Nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cho 84 trường tiểu học tại Hà Nội và Hưng Yên

(LĐTĐ) Năm học 2021-2022, chương trình Quản lý tài chính Cha-Ching cho trẻ em tiểu học tại Việt Nam sẽ được triển khai tại 84 trường ở Hà Nội và Hưng Yên, tiếp cận hơn 22.000 học sinh tiểu học và 600 giáo viên, giúp trẻ em Việt Nam nâng cao kỹ năng quản lý tài chính.
Prudential đóng góp gần 12 tỷ đồng cùng người dân vượt qua đại dịch Covid-19 Gần 7.000 học sinh tại 6 trường tiểu học được tư vấn, khám mắt miễn phí Triển khai Giáo trình quản lý tài chính Cha-Ching tại 31 trường Tiểu học tại Hà Nội

Tiếp nối sự thành công sau 2 năm triển khai chương trình Quản lý tài chính Cha-Ching cho trẻ em tiểu học tại Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential và Tổ chức Junior Achievement Vietnam (JA Việt Nam) tiếp tục mở rộng quy mô giảng dạy giáo trình cho năm học thứ ba liên tiếp.

Chương trình Quản lý tài chính Cha-Ching là chương trình “chơi mà học, học mà chơi”, xoay quanh 4 kỹ năng cơ bản cho trẻ bao gồm: Kiếm tiền, Tiết kiệm, Tiêu tiền và Quyên góp. Năm học 2021-2022, Cha-Ching được triển khai tại 84 trường học ở Hà Nội và Hưng Yên, tiếp cận hơn 22.000 học sinh tiểu học và 600 giáo viên, giúp trẻ em Việt Nam nâng cao kỹ năng quản lý tài chính.

Nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cho 84 trường tiểu học tại Hà Nội và Hưng Yên
Giảng dạy chương trình Quản lý tài chính Cha-Ching cho học sinh tiểu học. (Ảnh tư liệu, thời điểm chưa có dịch).

Sau 2 năm triển khai tại Hà Nội và Hưng Yên, gần 26.000 học sinh thuộc 103 trường tiểu học đã được tiếp cận giáo trình Cha-Ching qua sự hướng dẫn của gần 700 giáo viên đã được nhận chứng chỉ xác nhận kỹ năng đào tạo trẻ về quản lý tài chính.

Bước sang năm thứ ba, Prudential và JA Việt Nam tiếp tục mở rộng quy mô chương trình, đem giáo trình đến với 22.000 học sinh và 600 giáo viên thuộc 84 trường tiểu học tại 2 địa phương trên. Đồng thời, các cuộc thi xoay quanh nội dung Cha-Ching sẽ tiếp tục được tổ chức, tạo sân chơi bổ ích để các em thi đua và thực hành các kỹ năng đã tiếp nhận từ chương trình.

Trong năm qua, vượt qua những trở ngại do ảnh hưởng từ Covid-19, chương trình Cha-Ching vẫn duy trì các hoạt động trên nền tảng trực tuyến, ngoài phạm vi nhà trường. Các lớp học, khóa đào tạo và khảo sát năng lực Chứng chỉ tài chính Cha-Ching (CCFA) dành cho giáo viên cũng đã được linh hoạt triển khai ngoài qua phương thức trực tuyến. Hệ thống tài liệu, video hướng dẫn, trò chơi và thử thách được Việt hóa hoàn toàn liên tục cập nhật trên website chính thức của chương trình.

Chia sẻ về chương trình, ông Phương Tiến Minh - Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam cho biết: "Là 1 dự án giáo dục trọng điểm, chương trình quản lý tài chính Cha Ching đã triển khai ở Việt Nam đến nay là năm thứ ba và được các em học sinh, trường học cũng như cộng đồng đón nhận tích cực. Tôi mong rằng Cha-Ching sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hơn nữa trong những năm tiếp theo, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho một thế hệ hiểu biết, tự tin và độc lập tài chính trong tương lai.”

Giáo trình Cha-Ching dưới sự hướng dẫn của các giáo viên được phát triển bởi Quỹ Prudence và Tổ chức Junior Achievement Asia. Tính đến năm 2021, giáo trình đã được triển khai rộng rãi cho học sinh tại các trường tiểu học tại 14 quốc gia châu Á và châu Phi. Trong 5 năm qua, có hơn 15.000 giáo viên tham gia khóa đào tạo và hơn 600.000 học sinh được học giáo trình Cha-Ching tại nhà trường.

Tại Việt Nam, giáo trình Cha-Ching được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định chất lượng và cho phép được sử dụng để giảng dạy như một hoạt động ngoại khoá, bổ trợ kiến thức quản lý tài chính cá nhân cho học sinh tiểu học từ năm học 2019-2020.

Giáo trình gồm 6 tiết học, mỗi tiết 45 phút, truyền tải kiến thức về kỹ năng mềm, tư duy chủ động và sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp, cùng trách nhiệm và thái độ tích cực với đồng tiền thông qua phương pháp học tập năng động, vui nhộn, khuyến khích học sinh thực hành. Chương trình được thiết kế để thầy cô và cha mẹ có thể tham gia và đồng hành xuyên suốt cùng trẻ trong mỗi học phần và quá trình tiếp thu thông tin.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động