Chuyển đổi số trong kết nối tiêu thụ nông sản an toàn
Ứng dụng chuyển đổi số và thương mại điện tử vào sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, là yêu cầu tất yếu trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại và mang lại những tiện ích cho việc kết nối của cộng đồng xã hội một cách văn minh và năng động.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của phụ nữ trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản, những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã chủ động, tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước, Thành phố; đặc biệt là hỗ trợ phụ nữ ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, xây dựng thương hiệu, kết nối tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử. Tăng cường phối hợp giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại các cơ sở, hộ gia đình chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội hỗ trợ phụ nữ ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, xây dựng thương hiệu, kết nối tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử. |
Tại Hội thảo “Phát huy vai trò của tổ chức Hội phụ nữ trong tuyên truyền, kết nối sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội khẳng định, sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn được xác định là một yêu cầu quan trọng, cấp thiết để gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp và đảm bảo sức khỏe của nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó có việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh, kết nối tiêu thụ nông sản còn thiếu đồng bộ; người tiêu dùng còn hạn chế trong việc tiếp cận nông sản theo chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn.
Trong thời gian qua, gắn với thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp”, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ (GDNN&PTPN) Hà Nội đã tham mưu với Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, tư vấn kết nối chuyên gia, từng bước đã hỗ trợ phụ nữ và nữ doanh nhân tiếp cận với chuyển đổi số và thương mại điện tử.
Bà Nguyễn Thị Hảo, Giám đốc Trung tâm GDNN&PTPN Hà Nội cho biết, đã có trên 4.000 nữ chủ doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm được tham gia các chương trình đào tạo tập huấn, tiếp cận và thực hiện quy trình số hoá dữ liệu, ứng dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp, quản lý sản xuất kinh doanh chuyển từ giao dịch trực tiếp sang giao dịch trực tuyến để có hiệu quả cao hơn. 1.870 doanh nhân nữ được hỗ trợ kỹ năng kinh doanh online, tiếp thị liên kết và xây dựng gian hàng trên các nền tảng tiktok, facebook, zalo và tạo gian hàng trên các sàn thương mại điện tử shopee, lazada,…
Có trên 4.000 nữ chủ doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm được tham gia các chương trình đào tạo tập huấn, tiếp cận và thực hiện quy trình số hoá dữ liệu. |
Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), 97% nghề nghiệp trên thế giới cần đến kỹ năng số.
Xác định việc hỗ trợ phụ nữ thực hiện chuyển đổi số trong kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội là một nhiệm vụ quan trọng của Thành phố, Trung tâm GDNN&PTPN Hà Nội đã kiến nghị một số giải pháp quan trọng như: Truyền thông nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và giá trị mang lại từ ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử để các chủ thể sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm hiểu biết và quyết tâm chuyển đổi tư duy, chủ động học hỏi, nghiên cứu, đầu tư cho lộ trình ứng dụng chuyển đổi số trong cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình.
Đồng thời, tập trung thực hiện quy trình số hoá dữ liệu, ứng dụng công nghệ, ứng dụng kỹ thuật cao, vào quy trình sản xuất, chế biến để tạo ra sản phẩm có chất lượng an toàn, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng tạo được uy tín với cộng đồng. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng tiếp cận và ứng dụng các phần mềm quản lý nhân sự, quản lý tài chính, các phần mềm tiện ích, thông minh, các nền tảng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và kết nối tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh do nữ làm chủ và đông lao động nữ.
Tiếp tục đào tạo kỹ năng số, hướng dẫn phụ nữ nói chung và phụ nữ sản xuất, kinh doanh nói riêng ứng dụng công nghệ số trong các giao dịch thương mại, vận động phụ nữ tăng cường sử dụng hạ tầng thanh toán trực tuyến, hạn chế sử dụng tiền mặt, sử dụng internet an toàn trong tra cứu thông tin và trong các giao dịch thương mại, phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng. Hỗ trợ kết nối nguồn lực xây dựng các nền tảng công nghệ, tạo các ứng dụng quảng bá giới thiệu sản phẩm, tạo gian hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.
1.870 doanh nhân nữ được hỗ trợ kỹ năng kinh doanh online, tiếp thị liên kết và xây dựng gian hàng trên các nền tảng. |
“Thực hiện Kế hoạch số 226/KH-UBND ngày 8/9/2023 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu, nội dung thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2023-2025”, Trung tâm GDNN&PTPN Hà Nội sẽ tiếp tục tham mưu với Hội LHPN Hà Nội xây dựng các mô hình kết nối giao thương, quảng bá giới thiệu sản phẩm trực tiếp và trực tuyến đặc biệt ưu tiên cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm”, bà Nguyễn Thị Hảo cho biết.
Cùng với các giải pháp trên, đại diện Trung tâm GDNN&PTPN Hà Nội cũng cho biết, đơn vị này sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của điểm kết nối hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại Trung tâm, nơi vừa có không gian trưng bày quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, đặc sản, vừa có không gian giao lưu chia sẻ, kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến. Nâng cao hiệu quả của điểm kết nối trực tiếp và trang fanpage “Chợ nhà mình”.
Cùng với đó là xây dựng nền tảng công nghệ quản lý đội nhóm, kết nối cung cầu, nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo cho phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp kết nối với các nền tảng công nghệ có uy tín để thúc đẩy hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Đồng thời, tăng cường tổ chức các chương trình, sự kiện hỗ trợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, đặc sản vùng miền tại các địa bàn khu dân cư, khu chung cư trong và ngoài thành phố vào ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần; tổ chức Hội thảo kết nối cung cầu tại các doanh nghiệp...
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Xã hội 21/11/2024 15:46
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Xã hội 21/11/2024 13:52
Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu
Xã hội 20/11/2024 07:58
Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
Chuyển đổi số 12/11/2024 07:41
iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân
Chuyển đổi số 11/11/2024 14:27
Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II
Xã hội 10/11/2024 07:11
Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chuyển đổi số 07/11/2024 06:05
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Chuyển đổi số 05/11/2024 14:41
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15
Hà Nội: Chuyển đổi số hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp
Infographic 23/10/2024 20:35