Mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay như hiện nay là hợp lý
![]() |
Qua đánh giá cho thấy việc giảm thuế BVMT đối với nhiên liệu bay đã đem lại hiệu ứng tích cực nhất định cho ngành hàng không. |
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, năm 2020, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình UBTVQH ban hành 02 Nghị quyết (Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14 ngày 27/7/2020 và Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020) quy định giảm 30% mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay (từ 3.000 đồng/lít xuống còn 2.100 đồng/lít). Tổng thời gian giảm thuế BVMT theo 02 Nghị quyết là 17 tháng (từ 01/8/2020 đến hết ngày 31/12/2021).
Gần đây, để tiếp tục hỗ trợ cho ngành hàng không phục hồi và phát triển, trên cơ sở đánh giá hiệu quả, tác động của 02 Nghị quyết nêu trên, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021 kéo dài chính sách giảm mức thuế BVMT đối với nhiên liệu liệu bay thêm một thời gian và mức giảm cũng cao hơn nhằm góp phần hỗ trợ hơn nữa đối với ngành hàng không. Cụ thể, tại Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 đã tăng mức giảm thuế BVMT đối với nhiên liệu bay từ 30% lên 50% và thời gian giảm được thực hiện cho đến hết năm 2022.
Qua đánh giá cho thấy việc giảm thuế BVMT đối với nhiên liệu bay đã đem lại hiệu ứng tích cực nhất định cho ngành hàng không nói chung và doanh nghiệp vận tải hàng không nói riêng, góp phần giúp các doanh nghiệp vận tải hàng không giảm chi phí nhiên liệu đầu vào, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
So với nhiều ngành sản xuất khác thì đối với ngành hàng không, bên cạnh được hưởng lợi từ những chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí chung, ví dụ như chính sách giảm 2% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% trong năm 2022 quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội; chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp...), gia hạn tiền thuê đất hay chính sách miễn giảm một số khoản phí, lệ phí, thì ngành hàng không còn được hưởng thêm một số chính sách hỗ trợ khác như việc giảm mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay nêu trên.
Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh cân đối ngân sách Nhà nước còn khó khăn nhưng vẫn phải đảm bảo nhiều nhiệm vụ chi quan trọng, chiến lược như chi cho công tác đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, công tác phòng, chống dịch thì các doanh nghiệp cũng cần có sự chia sẻ nhất định với Nhà nước.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều tác phẩm sắc sảo, có nét mới tại Giải “Búa liềm vàng” lần thứ VII - năm 2022

Với Đảng trọn niềm tin

Sôi nổi giải kéo co trong công nhân, viên chức, lao động huyện Thường Tín

Phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động huyện Thạch Thất

Kiểm tra công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng thị sát một số chung cư cũ

Gấp rút chuẩn bị cho Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 tại Hoàng thành Thăng Long
Tin khác

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng tiền, hỗ trợ thanh khoản
Tài chính 03/02/2023 16:44

Các ngân hàng tung ra nhiều chiêu “lì xì” hấp dẫn, hút tiền gửi sau Tết
Tài chính 30/01/2023 14:47

Đổi mới, cải cách nền tảng kinh tế vi mô
Tài chính 28/01/2023 12:41

Dự báo đường đi của tỷ giá USD/VND năm 2023
Tài chính 26/01/2023 12:05

Quy định mới về quản lý tiền công đức
Tài chính 25/01/2023 11:08

Tạo lập cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia
Tài chính 24/01/2023 17:08

Định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023 khoảng 14 - 15%
Tài chính 21/01/2023 11:50

Nhìn lại diễn biến giá cả, lạm phát năm 2022
Tài chính 20/01/2023 11:12

“Dụ” khách hàng vay vốn, rút tiền từ thẻ tín dụng để lừa đảo
Tài chính 17/01/2023 19:43

Dự báo lạm phát thấp, nhưng không thể chủ quan
Tài chính 12/01/2023 19:45