Mong có chính sách đặc thù cho giáo viên mầm non

(LĐTĐ) Áp lực công việc lớn, trong khi mức thu nhập trung bình chỉ từ 5 - 7 triệu đồng/tháng, đa phần giáo viên mầm non đều gặp khó khăn do thu nhập không đủ trang trải cuộc sống. Do đó, việc quan tâm tăng phụ cấp, lương và có những chính sách đặc thù ưu tiên cho giáo viên mầm non sẽ là biện pháp hữu hiệu để bảo toàn nguồn nhân lực cho ngành Giáo dục Thủ đô.
Hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do Covid-19 Chất lượng đội ngũ và lương giáo viên mầm non chưa tương xứng với công việc Giáo viên mầm non tư thục: “Khổ mà không thể kêu ai”

Công việc bận rộn, nhiều áp lực

Gắn bó với nghề giáo viên bậc học mầm non đến nay đã gần chục năm, chị L.T.M.L, giáo viên đang công tác tại trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Trì cho biết, mỗi ngày chị phải dậy từ 6 giờ sáng, tới trường vệ sinh lớp học cho kịp giờ đón trẻ. Công việc thường ngày ở trường ngoài việc dạy học cho trẻ thì chị M.L còn phải lo từng bữa ăn, giấc ngủ, kiêm việc dỗ dành trẻ…“Trong lớp học, việc các bé tranh giành đồ chơi, xô xát nhau là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, giáo viên đứng lớp phải để ý, quan sát các con toàn thời gian nhằm hạn chế tối đa nhất những hoạt động gây thương tích cho trẻ. Cùng với đó, có những bé dù đến tuổi đi học nhưng vẫn chưa biết xin đi vệ sinh nên các cô cũng phải đưa vào rèn nếp khá vất vả.”- chị M.L cho hay.

Mong có chính sách đặc thù cho giáo viên mầm non
Mặc dù phải chịu áp lực công việc lớn, song thu nhập của giáo viên mầm non hiện nay vẫn khá thấp.

Không chỉ bận rộn với công việc trên lớp, khi về nhà chị M.L cũng phải tranh thủ thời gian để xử lý những công việc còn dang dở như hồ sơ, sổ sách. Những việc nhỏ nhặt song lại chiếm phần lớn thời gian của chị M.L. Có những ngày con ốm, chị M.L vừa chăm con, vừa thức khuya làm việc để chuẩn bị cho ngày làm việc vào sáng sớm hôm sau. “Có những thời điểm tôi cảm thấy mệt vì thời gian làm việc dài, áp lực vì hệ thống hồ sơ, sổ sách, soạn giáo án nhiều, nhưng cũng phải tự động viên bản thân cố gắng nhiều hơn nữa vì đây là con đường mình đã lựa chọn và mình phải có trách nhiệm với lựa chọn của mình.”- chị M.L nói.

Đồng quan điểm với chị L.T.M.L, chị Đ.T.L, giáo viên trường mầm non trên địa bàn quận Hà Đông chia sẻ, chị cũng gặp nhiều khó khăn trong công việc do đặc thù của nghề. Cùng với việc dạy dỗ, lo bữa ăn giấc ngủ cho trẻ thì việc làm thêm giờ ở giáo viên mầm non gần như là tất yếu. Theo cô Đ.T.L, tại trường nơi cô công tác, ngoài thời gian đón trả trẻ, các cô phải dọn lớp, đảm bảo vệ sinh lớp học trước, trong và sau khi có trẻ; phải thường xuyên tự làm mới lớp học thông qua việc tự thiết kế các đồ chơi, dụng dụ dạy học sao cho rẻ - đẹp - bền và còn phải thu hút được trẻ…

Với đặc thù công việc đi sớm, về muộn, những cô giáo mầm non như chị Đ.T.L chịu rất nhiều thiệt thòi khi không có nhiều thời gian dành cho gia đình. “Để cân đối thời gian giữa công việc và gia đình theo tôi là rất khó, bởi vậy, rất cần sự thông cảm của những người thân trong gia đình, đặc biệt là chồng. Rất may, việc đưa đón, dạy dỗ con, cơm nước… cho các con được chồng tôi hỗ trợ và san sẻ rất nhiều”- chị Đ.T.L chia sẻ.

Thu nhập chưa tương xứng

Bận rộn và áp lực là thế, tuy nhiên thu nhập hằng tháng của các giáo viên mầm non lại chưa tương xứng với những công sức họ bỏ ra, cũng như chẳng thể giúp họ trang trải đủ cuộc sống. Chia sẻ với phóng viên, chị L.T.X.P, giáo viên trường mầm non tại huyện Phúc Thọ cho biết, thu nhập của chị hiện nay vào khoảng gần 8 triệu đồng/ tháng. Hiện tại, vợ chồng chị đang nuôi bố mẹ già và 2 con nhỏ đang tuổi đi học. Trong khi đó, chồng chị là lao động tự do, thu nhập bấp bênh nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Cũng chính bởi thu nhập còn thấp nên sau những giờ dạy trên lớp, chị P phải tận dụng đất vườn để làm trang trại, gia tăng thu nhập để lo cho gia đình.

Còn chị Đ.T.L thì cho rằng, giáo viên mầm non có thu nhập khá khiêm tốn so với các ngành nghề khác và ngay với chính hệ thống giáo viên. “Tôi công tác ở trường từ năm 2014, hiện tại, lương của tôi là ở bậc 3, tính ra chỉ khoảng gần 7 triệu đồng. Mức thu nhập này ở Hà Nội sẽ phải co kéo rất nhiều mới đủ chi tiêu. Thu nhập thấp, lại áp lực về thời gian, tinh thần luôn căng thẳng, nhiều lúc tôi cũng từng nghĩ đến bỏ nghề. Thực tế cho thấy, hiện nay các bạn trẻ cũng rất ít người lựa chọn nghề giáo viên vì thu nhập không cao và rất vất vả”- chị Đ.T.L cho hay.

Với những khó khăn trên, đa phần các cô giáo đều bày tỏ mong muốn sẽ có những chính sách phù hợp dành cho giáo viên mầm non. Theo bà Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Thanh Lâm A (huyện Mê Linh), đặc thù công việc của giáo viên mầm non có nhiều khó khăn và áp lực. “Qua nắm bắt hoàn cảnh cán bộ, giáo viên, nhân viên tại trường, có rất nhiều giáo viên mầm non phải đi làm thêm các công việc khác. Ngoài thời gian dạy trên lớp, các cô phải kiêm thêm nghề tay trái như bán hàng online, đi làm thêm vào ngày thứ bảy, chủ nhật để có thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống.”- bà Hương cho hay.

Bày tỏ suy nghĩ trước tình trạng giáo viên mầm non phải nghỉ việc vì lương thấp, bà Hương cho biết, những giáo viên mầm non hiện nay vẫn vừa làm vừa chờ đợi sự quan tâm của Nhà nước. Theo bà Hương, vừa qua, tại sự kiện "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, thời gian tới dự kiến sẽ tăng phụ cấp 10% cho giáo viên bậc mầm non, 5% cho bậc tiểu học. Đây cũng là bước khởi đầu để giáo mầm non yên tâm hơn. Song dù tăng 10% thì mức thu nhập của giáo viên vẫn rất thấp, do đó, bà Hương mong muốn Nhà nước cần xem lại hệ số lương, bậc lương chế độ phụ cấp của giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng để có mức thu nhập tương xứng với đặc thù công việc, thời gian đóng góp.

“Ngoài việc tăng phụ cấp, lương, tôi cũng mong công việc của giáo viên mầm non sẽ được xét vào ngành nghề nặng nhọc độc hại để các cô có thể về hưu vào năm 55 tuổi. Với tâm lý, độ tuổi của trẻ, cô giáo lớn tuổi làm công việc này sẽ không thể đáp ứng được công tác giáo dục, chăm sóc trẻ. Độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non 55 tuổi là hợp lý. Còn đến 60 tuổi vẫn chăm sóc trẻ thì là gánh nặng rất lớn với cả giáo viên và học sinh.”- bà Hương cho hay.

Lương Hằng

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

(LĐTĐ) Liên quan đến việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 khi chưa được phép của cơ quan quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh.
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Liên quan đến nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán khi có thông tin phản ánh đề thi giống đề ôn tập của học sinh ở quận khác, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương triệu tập các thành viên có trách nhiệm để kiểm tra, xác minh.
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024  sẽ diễn ra vào ngày 9/11

Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 242/KH-UBND tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 để biểu dương, tôn vinh các em học sinh, sinh viên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

(LĐTĐ) Việc tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài xuất phát từ đòi hỏi thực tế khi mạng lưới các trường này trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển nhanh, cũng như nhu cầu, nguyện vọng học tập của con em nhân dân Thủ đô cũng ngày càng đa dạng.
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

(LĐTĐ) Không chỉ thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, Công đoàn Trường THCS Quang Lãng còn tham gia tổ chức tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

(LĐTĐ) Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt. Nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là người học.
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc

Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc

(LĐTĐ) Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống theo nghề giáo ở huyện Thanh Trì (Hà Nội), Nguyễn Trung Hiếu đã nỗ lực không ngừng, đỗ vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền và với thành tích tiêu biểu trong 4 năm học đại học, Hiếu vừa vinh dự được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vinh danh thủ khoa tốt nghiệp đại học xuất sắc năm 2024, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục

Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Công tác xã hội hóa giáo dục trong 10 năm qua không chỉ góp phần to lớn trong việc cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Xem thêm
Phiên bản di động