Đại án "chuyến bay giải cứu": Chủ doanh nghiệp khai "hành trình" ép, đưa hối lộ
Tạm dừng chuyến bay giải cứu về Thành phố Hồ Chí Minh Vụ chuyến bay giải cứu: Truy tố 54 bị can, khung hình phạt cao nhất là tử hình 54 bị cáo hầu tòa trong vụ án "chuyến bay giải cứu" |
Chiều 11/7, phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong đại án "chuyến bay giải cứu" bước sang phần xét hỏi. Là người đầu tiên trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử, bị cáo Đào Minh Dương (cựu Giám đốc Công ty cổ phần Vijasun) khai, khi xảy ra dịch Covid-19, bị cáo có thực hiện các chuyến bay giải cứu, đưa người Việt Nam từ nước ngoài về nước.
Quá trình xin cấp phép chuyến bay, bị cáo nộp hồ sơ cho Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải vận tải, Bộ Y tế.
Thời điểm này, bị cáo xin cấp phép 17 chuyến bay giải cứu và thực hiện được 22 chuyến. Quá trình xin được cấp phép, bị cáo không liên hệ với ai. Song bị cáo bị ép phải nộp tiền "bôi trơn" cho cán bộ của Bộ Công an và Bộ Y tế.
Các bị cáo tại Tòa. |
Bị cáo Đào Minh Dương khai, trước đây, công ty bị từ chối cấp phép chuyến bay rất nhiều lần. Bên Cục Lãnh sự chỉ cấp phép sát ngày tổ chức chuyến bay đúng 1 ngày và bản thân bị đưa vào tình thế khó khăn.
Sau khi bị gây khó khăn, bị cáo Dương khai xin gặp Phạm Trung Kiên - nguyên Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế để nói chuyện. Tại cuộc gặp, bị cáo bị yêu cầu phải nộp 150 triệu đồng/chuyến. Tổng cộng, bị cáo Dương đã đưa cho Phạm Trung Kiên 1,1 tỷ đồng.
Bị cáo Đào Minh Dương cũng khai nhận đã đưa tiền theo yêu cầu cho ông Vũ Ngọc Minh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Angola. “Mỗi vé bay bị cáo phải đưa 3 triệu. Tổng cộng bị cáo đã đưa cho bị cáo Minh 864 triệu đồng”, bị cáo Đào Minh Dương khai.
Theo cáo buộc, bị cáo Đào Minh Dương là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Vijasun, doanh nghiệp này được thành lập năm 2004, hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành, vận tải.
Thông qua các mối quan hệ, từ tháng 10/2021 đến tháng 1/2022, ông Đào Minh Dương đã gặp, đặt vấn đề và đưa hối lộ hơn 3,5 tỷ đồng cho 3 cá nhân có thẩm quyền để xin cấp phép các chuyến bay cho Công ty Vijasun.
Sau phần lời khai của bị cáo Đoàn Minh Dương, Hội đồng xét xử yêu cầu bị cáo Nguyễn Thị Dung Hạnh (cựu Giám đốc Công ty TNHH G 19 Việt Nam) lên bục khai báo.
Lời khai của bị cáo Dung Hạnh thể hiện, thời điểm dịch Covid-19, Công ty TNHH G 19 Việt Nam có tổ chức đưa người nước ngoài tại Việt Nam về nước và sau đó thực hiện việc cách ly y tế. Quá trình thực hiện việc đưa người nước ngoài về nước, bị cáo đã liên hệ với bị cáo Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao); Đỗ Hoàng Tùng (cựu Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao); Phạm Trung Kiên.
Theo quy trình, bị cáo Mai nộp hồ sơ đầu tiên bên Cục Lãnh sự. Sau khi được cấp phép, bị cáo Mai nhận được thông tin của bên Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) nhắn là không thấy doanh nghiệp liên hệ. Sau đó, bị cáo được người bên Cục Lãnh sự cho số của Vũ Anh Tuấn - nguyên cán bộ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh) để lên gặp Tuấn và được nói rằng các doanh nghiệp tổ chức chuyến bay phải có chi phí cảm ơn.
Nữ bị cáo thừa nhận đã đưa cho thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế tổng số tiền 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra bị cáo Hạnh đã 3 lần đưa cho ông Vũ Anh Tuấn 1,4 tỷ đồng, 2 lần đưa cho cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng tổng cộng 400 triệu đồng và hai cán bộ ngoại giao khác mỗi người 40 triệu đồng.
Bị cáo Hạnh giải thích mục đích đưa quà là "chỉ mang tính cảm ơn, tình cảm". "Đứng ở đây, bị cáo nhận thức được hành vi của mình là đưa hối lộ. Trước đó suy nghĩ của bị cáo là mọi người làm việc vất vả nên gửi quà cảm ơn.
Tại phiên toà, nhiều doanh nghiệp cũng cho biết để được cấp phép chuyến bay, cách ly tại các địa phương đã phải "bôi trơn" cho nhiều cá nhân tại Bộ Y tế, Cục Xuất Nhập cảnh, Bộ Ngoại giao…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Tin khác
Chiêu lừa giả mạo bán vé máy bay Tết 2025 để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật 20/11/2024 07:07
Xét xử nữ giám đốc lừa tiền của nhiều người lao động
Pháp đình 20/11/2024 06:39
Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?
Pháp đình 15/11/2024 22:30
Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù
Pháp đình 15/11/2024 21:20
Giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng
Pháp luật 06/11/2024 14:19
Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân
Pháp luật 04/11/2024 12:09
"Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù
Pháp đình 01/11/2024 20:10
Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh
Pháp đình 30/10/2024 14:20
Xét xử cựu Chủ tịch và Bí thư tỉnh Bắc Ninh về tội "Nhận hối lộ"
Pháp đình 29/10/2024 12:58
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail
Pháp luật 21/10/2024 16:15