Phong tục rửa trang sức, tiền trước giao thừa của người Thái Tây Bắc:

Mong năm mới bình an, sung túc

Thời khắc giao thừa là thời điểm thiêng liêng và được mong đợi nhất được người Thái nói chung và người Thái Tây Bắc nói riêng gọi là “Pi Mâư”. Khác với nhiều dân tộc khác, người Thái Tây Bắc có nhiều phong tục tập quán độc đáo khi đón giao thừa.
mong nam moi binh an sung tuc Hà Nội: "Tứ trấn" hút khách đi lễ đầu xuân

Một trong những phong tục được người Thái Tây Bắc lưu giữ và bảo tồn qua nhiều đời đó là tục rửa đồ trang sức, hoặc tiền cũ bằng vàng, bạc trước giao thừa. Ý nghĩa của phong tục này là để cầu mong một năm mới bình an, sung túc, sinh sôi nẩy nở dồi dào phúc lộc.

Đối với người dân tộc Thái sống ở khu vực phía Tây Bắc của Tổ quốc, Tết Nguyên Đán là một trong những lễ hội quan trọng và lớn nhất trong năm. Trước Tết một tháng, nhà nhà người người đã nhộn nhịp tưng bừng chuẩn bị đón một mùa xuân mới. Không khí Tết tràn ngập trên khắp các bản làng, núi đồi khi những cành hoa mơ, hoa mận, có năm có cả hoa ban, nở trắng xóa, khi những tiếng chày giã bánh, giã gạo vang lên từ những nếp nhà sàn ven núi. Đến ngày 30 Tết, nếu bước vào các bản Thái sẽ thấy một bầu không khí khác hẳn, đường xá quang đãng, sạch sẽ. Mùi rượu cần, hoa đào, trầm hương, cơm lam và các thứ bánh truyền thống bay lên từ các nếp nhà cùng những làn khói tím làm cho mùa xuân thêm ấm áp.

mong nam moi binh an sung tuc
Nhà nghiên cứu văn hóa Đào Quang Tố.

Thời khắc giao thừa là thời điểm thiêng liêng và được mong đợi nhất được người Thái gọi là “Pi Mâư”. Trước khi chuẩn bị sang năm mới vài giờ hoặc vài phút, những người già sẽ thức dậy mang hết những đồ trang sức hoặc đồng tiền cũ bằng vàng, bạc đem ra rửa. Đây là một tục lệ rất quan trọng, không phải tộc người nào cũng làm, thường chỉ có những người già trong một số dòng họ có tục hỏa táng là rửa tiền. Sau khi rửa xong, người ta đem lau khô rồi lại cất vào chỗ cũ và cầu mong một năm mới bình an, sung túc hơn nữa.

Gặp gỡ nhà nghiên cứu văn hóa Đào Quang Tố - người còn được biết đến với cái tên Quàng Công (Công là người có ơn, có công; Quàng là cái họ cha ông bao đời người Thái đã mang), là người đã có nhiều công trình nghiên cứu về những phong tục tập quán đặc sắc của người Thái, được biết một số công trình của ông đã được Viện Văn hóa và Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, báo chí, truyền hình, nghiệm thu, sử dụng. Mới đây nhất, bộ chữ Thái cổ Yên Châu do ông và cộng sự sưu tầm, đã được Dự án Bảo tồn di sản văn hóa của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tài trợ.

Nói về phong tục rửa tiền độc đáo trước giao thừa của người Thái Tây Bắc, ông Đào Quang Tố cho biết: Tục rửa tiền vào dịp Đắp bươn pi mâư (hết tháng12 vào năm mới) chỉ thực hiện ở một số dòng họ của người Thái đen như Quàng, Vì, Lò... Đồng tiền xưa (bạc trắng) có ý nghĩa tâm linh rất lớn. Nhờ có tổ tiên thần linh, trời đất, chủ nước, chủ đất phù hộ mới có, nên Tết đến, phải trả ơn họ bằng 2 lễ cúng: Trước 3 tháng và trước 3 ngày. Nghi lễ được thực hiện rất nghiêm túc, ông chủ đi tắm rửa sạch sẽ, nhất là 2 tay và mặt, kiêng phụ nữ để hành lễ rửa tiền. Phụ nữ chỉ được đi lấy nước ở nơi đùn ra trong lòng đất (nắm bo) bằng cái ống nước mới làm, nước đó được mang về và để vào một chỗ kín không cho ai biết. Nghi lễ rửa tiền làm bí mật, vì vậy ngoài phụ nữ thì trẻ con, tuyệt đối không được biết.

mong nam moi binh an sung tuc
Người Thái Tây Bắc đi ăn Tết. Ảnh: Đào Quang Tố.

Để tiến hành nghi lễ rửa tiền, người ta mang những đồng tiền để lên mẹt (tiền bạc không để hòm rương mà chôn trong hũ). Lúc đó ông chủ (ông chủ chết thì con trai cả được làm) có lời khấn gọi là Lẩu Lang (lời khấn nôm na ngắn gọn) Sau đó, đổ nước ra một chậu đồng hoặc chậu sành để rửa và giữ lấy nước (quý). Rửa từng đồng tiền, vừa nói lời cám ơn tổ tiên, chủ đất, chủ nước đã cho mình. Tiếp tục, lấy nước đã rửa tiền dùng tay trân trọng vẩy ra sàn Sia (quan trọng), một ít vẩy xuống gầm sàn, một ít vẩy lên trời rồi rơi đâu cũng được. Ý nghĩa của việc làm này là trả công cho trời đất tổ tiên thần linh. Sau cùng, dùng vải thổ cẩm lau sạch cho vào hũ như của và đem chôn trong đên 30 trời càng tối càng tốt. Ý nghĩa của việc làm này là không để ma quỷ người xấu nhìn thấy thì đồng tiền không hay ở với chủ, hoặc mất linh thiêng. Đồng tiền chỉ dùng phát lộc cho con cháu đi ở riêng lấy vợ, lấy chồng… Đến tận ngày nay, người Thái không mở ví tiền để cho người khác nhìn thấy, vì sợ đồng tiền mất thiêng, ra đi không chịu ở với mình.

Người Thái Tây Bắc tin vào sức mạnh của nước có thể gột rửa tất cả và mang đến cho họ những niềm vui, niềm hạnh phúc với muôn vàn điều tươi mới nhất. Đặc biệt là nước trong ngày mùng 1 đầu năm mới, họ tin vào thời điểm đất trời chuyển giao này nước cũng đã được thay nguồn là nước mới. Từ “nặm mâư” trong tiếng Thái nghĩa bóng là giao thừa, nhưng thực chất dịch theo nghĩa đen nó có nghĩa là “nước mới”. Giao thừa của người Thái cũng gắn liền với nước như vậy. Mọi người cố gắng dậy thật sớm, mang theo những ống tre, ống nứa để đựng nước từ suối về. Tất cả nước của năm cũ được đổ dồn vào những chum vại khác, những ống tre nứa còn lại trong nhà thì dùng để đựng nước mới. Tầm 5, 6 giờ sáng mùng 1 Tết, khi trời còn tờ mờ sương, ta đã nghe thấy tiếng long tong va đập của ống tre nứa ngoài đường, đó là lúc người Thái đi lấy nước đầu năm như đi mở hội.

Sau giao thừa và những ngày tiếp theo, người Thái Tây Bắc nổi trống chiêng, mặc đồ trang sức mới, như khăn piêu, xà tích những vòng xòe, điệu múa sạp xuất hiện nối tiếp nhau trong men rượu cần và tiếng khèn sáo dìu dặt, họ lại tưng bừng chào mừng một mùa xuân mới trên bản Thái và trên khắp đất nước Việt Nam.

Phong tục, tập quán đón Tết của người Thái dù đôi nét có khác nhau với những phong tục tập quán của các dân tộc khác, nhưng đều có một điểm chung là đón chào một năm mới, đầy khát vọng ấm no hạnh phúc, họ xóa đi những gì va chạm nhau trong quá trình sinh sống, để cùng nắm tay vào vòng xòe vào chum rượu cần đón một năm mới. Đó là nét nhân văn, ở khát vọng ấm no, hạnh phúc thịnh vượng của mỗi cá nhân, gia đình và Tổ quốc.

Trần Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, quyền lợi bảo hiểm xã hội với việc công nhận và hỗ trợ 35 nhóm bệnh nghề nghiệp, phù hợp với quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Thông tư 15/2016/TT-BYT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2023/TT-BYT) quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

(LĐTĐ) Qua sự phát động, triển khai sâu rộng, hướng dẫn sát sao của Công đoàn, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu "Công nhân giỏi" trong công nhân lao động Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đã diễn ra sôi nổi, có sức lan tỏa và đạt những kết quả thiết thực.
Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các điểm đến du lịch ở Hà Tĩnh thu hút hàng vạn du khách, nổi bật trong đó có bãi biển Xuân Thành.
Du khách đổ về tham quan Tam Cốc - Bích Động dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du khách đổ về tham quan Tam Cốc - Bích Động dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng du khách từ nhiều nơi vẫn nườm nượp đổ về quần thể danh thắng Tam Cốc - Bích Động (tỉnh Ninh Bình) để tham quan, vui chơi trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Hà Nội thu hút gần 1,2 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng

Hà Nội thu hút gần 1,2 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng

(LĐTĐ) Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu hút 1,132 tỷ USD vốn FDI. Trong đó, đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1,008 tỷ USD; 47 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 79 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 65 lượt, đạt 45 triệu USD.
Trời nắng như đổ lửa, du khách ở Nha Trang “chen chân” tắm biển

Trời nắng như đổ lửa, du khách ở Nha Trang “chen chân” tắm biển

(LĐTĐ) Ngày thứ 4 trong kỳ nghỉ lễ, 30/4 - 1/5, thời tiết vẫn nắng nóng gay gắt nên hàng chục nghìn người dân và du khách ở Nha Trang (Khánh Hoà) “chen chân” tắm mát và vui chơi.
Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

(LĐTĐ) Sự quan tâm không lời, những vòng tay âm ấp nỗi niềm, là tấm chân tình mà cô gái kia tìm thấy nơi người đàn ông của đời mình. Anh, không chỉ là người yêu mà còn là người bạn, người thầy và là điểm tự vững chắc giữa dòng đời đầy biến động. Mỗi cảm xúc, từ những điều bé nhỏ nhất, đều đượm tình và sâu lắng, khiến cuộc sống của cô trở nên trọn vẹn. Cô ấy tìm thấy hạnh phúc trong vòng tay của một người đàn ông không chỉ là tri kỷ mà còn là tấm gương về sự lo lắng, chăm sóc, và yêu thương không bao giờ phai.

Tin khác

Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

(LĐTĐ) Sau 4 năm không tổ chức vì những lý do khách quan, năm nay, lễ thả hoa đăng được tổ chức trở lại tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hoà), 15.000 chiếc đèn hoa đăng từ trên 24 chiếc ghe đã được thả xuống dòng sông Cái - đoạn đi qua Khu di tích tháp Bà Ponagar.
Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

(LĐTĐ) Ngày 29/4, tại Đình Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình tổ chức Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại.
Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

(LĐTĐ) Trải qua bao thăng trầm, biến cố, đình, chùa Liên Ngạc (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) vẫn được cán bộ và nhân dân địa phương nỗ lực giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa tâm linh.
Chúng ta của sau này

Chúng ta của sau này

(LĐTĐ) Hà Nội đầu hạ bị cái oi bức của nắng chiếm giữ. Những tia sáng gắt gao oằn mình trên các khu nhà cao tầng của thành thị. Và tại một trong những tòa nhà cao tầng đầy ắp những người phải lao động trí óc không ngơi tay ấy, chiếc cà vạt khiến cho tôi càng như mắc kẹt trong không khí nóng bừng. Cả bộ tây trang này nữa. Chúng chẳng khiến tôi thấy mình trông trang trọng hơn tí nào, thay vào đó, tôi đâm ra lo ngay ngáy rằng liệu đối tác có để ý những vệt mồ hôi đầy mỏi mệt đang lăn trên cổ áo của tôi hay không.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

(LĐTĐ) Mới đây, hơn 1.600 em học sinh khắp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tề tựu về cung đường tổ chức giải chạy bộ Bước chân yêu thương - Kids Run 2024 (quận 12). Bên cạnh các em học sinh, nhiều phụ huynh cũng có mặt để động viên con hoàn thành chặng đua.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động