Nắng nóng kéo dài, người nông dân gặp khó

(LĐTĐ) Nắng nóng kéo dài liên tục khiến những người dân thôn Đoài, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh phải thức dậy từ sớm để thu hoạch và chăm sóc rau. Cùng đó, thời tiết nắng nóng kéo dài cũng dẫn tới tình trạng thiếu nước cục bộ khiến nhiều diện tích cây trồng của người dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chuyên gia chỉ cách bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nắng nóng
Nơm nớp sống trong khu tập thể "tử thần"
Bắt bệnh những vấn đề ô tô dễ gặp phải trong mùa hè

Những ngày này, thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang trải qua đợt nắng nóng đỉnh điểm. Nếu như phòng lạnh, quán café, bia hơi là địa điểm lý tưởng của người dân trong những ngày nắng nóng thì những người lao động chân tay đang phải căng mình làm việc dưới nắng nóng để mưu sinh.

thoi tiet nang nong kho han nguoi nong dan gap kho 3
Cánh đồng rau thôn Đoài, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh

Thôn Đoài, xã Nam Hồng được biết đến với những cánh đồng rau xanh bát ngát, nơi đây chủ yếu trồng các loại rau như mướp đắng, bí xanh, cải ngọt, cải chíp… để cung cấp cho thị trường trong huyện Đông Anh nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung.

Có mặt tại thôn Đoài, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, chúng tôi gặp những người nông dân đang căng mình chống trọi với cái nắng như thiêu như đốt trên những cánh đồng rau có phần héo úa vì nắng nóng.

Để có được những luống rau xanh tốt, đạt năng suất đòi hỏi phải trải qua quá trình chăm sóc kĩ lưỡng, cung cấp đủ nước và dưỡng chất cho cây trồng. Những điều tưởng chừng như đơn giản đó nay lại trở thành nỗi trăn trở của những người nông dân mỗi khi bước chân ra những cánh đồng. Từ vài tháng trở lại đây, thời tiết nắng nóng liên tục đã khiến phần lớn diện tích rau màu của người dân bị ảnh hưởng.

thoi tiet nang nong kho han nguoi nong dan gap kho 2
Chị Nguyễn Thị Hương, thôn Đoài xã Nam Hồng, huyện Đông Anh chia sẻ những khó khăn vất vả do ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng.

Thầu đất tại thôn Đoài đã nhiều năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Hương chủ yếu sống nhờ vào nông nghiệp. Chia sẻ với chúng tôi, chị Hương cho biết, nhà chị có hơn 4 sào mướp đắng chưa lên giàn và hơn 1 sào mướp đắng đang cho thu hoạch. Thế nhưng, thời tiết nắng nóng khiến cho hơn 4 sào mướp phát triển chậm, nếu có phát triển khi ra quả cũng ảnh hưởng tới sản lượng của cây trồng. Cụ thể, vào chừng khoảng thời gian này năm trước, mướp đắng trồng đã lên giàn thì năm nay toàn bộ 4 sào mướp vẫn đang nhỏ, lá soăn lại vì thời tiết quá nắng nóng.

Để vớt vát 4 sào mướp đắng, gần 1 tháng trở lại đây, cứ cách 2 ngày chị Hương phải ra đồng một lần để bơm nước vào ruộng. Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với việc không có mưa nên những con mương ở đây đều cạn nước. Gần tháng trở về đây, gia đình nào cũng phải tự trang bị máy bơm nước từ giếng khoan lên ruộng rồi trả tiền điện cho chủ thầu. Để bơm đủ nước cho rau, trung bình mỗi sào ruộng, người dân phải trả cho chủ thầu điện 20.000 đồng.

thoi tiet nang nong kho han nguoi nong dan gap kho 4
Mướp đắng chậm lớn do thời tiết quá nắng nóng và thiếu nước.

Vừa phải căng mình làm việc dưới nắng nóng, tuy nhiên thời gian gần đây giá rau liên tục tụt dốc khiến cho nhiều người dân thôn Đoài thêm trăn trở lo lắng. Theo chị Hương, phần lớn bí xanh của người dân trồng tại đây không có thị trường tiêu thụ, người dân vẫn để già trên giàn. Nhà chị Hương cũng chịu ảnh hưởng do có 4 sào bí xanh chưa bán được. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là bởi hiện tại người dân Thủ đô đang có xu hướng ưa chuộng bí Mộc Châu, Sơn La vì có giá thành rẻ, mẫu mã đẹp.

Cách ruộng nhà chị Hương khoảng vài trăm mét, chúng tôi gặp ông Phạm Văn Hệ (thôn Đoài, xã Nam Hồng) khi ông đang thu hoạch cà xanh. Có lẽ do thời tiết nắng nóng nên chiếc áo dài ông mặc trên người đã ướt đẫm, trên khuôn mặt đen sạm của ông, từng giọt mồ hôi đang trực chờ rơi xuống.

thoi tiet nang nong kho han nguoi nong dan gap kho
Ông Phạm Văn Hệ căng mình làm việc dưới thời tiết nắng nóng oi bức.

Vừa lau mồ hôi, ông Hệ vừa chia sẻ: “Thời tiết nắng nóng nên sản lượng cà pháo của gia đình thu hoạch không được nhiều. Nếu như trước đây mỗi ngày tôi hái được khoảng 50 kg thì giờ chỉ hái được một nửa. Giá bán cà thời điểm này cũng chỉ đạt 11 nghìn/ kg, dù giá có tăng hơn so với đợt dịch Covid-19 nhưng vẫn rẻ so với giá bán trước đây. Bên cạnh đó, nắng nóng khiến hoa cà bị rụng, nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng như hiện tại thì hơn 1 sào cà sẽ chẳng mấy chốc mà tàn."

Làm việc dưới cái nắng như đổ lửa, thế nhưng biện pháp chống nắng của người dân nơi đây cũng rất đơn giản. Tâm sự với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Bé (thôn Đoài, xã Nam Hồng) cho hay: “Người nông dân như chúng tôi cũng chẳng có biện pháp chống nắng nào khác ngoài uống thật nhiều nước và trang bị mũ nón, quần áo dài trước khi ra đồng. Để tránh phải làm việc dưới nắng nóng thì chúng tôi cũng cố gắng dậy sớm đi làm và về sớm. Chiều khoảng 4 giờ chúng tôi cũng mới ra đồng, ra sớm thì cũng chỉ ngồi trong bóng mát chứ không thể làm gì dưới thời tiết này.”

Cũng theo chia sẻ của bà Bé, do nắng nóng, rau trồng kém hiệu quả nên nhiều người dân tại đây cũng bỏ hoang ruộng đất để chờ tới vụ sau. Để khắc phục những khó khăn do ảnh hưởng bởi thời tiết, người dân nơi đây mong muốn chính quyền địa phương có các biện pháp hỗ trợ người dân về nguồn nước để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng, giúp người dân tiếp tục gắn bó với sản xuất nông nghiệp.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.

Tin khác

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Xem thêm
Phiên bản di động