Mong bớt đi những “đại án”
Bên ly cà phê nóng sáng đầu đông, anh Thức trầm tư, đi làm hơn chục năm, tích lũy mãi hai vợ chồng vẫn chưa mua nổi căn hộ làm chốn an cư. Cứ phải “đánh vật” với chuyện đi thuê nhà, vừa thấy xấu hổ với bạn bè, vừa áy náy với vợ con. Ấy vậy, giờ mở mạng đọc báo, tần suất các tin tức liên quan đến tham ô, lãng phí, thất thoát tài sản Nhà nước, chiếm đoạt của người dân khá nhiều. Những năm trước đây, con số thất thoát, tham ô cỡ 100 tỷ đồng đã kinh, nay thì con số này đã lên đến cả nghìn tỷ, nghe vừa nổi da gà, vừa buồn.
Ảnh minh họa. |
Vẫn biết, trong bất kỳ xã hội, thời kỳ hay quốc gia nào, mục tiêu cuối cùng vẫn là “dân giàu, nước mạnh”. Dân giàu nghĩa là mọi người trong số chúng ta làm giàu, có đời sống sung túc, khá giả bằng chính năng lực, lao động mà mình có. Trong xã hội hiện nay cũng vậy, rất nhiều người khá giả, giàu có cũng như vậy. Song bên cạnh đó, vẫn còn bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất, lợi dụng chức quyền thông đồng, bao che cho doanh nghiệp, cá nhân tổ chức để làm giàu bất chính. Một số cán bộ cao cấp, trung cấp bị truy tố; hàng loạt các doanh nghiệp, cũng liên quan đến làm ăn phi pháp.
Khó ai có thể hình dung, theo kết luận của cơ quan Cảnh sát điều tra, trong vụ án tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát số tiền tham ô của một cá nhân đã lên tới 304.000 tỷ đồng (tương đương 12,7 tỷ USD). Một cán bộ cũng nhận số tiền hối lộ lên tới 5,2 triệu USD.
Thực ra dòng tiền “chảy” trong xã hội vẫn không thay đổi, vì ngân hàng Nhà nước hằng năm không thể bơm thêm tiền “đổ” vào nền kinh tế, nhưng chính tham ô, lãng phí, hối lộ đã khiến “dòng chảy” của đồng tiền đi không đúng quỹ đạo. Lẽ ra, theo quy luật kinh tế, tiền trong dân phải thông qua kênh bán hàng, chứng khoán… rồi từ đó chảy vào doanh nghiệp, hộ kinh doanh để tạo ra của cải vật chất, công ăn việc làm, lương cho người lao động. Chính từ đây, Nhà nước có tiền thông qua thuế để tái đầu tư, phân bổ ngân sách; người lao động có tiền chi tiêu và lại gửi vào ngân hàng, chứng khoán để tạo kênh đầu tư vốn cho doanh nghiệp. Nhưng đây, một lượng lớn tiền đã bị chảy vào cá nhân, tổ chức… bằng hình thức tham nhũng, đầu cơ dẫn đến nền kinh tế khát vốn, khoảng cách giàu nghèo ngày một tăng.
Câu hỏi mà anh Thức nêu ra, tại sao tham nhũng, thất thoát, chiếm đoạt tiền của dễ thế cũng chính là câu hỏi của đa số người dân. Và họ tin rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng… vấn đề tham nhũng tới đây phải được đẩy lùi và giải quyết triệt để, để người dân bớt thấy những thông “đại án” kinh tế mỗi khi đọc báo.
Nên xem
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tin khác
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06