Mong những khó khăn sớm qua mau!
Mất 81 triệu việc làm do Covid-19 gây xáo trộn thị trường lao động Hà Nội hỗ trợ người lao động bị mất việc làm do dịch Covid -19 Đại dịch Covid-19 khiến nhiều lao động nữ đối mặt với rủi ro |
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều lao động trẻ đã phải ngừng việc. Ảnh minh họa- B.D |
Theo số liệu tại buổi họp báo chuyên đề về điều tra lao động - việc làm quý 4 và năm 2020 của Tổng cục Thống kê diễn ra sáng 6/1 tại Hà Nội, tính đến tháng 12/2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,…
Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 71,6% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 64,7% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 26,4%.
Mặc dù số lao động có việc làm quý 4/2020 tăng mạnh so với 2 quý trước đó, nhưng do sự giảm sâu của lực lượng này trong quý 2 đã khiến số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế tính chung cả năm 2020 giảm mạnh so với năm 2019. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53,4 triệu người, giảm 1,3 triệu người so với năm 2019 (tương ứng giảm 2,36%).
“Biến động trên hoàn toàn trái ngược với xu hướng tăng việc làm hàng năm giai đoạn 2010-2019. Trong giai đoạn này, số lao động có việc làm liên tục tăng qua các năm, bình quân mỗi năm tăng hơn 600 nghìn người. Mức giảm lao động có việc làm trong năm 2020 là điều chưa từng xảy ra trong suốt một thập kỷ qua”- Tổng cục Thống kê đánh giá.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2020, số lao động có việc làm phi chính thức là 20,3 triệu người, tăng 119,1 nghìn người, trong khi số lao động có việc làm chính thức là 15,8 triệu người giảm 21,1 nghìn người so với năm 2019. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức năm 2020 là 56,2%, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với năm 2019.
Tình trạng tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng cao trong năm 2020 trái ngược với xu thế giảm tỷ lệ này trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 2016-2019 trước khi dịch Covid-19, bình quân lao động chính thức tăng 5,6%/năm, lao động phi chính thức tăng 3,6%/năm. Tốc độ tăng lao động chính thức cao gấp 1,6 lần tốc độ tăng lao động phi chính thức kéo theo tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức giảm dần qua các năm.
Trong năm 2020, đại dịch Covid-19 cũng khiến thu nhập bình quân tháng từ công việc của người lao động giảm ở cả ba khu vực kinh tế. Theo đó, thu nhập bình quân của người lao động là 5,5 triệu đồng, giảm 2,3% so với năm 2019 (tương ứng giảm 128 nghìn đồng). Đặc biệt, thu nhập của lao động ngành dịch vụ bị giảm sâu nhất, giảm 215 nghìn đồng; tiếp đến là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 156 nghìn đồng. Mức giảm thu nhập của lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng là thấp nhất, giảm 100 nghìn đồng/người/tháng.
Thiên tai, dịch họa là những yếu tố bất khả kháng, không ai muốn nhưng phải chấp nhận với thực tế. Đại dịch Covid-19 cũng vậy. Trong suốt năm qua cũng như hiện tại đang là thời kỳ khó khăn đối với cộng đồng doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, trong khó khăn, họ lại thể hiện tinh thần “hạt muối cắn đôi, cọng rau sẻ nửa”, cộng đồng trách nhiệm, đoàn kết trụ cùng doanh nghiệp, mong Covid-19 được khống chế hoàn toàn để bắt tay vào lao động, sản xuất, kinh doanh. Việc làm, thu nhập sẽ lại có; cuộc sống trở lại trạng thái bình thường và hồi sinh mạnh mẽ…!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00