“Mộ sóng” – khúc ca bi tráng về những chiến sĩ Gạc Ma

Ca sĩ Quỳnh Hoa chia sẻ: “Tôi bị ám ảnh ngay từ phút đầu khi nghe tên bài hát “Mộ sóng”. Từ những câu mở đầu đã mang đến cho tôi xúc cảm rất mạnh, xót thương, bùi ngùi…
Trường Sa ngày mới
Tri ân các liệt sỹ trận hải chiến Gạc Ma
Kiểm tra tiến độ xây dựng Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma

“Mộ sóng” là ca khúc mà nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ từ bài thơ “Những ngọn sóng tỏa hương” của nhà thơ Trần Mai Hường viết trong chuyến ra Trường Sa vào tháng 5.2012, khi chị dự Lễ Tưởng niệm các liệt sĩ trên biển và được đứng từ đảo Len Đao nhìn Gạc Ma bị chiếm đóng. Tác giả bài thơ kể rằng, chị đã 2 lần đốt bản thảo bài thơ mong anh linh các liệt sĩ phù hộ để chị hoàn thành bài thơ này.

“Mộ sóng” – khúc ca bi tráng về những chiến sĩ Gạc Ma
Những vòng hoa được thả trên biển, sóng dềnh lên khiến tác giả liên tưởng tới những “mộ sóng”.

Nhạc sĩ Quỳnh Hợp bồi hồi nhớ: “Các đoàn công tác ra thăm quần đảo Trường Sa đều có một buổi neo tàu tại khu gần Gạc Ma – Cô Lin làm lễ tưởng niệm những liệt sĩ đã anh dũng hy sinh giữ đảo. Mọi người đều rưng rưng nước mắt và có cả những tiếng khóc nấc lên. Những vòng hoa được thả xuống, sóng dềnh lên tạo thành những “mộ sóng” nằm ở một vùng biển được gọi là nghĩa trang xanh bởi tất cả liệt sĩ này đều rất trẻ, ở tuổi 19, đôi mươi. Các anh không có bia tưởng niệm, không có phần đất, không nằm trên cạn. Những ngọn sóng bạc đầu lúc nổi lên giữ dội, lúc hiền hoà lặng lẽ như những nhành san hô nằm tận biển sâu. 28 năm đã trôi qua, nghĩa trang xanh với những ngôi “mộ sóng” của linh hồn các liệt sĩ vẫn lạnh cóng nằm tận biển sâu. Máu đào và xương cốt của các anh hòa vào biển cả”.

“Hằng năm, cứ đến tháng 3, lòng tôi lại xốn xang về trận hải chiến khiến hàng triệu trái tim Việt Nam xót xa, căm uất. Và dường như có câu hỏi văng vẳng trong đầu “Những ngày này biển gọi tên ai”, thôi thúc tôi phải viết một cái gì đó để nhắc nhớ về một nỗi đau không thể gọi thành tên và ghi ơn những người lính quả cảm đã hy sinh anh dũng bảo vệ đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc” – nữ nhạc sĩ chia sẻ. Đó cũng là lý do mà nhạc sĩ Quỳnh Hợp đồng xúc cảm với nhà thơ Trần Mai Hương để từ đó phổ nhạc cho bài thơ.

“Mộ sóng” – khúc ca bi tráng về những chiến sĩ Gạc Ma
Tấm hình của nhạc sĩ Quỳnh Hợp đăng trên báo Hà nội mới năm 1988.

“Mộ sóng” là khúc tưởng niệm bi tráng khiến người nghe rơi nước mắt. Bài hát viết cho giọng bariton (giọng trầm) rất phù hợp với giọng của ca sĩ Quỳnh Hoa. Nhạc sĩ Quỳnh Hợp cho biết, vừa nghe bản mộc Quỳnh Hoa hát, chị đã thấy “gai” người. Ca sĩ Quỳnh Hoa hát với nhiều cảm xúc, khoe được âm khu trầm, đầy, đẹp và có kịch tính nên bản thu âm đã toát ra được tinh thần của bài hát. Đó là một nỗi đau âm ỉ thét gào, nỗi uất nghẹn và sự hy sinh lặng thầm của các chiến sĩ hải quân năm nào. Nhạc sĩ Quỳnh Hợp cho biết thêm, bản thu thanh này được ca sĩ Quỳnh Hoa thu ở Hà Nội rồi gửi vào TP. Hồ Chí Minh để làm nhạc cho đúng ý đồ của nhạc sĩ.

Chia sẻ về bài hát, ca sĩ Quỳnh Hoa xúc động: “Mộ sóng” – cái tên bài hát đã ám ảnh tôi khi nghe chị Quỳnh Hợp mời thu bài hát. Nhìn nhạc bản, thấy âm vực bài hát rất phù hợp với giọng của mình. Ngay từ những câu mở đầu đã mang đến cho tôi những cảm xúc rất mạnh, xót xa, thương cảm bùi ngùi, chỉ ra một trận chiến nhiều uẩn khúc: “Mười bốn tháng ba – Gạc Ma/Lật sóng tìm quá khứ/Thềm lục địa đây rồi/Ngày Trường Sa bầm đỏ”. Cao trào của bài hát như có gì đó âm ỉ gào thét. Đoạn điệp khúc lần cuối cùng, tôi đã thực sự “cháy” cùng giai điệu. Dường như có tiếng thét gào của biển, tiếng của các anh vang vọng. Rồi tất cả lắng lại như an ủi, vỗ về. Bài hát bi thương, nhưng ẩn chứa niềm tự hào trong niềm tiếc thương các anh vô bờ: “Mộ sóng nơi anh nằm/Máu đã thắm san hô/Anh linh hòa sóng biếc/Cứ lặng thầm tỏa hương”.

“Hằng năm, cứ đến tháng 3, lòng tôi lại xốn xang về trận hải chiến khiến hàng triệu trái tim Việt Nam xót xa, căm uất. Và dường như có câu hỏi văng vẳng trong đầu “Những ngày này biển gọi tên ai”, thôi thúc tôi phải viết một cái gì đó để nhắc nhớ về một nỗi đau không thể gọi thành tên và ghi ơn những người lính quả cảm đã hy sinh anh dũng bảo vệ đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc” – nữ nhạc sĩ chia sẻ. Đó cũng là lý do mà nhạc sĩ Quỳnh Hợp đồng xúc cảm với nhà thơ Trần Mai Hương để từ đó phổ nhạc cho bài thơ.

Duyên đầu của nhạc sĩ Quỳnh Hợp với bộ đội hải quân là ca khúc “Nghe em hát ở Trường Sa” viết ngay sau trận hải chiến Trường Sa ngày 14.3.1988. Chính chị đã ôm đàn thể hiện bài hát này trong đêm nhạc của thày, trò Khoa Sáng tác của Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).

Và 28 năm qua, những người lính biển vẫn “Nghe em hát ở Trường Sa”. Hàng chục album của chị viết về những người lính biển đã ra mắt khán giả cả nước, trong đó có album “Nghe em hát ở Trường Sa” với tiếng hát của ca sĩ Dương Quốc Hưng ra mắt tháng 3.2013, kỷ niệm 25 năm trận hải chiến Trường Sa bi thương và oanh liệt. Ngoài “Mộ sóng”, nhạc sĩ Quỳnh Hợp còn viết “Gạc Ma – nỗi đau khắc khoải” - phổ thơ của nhà thơ lính biển Hồng Diệu và “Hoa đại dương” phổ thơ của nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý đang sống tại Ucraina.

Lưu Nhi

Nên xem

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

(LĐTĐ) Tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024 (Regeneron ISEF 2024), đoàn học sinh Việt Nam đã giành 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.
Hiệu quả từ phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

Hiệu quả từ phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

(LĐTĐ) Phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” đã và đang được các cấp Công đoàn và công nhân lao động tích cực triển khai, hưởng ứng. Năm 2024, toàn thành phố Hà Nội có 62.520 công nhân lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi” cấp cơ sở; 2.230 công nhân lao động được công nhận “Công nhân giỏi” cấp trên cơ sở”; 100 công nhân lao động đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/5: Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/5: Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

(LĐTĐ) Khu vực Hà Nội hôm nay sẽ có mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông. Gió đông nam cấp 2-3.
Khai mạc "Ngày phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo" năm 2024

Khai mạc "Ngày phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo" năm 2024

(LĐTĐ) Tối 17/5, tại khu vực Hồ Văn, quần thể Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc “Ngày phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo” năm 2024.
Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích

Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích

(LĐTĐ) Từ ngày 17 - 22/5, tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội, diễn ra triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
Lễ tuyên dương “Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024”

Lễ tuyên dương “Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024”

(LĐTĐ) Từ những tấm gương điển hình tiên tiến cấp cơ sở và cấp trên cơ sở, Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội đã lựa chọn và quyết định tặng Bằng công nhận đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” và đề nghị UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen cho 100 công nhân lao động.
Thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ngày 17/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 324/QĐ-TTGSNH2 thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng.

Tin khác

Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích

Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích

(LĐTĐ) Từ ngày 17 - 22/5, tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội, diễn ra triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
Triển lãm 55 bức tranh “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

Triển lãm 55 bức tranh “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan tổ chức triển lãm “Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”.
Sớm bình yên

Sớm bình yên

(LĐTĐ) Cúc, cù, cu... cu, cu... Tiếng chim cu gáy vọng đều đều xung quanh nhà đã đánh động bình minh. Cuối tuần thức dậy ở nhà ba mẹ, được nghe thanh âm của bầy chim cu, lòng tôi chợt thấy dâng trào cảm giác bình yên thân thương quá đỗi.
Triển lãm những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển

Triển lãm những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển

(LĐTĐ) Triển lãm "Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024)" dự kiến tổ chức trong 10 ngày, từ ngày 1 đến ngày 10/10/2024. Trong đó, Lễ khai mạc diễn ra vào 9h00 ngày 1/10/2024 tại Bảo tàng Hà Nội.
Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

(LĐTĐ) Chiều ngày 15/5/2025, tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân (Đền Nội Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội), đã diễn ra lễ ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương.
Tiếp tục có mưa lớn ở miền Bắc và Nam Bộ

Tiếp tục có mưa lớn ở miền Bắc và Nam Bộ

(LĐTĐ) Dự báo trong ngày và đêm nay, miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to. Bắc Trung Bộ cũng có mưa dông rải rác trong hôm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ đón mưa dông vào chiều và tối, cục bộ có mưa to.
Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 5 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Những căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long

Những căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Năm 2010, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Ở đó không chỉ có dấu tích của những cung điện, lầu gác, mà còn là nơi Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và một số cơ quan của Bộ Quốc phòng từng làm việc trong thời kỳ kháng chiến. Nằm trong Hoàng thành Thăng Long, hai căn hầm D67 và T1 hiện vẫn đang “kể” những câu chuyện về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ðây cũng chính là những điểm nhấn độc đáo trong hành trình tham quan Hoàng thành Thăng Long.
Mùa vàng dệt hương

Mùa vàng dệt hương

(LĐTĐ) Mùa hè là mùa rực rỡ nhất với những gam màu nổi bật từ thiên nhiên. Ta dễ dàng bắt gặp sắc đỏ ngập trời của hoa phượng, mơ màng trong sắc tím dịu dàng của hoa bằng lăng, bầu trời cao hòa mặt biển xanh ngắt. Mùa hè còn là mùa thơm ngát của lúa chín trên những cánh đồng trải dài sắc vàng mênh mông.
Gỡ vướng chính sách để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Gỡ vướng chính sách để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

(LĐTĐ) Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
Xem thêm
Phiên bản di động