổ chức các sự kiện, hội chợ, Festival, tuần hàng, hội thảo để thực hiện xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch nhằm giới thiệu sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch, văn hóa của Thủ đô đến với người tiêu dùng, khách du lịch trong và ngoài nước.

Qua đó, góp phần thúc đẩy quảng bá sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của Thủ đô đến các tỉnh, thành và kích cầu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm giữa Hà Nội với các địa phương trên cả nước.

Đánh giá hiệu quả từ việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do thành phố Hà Nội tổ chức, chị Nguyễn Thị Lệ, chủ cơ sở sản xuất ô mai Vạn Xuân, cho biết, ô mai Vạn Xuân đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng và đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của thành phố Hà Nội. Việc thành phố Hà Nội và các sở, ngành tổ chức các chương trình Tuần hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, nông sản có ý nghĩa rất lớn đối với các đơn vị sản xuất, nhà phân phối cũng như các doanh nghiệp… Bởi đây chính là cơ hội để các đơn vị được hỗ trợ tích cực trong việc quảng bá thương hiệu nông sản, thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền đến đông đảo người tiêu dùng Thủ đô. Đồng thời là cơ hội kết nối hợp tác tiêu thụ các sản phẩm nông lâm sản của các tỉnh, thành của nước ta.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Vụ cháy xảy ra lúc 1h30 ngày 31/3 tại ngôi nhà cấp 4 của hai mẹ con thôn Yên Vĩnh, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Lực lượng chức năng phát hiện bé trai trong đám cháy và đưa ra ngoài, nhưng cháu đã tử vong. Mẹ cháu bé không có mặt tại nhà khi vụ cháy xảy ra.
Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân bày tỏ băn khoăn dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) chưa có quy định về khoảng cách an toàn đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh hóa chất trong khu dân cư, các doanh nghiệp nhỏ lẻ vẫn có thể kinh doanh hóa chất trong khu dân cư...
Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Không phải những siêu anh hùng với áo choàng tung bay, cũng chẳng có những công cụ tối tân như trong các bộ phim giả tưởng, họ chỉ đơn thuần là những con người bình dị, mang trong mình một tình yêu mãnh liệt với môi trường và xã hội. Hằng tuần, hàng tháng họ sẵn sàng ngâm mình trong dòng nước ô nhiễm, cần mẫn thu gom và phân loại lượng rác khổng lồ, từng bước hồi sinh sự sống cho những dòng nước đen quánh bốc mùi xú uế.
Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Vào lúc 14h chiều nay (31/3), các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước điều chỉnh tăng mạnh giá vàng miếng và vàng nhẫn lên mốc 101,9 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Sáng nay (31/3), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ ngày 3/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 01/KL-BCH ngày 15/3/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra (UBKT) Công đoàn.
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Tết Hàn thực cũng như Tết Nguyên đán thể hiện sự tri ân đối với thần thánh, hiếu kính tiên tổ. Có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực như khi cúng các lễ, tết khác nhưng nên có bánh trôi, bánh chay.
“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

Tập 19 của bộ phim "Cha tôi người ở lại" lên sóng tối 31/3 tiếp tục đẩy cao kịch tính trong cả công việc lẫn chuyện tình cảm, khi các mối quan hệ bắt đầu có nhiều chuyển biến bất ngờ.

Tin khác

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2024.
Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên.
Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Chiều 14/3, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Cùng với việc tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững; thời gian qua, Hà Nội đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc đầu tư cho chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kiểm soát tốt dịch bệnh và môi trường.
Lời xin lỗi “leo lẻo” từ miệng người nổi tiếng

Lời xin lỗi “leo lẻo” từ miệng người nổi tiếng

Thời gian qua, việc các doanh nghiệp sử dụng nghệ sĩ, người có sức ảnh hưởng lớn với công chúng (KOLs) để quảng bá sản phẩm, dịch vụ không phải là chuyện quá xa lạ. Tuy nhiên, không ít người vì lợi ích mà bỏ qua giá trị đạo đức, giá trị nghề nghiệp để thổi phồng, quảng cáo sai sự thật công dụng sản phẩm… Đáng nói, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh, nên người trước vừa “xin lỗi”, người sau vi phạm cũng… “xin lỗi”.
Bộ Công Thương lên tiếng về nghi vấn đồ chơi Baby Three in hình giống “đường lưỡi bò"

Bộ Công Thương lên tiếng về nghi vấn đồ chơi Baby Three in hình giống “đường lưỡi bò"

Ngày 12/3, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Nguyễn Thanh Bình vừa ký ban hành Công văn số 44/TTTN-NV, gửi Chi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc tăng cường kiểm tra mặt hàng đồ chơi có hình ảnh, nội dung liên quan đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động