Giáo viên mầm non tư thục: “Khổ mà không thể kêu ai”
Giáo viên mầm non tư thục phải được bồi dưỡng nghiệp vụ Infographic: Chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do Covid-19 |
3 năm làm giáo viên mầm non, từng có lúc chị Hiền nghĩ đến chuyện bỏ nghề. Ảnh: Lương Hạnh |
Vật vã vì dịch
Sau khi tốt nghiệp đại học, chị Dương Thị Thanh Hiền (SN 1998, Lào Cai) xin làm giáo viên một trường mầm non công lập gần nhà trong vòng 2 năm. Sau đó, lương thấp, chị Hiền quyết định nghỉ việc, chuyển sang một trường mầm non tư thục với hy vọng thu nhập sẽ được cải thiện. Thế nhưng, dịch COVID-19 đã làm xáo trộn mọi dự định của nữ giáo viên trẻ này.
“Dịch COVID-19 ập đến đúng lúc tôi xin nghỉ ở trường công chuyển sang trường tư. Trường học đóng cửa, các giáo viên công lập bị cho nghỉ việc nhưng họ vẫn được hưởng 70% lương cơ bản. Với giáo viên mầm non tư thục phải nghỉ việc không lương để chia sẻ phần nào gánh nặng cho nhà trường. Lúc đó, khổ mà không biết thể kêu ai” - chị Hiền tâm sự.
Chị Dương Thị Thanh Hiền đón trẻ đến trường đợt dịch COVID-19 tháng 6.2021. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Khi làm việc ở trường mầm non tư thục, chị Hiền nhận mức lương khoảng hơn 4 triệu đồng/tháng. Được biết, chị Hiền ở cùng bố mẹ nên không mất tiền thuê trọ. Chị gửi bố mẹ 2 triệu đồng/tháng tiền ăn, số tiền còn lại chị để chi tiêu các khoản khác.
Với các giáo viên tỉnh khác đến thuê trọ để làm việc, mức lương này khiến họ phải chật vật để sinh sống. Ảnh hưởng của dịch bệnh càng khiến họ vật vã mưu sinh.
“Khoảng tháng 7.2021, trường đóng cửa, tôi ở nhà bán hàng online. Có những giáo viên không trụ được với nghề phải chuyển sang làm nghề khác. Trường mở cửa, một số người quay lại làm việc, còn một số thì nghỉ hẳn” - chị Hiền chia sẻ.
Bà Hồng Minh - Hiệu trưởng một cơ sở mầm non ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) - cho biết, có hai cơ sở mầm non, mỗi cơ sở đầu tư ban đầu trên dưới 1 tỉ đồng. Nhưng sau 10 tháng liên tục phải đóng cửa, bà Loan đã phải quyết định giải thể một cơ sở.
“Tiền thuê mặt bằng 30 triệu đồng/tháng. Trong 6 tháng đầu năm 2021, chủ cho thuê giảm cho 50% để duy trì. Đầu năm 2022, mức giảm này rút đi, chúng tôi phải chi trả 70% chi phí. Tôi đã thế chấp nhà vay vốn ngân hàng để trả tiền mặt bằng của một cơ sở, còn một cái khác phải chấp nhận giải thể” - bà Loan tâm sự.
Mong mỏi hỗ trợ sớm đến tay
Sau khi biết thông tin sẽ có gói hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non tư thục, bà Minh không khỏi vui mừng. “Đây những chính sách hỗ trợ rất thiết thực dành cho giáo viên mầm non tư thục. Khoảng thời gian các cô nghỉ do dịch COVID-19, trường không thể hỗ trợ cho giáo viên. Điều này khiến cho các chủ trường như tôi hết sức trăn trở” - bà Minh chia sẻ.
Theo bà Ngô Kim Loan - Hiệu trưởng một trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Trì (Hà Nội), số tiền hỗ trợ dù là bao nhiêu cũng rất cần thiết với các giáo viên mầm non tư thục. Điều này khẳng định, Chính phủ sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ các giáo viên ngoài công lập vượt qua khó khăn.
Chủ các trường mầm non tư thục đã phải gồng mình để chống chọi trong và sau đợt dịch COVID-19. Ảnh: Lương Hạnh |
"Khoản hỗ trợ cũng phần nào động viên các chủ trường, những người “đứng mũi chịu sào” như chúng tôi. Đó sẽ là niềm động viên cho giáo viên và chủ trường tiếp tục gắn bó về nghề” - chị Loan cho hay.
Ngày 29.11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định của Thủ tướng quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Theo đó, nhà nước hỗ trợ một lần mức 3,7 triệu đồng/người áp dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa được hưởng chính sách của địa phương hỗ trợ đối với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác theo quy định.
Nhà nước cũng hỗ trợ một lần mức 2,2 triệu đồng/người với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã được hưởng chính sách của địa phương theo quy định tại Khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68 (lao động tự do và một số đối tượng đặc thù).
Theo Lương Hạnh/Laodong.vn
https://laodong.vn/cong-doan/giao-vien-mam-non-tu-thuc-kho-ma-khong-the-keu-ai-1123206.ldo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37