"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi" - Tiểu thuyết về đại dịch cháy hàng sau 5 ngày ra mắt
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch |
Đây là tiểu thuyết thứ hai của Hồ Điệp Thanh Thanh, sau thành công của "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021). Thoạt nhìn, với bìa sách màu tím của hoa bằng lăng và hình ảnh đôi trai gái nhìn nhau say đắm, nhiều người có thể ngỡ đây là một câu chuyện tình yêu đơn thuần.
Tuy nhiên, như nhà văn Di Li nhận xét: "Thực sự đây không phải truyện ngôn tình mà nó thấm đẫm hiện thực. Điều tác giả nói nhiều hơn chuyện tình cảm đó là ranh giới giữa sự sống và cái chết".
Tác phẩm "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". |
Bối cảnh của câu chuyện được đặt trong một thành phố giả tưởng mang tên Nam Yên, giữa tâm điểm của đại dịch Moros+. Dù là hư cấu, nhưng những trang viết đã chạm đến ký ức còn mới nguyên của mỗi người về đại dịch Covid-19. Qua lăng kính của tình yêu giữa cô bác sĩ Hạ Vũ và một bệnh nhân đặc biệt, tác giả đã khéo léo phản ánh nhiều góc khuất của số phận con người và xã hội trong thời khắc khó khăn nhất.
Một điều đáng ngạc nhiên là dù các nhân vật trong truyện hầu như đều khoác trên mình bộ đồ bảo hộ y tế kín mít, tác giả vẫn có thể khắc họa sinh động tâm tư, tình cảm của họ. Tình yêu thuần khiết nảy nở giữa cô bác sĩ "mỏng manh dễ vỡ, nhưng có trái tim sôi nổi nhiệt tình" và chàng bệnh nhân có nhiều ẩn ức trong quá khứ trở thành điểm sáng của tác phẩm.
Tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh tại buổi ra mắt sách. |
Giảng viên Thạch Lựu (Đại học Quy Nhơn) chia sẻ: "Bằng ngòi bút tiểu thuyết vừa bao quát, vừa chi tiết, sắc nét, Hồ Điệp Thanh Thanh đã làm sống lại những ký ức đau thương vẫn mới tinh như thể hôm qua, như để nhắc người đọc không được quên, rằng đã có lúc loài người đã đau đớn như thế, nhỏ bé như thế."
Bà Phương Thùy, Trưởng ban Văn học, Nhà xuất bản Văn học, nhận định đây là "một kiểu ngôn tình rất Việt Nam, dung dị, ấm áp và ngời tình người". Tác phẩm cho thấy rõ tình yêu, lòng bao dung và nhiệt huyết của những con người hết lòng vì nghề nghiệp, vì xã hội chính là chìa khóa hóa giải mọi nghịch cảnh, làm nên phép nhiệm màu trong thực tại.
"Trong dịch bệnh, trước ranh giới sự sống - cái chết, mỗi con người đã bộc lộ hết những bản năng của mình, những yêu thương, bao dung, trách nhiệm, và cũng bộc lộ cả những khoảng cách giữa nhân bản, vị tha và ích kỷ, thấp hèn", nhà báo Hiền Hương, báo Lao Động nhận xét về tác phẩm.
Nhận thấy giá trị nhân văn của tác phẩm, nhiều nghệ sĩ đã tích cực ủng hộ việc phổ biến sách đến độc giả trẻ. TS. NSƯT Tân Nhàn, Trưởng Khoa thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã dành 100 triệu đồng mua sách tặng sinh viên. Trung tâm nghệ thuật Vàng son một thuở cũng đã mua 100 bản sách để tặng học viên.
Đáp ứng nhu cầu của độc giả đa dạng, đặc biệt là độc giả lớn tuổi, phiên bản tái bản sẽ có cỡ chữ lớn hơn, nâng tổng số trang từ 552 lên gần 700 trang. Tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh chia sẻ: "Tôi rất xúc động khi tác phẩm được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Mặc dù xuyên suốt tác phẩm là câu chuyện tình cảm của đôi bạn trẻ giữa mùa dịch, nhưng rất nhiều độc giả trung niên, lớn tuổi đã mua và đọc tác phẩm. Họ phản hồi, điều khiến họ đồng cảm chính là hơi thở cuộc sống, là nhân sinh, là số phận, là tình người trong đại dịch mà mỗi người đều đã từng trải qua hoặc chứng kiến".
Qua hai tác phẩm, Hồ Điệp Thanh Thanh đã khẳng định phong cách viết trữ tình, lãng mạn, khéo léo trong việc chạm đến cảm xúc độc giả qua những câu chuyện nhân sinh thấm đẫm tình người. Các tác phẩm của chị luôn mang đến những câu chuyện có đau khổ, bất hạnh nhưng không thiếu những khoảnh khắc ấm áp và ngọt ngào của tình người.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40