Mất 81 triệu việc làm do Covid-19 gây xáo trộn thị trường lao động
Phiên giao dịch việc làm online kết nối Hà Nội với 5 tỉnh lân cận Phiên Giao dịch việc làm lưu động quận Tây Hồ: Hơn 1.200 chỉ tiêu chờ người lao động Gia tăng số lao động học nghề |
Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mức sụt giảm thời giờ làm việc khổng lồ gây nên bởi cuộc khủng hoảng Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm và thu nhập ở Châu Á và Thái Bình Dương.
Theo ILO, mức sụt giảm thời giờ làm việc khổng lồ gây nên bởi cuộc khủng hoảng Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm và thu nhập ở Châu Á và Thái Bình Dương. Ảnh minh họa |
Báo cáo Triển vọng việc làm và xã hội châu Á - Thái Bình Dương 2020: Vượt qua khủng hoảng, hướng tới một tương lai việc làm lấy con người làm trung tâm ước tính hậu quả về kinh tế mà đại dịch Covid-19 gây nên là mức tổn thất khoảng 81 triệu việc làm trong năm 2020. Ở hầu như tất cả các nền kinh tế có số liệu 2020 theo quý, số lượng việc làm đều giảm so với năm 2019.
Cuộc khủng hoảng đã và đang gây nên tác động ngày càng sâu rộng, tình trạng thiếu việc làm ngày một gia tăng khi hàng triệu người lao động bị yêu cầu cắt giảm thời giờ làm việc hoặc thậm chí là không làm giờ nào. Nhìn chung, ước tính thời giờ làm việc ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương đã giảm 15,2% trong quý II và 10,7% trong quý III năm 2020 so với mức trước khủng hoảng.
Tổn thất về thời giờ làm việc cũng bị ảnh hưởng bởi hàng triệu người rời bỏ lực lượng lao động hay rơi vào tình trạng thất nghiệp khi khu vực không tạo được việc làm mới. Sử dụng số liệu quý sẵn có, báo cáo đã đưa ra ước tính ban đầu về tỷ lệ thất nghiệp khu vực, theo đó tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng từ 4,4% năm 2019 lên mức 5,2% - 5,7% trong năm 2020.
Theo bà Chihoko Asada Miyakawa, Phó Tổng Giám đốc ILO kiêm Giám đốc Văn phòng ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương: “Đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào các thị trường lao động của khu vực, và không nhiều chính phủ trong khu vực có khả năng sẵn sàng giải quyết. Diện bao phủ an sinh xã hội thấp và năng lực thể chế hạn chế của nhiều quốc gia khiến cho họ khó có khả năng giúp doanh nghiệp và người lao động đứng vững trên đôi chân của mình, tình hình này trở nên phức tạp hơn khi còn quá nhiều người lao động hiện vẫn làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức. Những điểm yếu tồn tại từ thời kỳ tiền khủng hoảng này đã khiến quá nhiều người phải gánh chịu nỗi đau do mất an ninh kinh tế khi đại dịch bùng phát và gây nên tổn thất về thời giờ làm việc và việc làm.”
Phụ nữ và thanh niên bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề
Báo cáo cho biết, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều ghi nhận mức sụt giảm về thời giờ làm việc và việc làm của phụ nữ lớn hơn so với nam giới. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng dễ bị vào tình trạng không còn hoạt động kinh tế hơn nam giới. Thanh niên cũng đặc biệt bị ảnh hưởng bởi thời giờ làm việc sụt giảm và mất việc làm. Tỷ trọng thanh niên trong toàn bộ số việc làm mất đi cao hơn trong tổng số việc làm 3 đến 18 lần.
“Báo cáo đã cho thấy một bức tranh rõ ràng về việc thanh niên và phụ nữ bị đẩy ra khỏi công việc như thế nào so với những lao động khác,” bà Sara Elder, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp thuộc Văn phòng ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời là tác giả chính của báo cáo, cho biết. “Với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhiều khả năng là thanh niên sẽ khó có thể cạnh tranh để kiếm được việc làm mới. Kể cả khi họ có thể tìm được việc làm thì có thể công việc đó cũng không phù hợp với nguyện vọng của họ. Hàng triệu phụ nữ cũng phải trả giá đắt và những người đã rời khỏi lực lượng lao động có thể sẽ phải mất hàng năm trời để có thể quay trở lại làm việc toàn thời gian.”
Thu nhập từ việc làm cũng là nạn nhân của cuộc khủng hoảng
Do số giờ làm việc được trả lương ít hơn, thu nhập trung bình cũng giảm. Nhìn chung, ước tính thu nhập từ việc làm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong ba quý đầu năm 2020 đã giảm khoảng 10%, tương đương với mức giảm 3% trong tổng sản phẩm quốc nội. Một hệ quả khác là sự gia tăng các mức độ người có việc làm vẫn nghèo. Tính về con số tuyệt đối, ước tính ban đầu mà báo cáo đưa ra là sẽ có thêm 22 đến 25 triệu người có thể rơi vào tình trạng có việc làm vẫn nghèo, khiến tổng số người có việc làm vẫn nghèo (những người có thu nhập chưa đến 1,90 đô la Mỹ một ngày) của khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng lên mức 94 đến 98 triệu người vào năm 2020.
Báo cáo cũng đưa ra cảnh báo rằng xét đến quy mô thiệt hại gây nên đối với thị trường lao động, quy mô tổng thể của những phản ứng tài khóa của khu vực hiện là không đủ, đặc biệt là ở những nền kinh tế đang phát triển trong khu vực. Do tồn tại những khoảng trống trong chi tiêu tài khóa, cuộc khủng hoảng có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo bà Elder: “Xét về mặt tích cực, chúng ta có thể đưa ra trong báo cáo này rằng nỗ lực của chính phủ nhằm giúp các doanh nghiệp giữ chân người lao động mặc dù thời giờ làm việc giảm đi đã và đang phát huy hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng tổn thất việc làm trầm trọng hơn. Với những bằng chứng ngày càng rõ ràng cho thấy các chính sách an sinh xã hội và việc làm giúp duy trì việc làm và thu nhập, hy vọng rằng cuộc khủng hoảng sẽ dẫn tới các khoản đầu tư lớn hơn và lâu dài hơn trong các lĩnh vực cần thiết nhằm tăng sức chống chịu và thúc đẩy một tương lai việc làm lấy con người làm trung tâm.”
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư trần hỏng, nước tràn vào nhà
Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3
Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng
Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái
Tin khác
Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ
Đề án Hà Nội 05/09/2024 07:21
Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô
Việc làm 02/09/2024 17:16
Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Việc làm 29/08/2024 14:53
Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”
Việc làm 27/08/2024 10:14
Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động
Infographic 25/08/2024 17:08
Hà Nội: Nhà tuyển dụng chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng nghề
Việc làm 23/08/2024 23:09
Xem xét chuyển 7.191 viên chức thành công chức
Việc làm 23/08/2024 23:06
Cơ hội việc làm cho hàng trăm sinh viên ngành báo chí, truyền thông
Việc làm 23/08/2024 22:14
Nhiều doanh nghiệp bị phạt vì coi thường an toàn lao động
Việc làm 23/08/2024 08:06
Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm
Việc làm 20/08/2024 16:27