Năm học 2022-2023: Đoàn kết, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Trên cơ sở những kết quả đã đạt được và khắc phục tồn tại, hạn chế trong năm học 2021-2022, ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2022-2023 là “đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”.
Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Ngành Giáo dục và Đào tạo: Nỗ lực vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ Những “mảng sáng” trong năm học 2021-2022

Hoàn thiện thể chế, tăng cường phân cấp, phần quyền trong quản lý

Năm học 2022-2023, ngành Giáo dục sẽ tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT); rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo chức năng quản lý nhà nước của Bộ; triển khai nghiên cứu xây dựng Luật Nhà giáo, Luật Học tập suốt đời.

Năm học 2022-2023: Đoàn kết, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng
Năm học 2022-2023, ngành Giáo dục quyết tâm đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động GD&ĐT.

Cùng đó, ngành Giáo dục sẽ tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực GD&ĐT theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triển giáo dục; tập trung xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai các nhiệm vụ, đề án, chương trình để cụ thể hóa các chủ trương và định hướng phát triển GD&ĐT theo từng năm và cho cả giai đoạn, bảo đảm tính hiệu quả, khả thi để thực hiện các chỉ tiêu được Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao.

Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh

Với nhiệm vụ này, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch tổng thể của ngành thích ứng với tình hình dịch Covid-19 bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng; chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 chủ động, linh hoạt để thích ứng với tình hình thiên tai, dịch bệnh, vừa bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục; triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học, phòng chống dịch bệnh và tai nạn thương tích; tăng cường tổ chức bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm; hoàn thiện cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường...

Tăng cường công tác chính trị đối với nhà giáo và học sinh, sinh viên

Năm học 2022-2023, ngành Giáo dục sẽ tăng cường công tác chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn ngành; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp thực sự gương mẫu, là tấm gương cho học sinh, sinh viên noi theo.

Ngành cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở GD&ĐT; đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường, chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục, nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết; nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng, an ninh…

Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp

Ngành Giáo dục tổ chức triển khai thực hiện quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ sung biên chế giáo viên cho các địa phương trong năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo, trong đó ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ;

Năm học 2022-2023: Đoàn kết, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ngành Giáo dục đặt ra trong năm học 2022-2023 là nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

Đồng thời chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; thực hiện đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu để bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt là bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ và môn Tin học để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3.

Thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục

Cũng trong năm học 2022-2023, ngành Giáo dục sẽ tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT; ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tập trung cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi; đẩy mạnh thu hút các nguồn lực xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực GD&ĐT.

Cùng đó, ngành sẽ tiếp tục thực hiện lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 với Kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương giai đoạn 2021-2025 để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đặc biệt tại các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

Ngành Giáo dục sẽ tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non trong điều kiện mới và triển khai thí điểm Chương trình giáo dục mầm non mới; triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11, sách giáo khoa tiếng dân tộc và tài liệu giáo dục địa phương; tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Năm học 2022-2023: Đoàn kết, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng
Tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non trong điều kiện mới và triển khai thí điểm Chương trình giáo dục mầm non mới. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, ngành cũng sẽ triển khai thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông chất lượng, hiệu quả; tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 và Quyết định 1373 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng chính sách khác; phát triển các phương thức giáo dục hòa nhập, chuyên biệt và bán chuyên biệt để đáp ứng quyền được học tập của người học là người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt…

Xây dựng quy hoạch mạng lưới và đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học

Để thực hiện nhiệm vụ này, ngành Giáo dục sẽ xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Khung chiến lược phát triển giáo dục đại học và Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học một cách toàn diện, thực chất, hiệu quả, đi vào chiều sâu gắn với trách nhiệm giải trình trong hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản; rà soát, sửa đổi, bổ sung thể chế, chính sách về thực hiện tự chủ đại học; tăng cường giải pháp phát triển khoa học, công nghệ; thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ; xây dựng nhiệm vụ khoa học công nghệ phù hợp với các nhiệm vụ chiến lược của ngành…

Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành

Ngành Giáo dục tiếp tục tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong GD&ĐT; tăng cường các điều kiện đảm bảo và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học trực tuyến và trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; tiếp tục xây dựng hạ tầng học tập quốc gia, kho học liệu số chia sẻ dùng chung toàn ngành; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học; triển khai nền tảng cung cấp các khóa học trực tuyến; khuyến khích phát triển và khai thác dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực GD&ĐT.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực GD&ĐT

Năm học 2022-2023, ngành Giáo dục sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về GD&ĐT nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm trong GD&ĐT. Đồng thời chú trọng việc thanh tra trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng trường; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố, bộ, ngành; kiểm tra các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài; kiểm tra công tác tuyển sinh trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, điều kiện đảm bảo chất lượng; kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm; kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại các cơ sở giáo dục.

Hội nhập quốc tế trong giáo dục

Năm học 2022-2023: Đoàn kết, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng
Ngành Giáo dục tiếp tục đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, khuyến khích kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín được công nhận hoạt động ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, ngành Giáo dục sẽ tăng cường hội nhập quốc tế, chủ động mở rộng hợp tác song phương, đa phương; tăng cường hợp tác và đầu tư với nước ngoài, khuyến khích hợp tác với các cơ sở giáo dục đào tạo từ các quốc gia phát triển; đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, khuyến khích kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín được công nhận hoạt động ở Việt Nam; tích cực tham gia các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế đối với giáo dục phổ thông (PASEC, PISA...) và các bảng xếp hạng trường đại học có uy tín quốc tế (THE, QS...).

Đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua trong toàn ngành

Năm học 2022-2023, toàn ngành sẽ tổ chức các phong trào thi đua thiết thực chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam; đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” gắn với các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bảo đảm thiết thực, hiệu quả; nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thi đua, khen thưởng, coi thi đua là động lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chủ động phát hiện, biểu dương và nhân rộng các tấm gương người tốt, việc tốt.

Tăng cường công tác truyền thông giáo dục

Ngành Giáo dục chủ động thông tin, truyền thông về các chủ trương, chính sách mới của ngành và việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; tăng cường phối hợp, xử lý hiệu quả các vấn đề về truyền thông, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc để xã hội, nhân dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đóng góp nhiều hơn cho ngành.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam

GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 26/7, Hội Cựu giáo chức Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục tổ chức Hội thảo khoa học “Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân (GS.VS.NGND) Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam”.
Thời gian các trường đại học công bố điểm chuẩn năm 2024

Thời gian các trường đại học công bố điểm chuẩn năm 2024

(LĐTĐ) Chậm nhất 17h ngày 19/8, các trường đại học trên cả nước sẽ công bố điểm chuẩn và thông báo kết quả trúng tuyển đợt 1.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ký ức của thầy trò Trường THCS Ba Đình

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ký ức của thầy trò Trường THCS Ba Đình

(LĐTĐ) Hình ảnh giản dị, ân cần, thân thiện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ mãi được lưu giữ dưới mái trường Trung học cơ sở (THCS) Ba Đình, thành phố Hà Nội với bao cảm xúc.
Ký ức xúc động của thầy, trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ký ức xúc động của thầy, trò Trường THPT Nguyễn Gia Thiều về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nhận tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, nhiều thế hệ thầy, trò Trường Trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) - nơi Tổng Bí thư từng gắn bó trong 6 năm học phổ thông đều bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. Nhớ về Tổng Bí thư, các thế hệ nhà giáo, học sinh của Trường đều cảm nhận sự ấm áp, khiêm nhường và vô cùng giản dị.
Học sinh Việt Nam đoạt 5 Huy chương tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế

Học sinh Việt Nam đoạt 5 Huy chương tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 2024, 6/6 học sinh Việt Nam dự thi đều đoạt Huy chương và Bằng khen với 2 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng, 1 Bằng khen.
Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe, đào tạo giáo viên

Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe, đào tạo giáo viên

(LĐTĐ) Ngày 19/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (còn gọi là điểm sàn) đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học và ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng, nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học năm 2024.
Trường Đại học Điện lực công bố điểm sàn xét tuyển năm 2024

Trường Đại học Điện lực công bố điểm sàn xét tuyển năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, Trường Đại học Điện lực có điểm sàn xét tuyển dao động từ 17,00 đến 20,00 điểm.
“Chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục

Với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội xác định việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá có vai trò hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục; đồng thời tăng hiệu quả quản trị nhà trường và tạo kết nối giữa giáo viên với học sinh, phụ huynh.
Danh sách 147 học sinh trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 ở Hà Nội

Danh sách 147 học sinh trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 ở Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố danh sách 147 học sinh trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trường Trung học phổ thông (THPT) Đoàn Kết - Hai Bà Trưng (quận Hai Bà Trưng) và Trường THPT Minh Quang (huyện Ba Vì) năm học 2024 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động