Mô hình chăn nuôi bò sinh sản: Tạo cơ hội thoát nghèo bền vững cho người dân

(LĐTĐ) Nhằm hỗ trợ cho các đối tượng hộ nghèo tại các xã dân tộc miền núi, các hộ có điều kiện chăn nuôi bò sinh sản, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai mô hình Chăn nuôi bò sinh sản. Sau 5 năm triển khai, mô hình đã đem lại hiệu quả trông thấy, nhiều hộ cận nghèo, hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Thường Tín: Tiếp tục nhân rộng mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi Nhân rộng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản

Thoát nghèo nhờ nuôi bò sinh sản

Trong chiều tháng 8 nắng gắt, chúng tôi tìm đến nhà chị Đỗ Thị Khuyên (thôn 3, xóm Vao, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất) để cùng nghe câu chuyện vươn lên thoát nghèo của đôi vợ chồng khuyết tật. Chị Khuyên kể, trước đây, vợ chồng chị là hộ cận nghèo. Cả hai vợ chồng đều là người khuyết tật, trong khi đó vợ chồng chị còn phải nuôi 2 con ăn học nên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Thu nhập của vợ chồng chị chỉ trông vào việc đi bán hàng từ thiện của chồng và vài sào ruộng.

Trong lúc khó khăn, vợ chồng chị Khuyên được Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất lựa chọn tham gia mô hình Chăn nuôi bò sinh sản của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội. Tham gia mô hình, chị Khuyên được cán bộ khuyến nông tận tình hướng dẫn cách chăm sóc, phòng dịch và phối giống. Hiện tại, bò giống nhà chị Khuyên đã sinh sản lứa thứ 2 được 3 tháng.

Mô hình chăn nuôi bò sinh sản: Tạo cơ hội thoát nghèo bền vững cho người dân
Nhờ tham gia mô hình Chăn nuôi bò sinh sản, chị Đỗ Thị Khuyên đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Nguồn thu nhập từ bán bê đã giúp gia đình chị Khuyên vơi bớt khó khăn. Với lứa bê đầu, vợ chồng chị bán được 16 triệu đồng. Trong đó, vợ chồng chị dành ra 1 khoản để mua xe đạp điện cho con gái lớn đi học, số tiền còn lại vợ chồng chị tiếp tục dầu tư làm ăn, trang trải cuộc sống. Với bản tính chăm chỉ, cần củ, chỉ sau một thời gian ngắn vợ chồng chị Khuyên đã vươn lên thoát nghèo.

Cũng thoát nghèo chỉ sau 2 năm sau khi nuôi bò sinh sản, chị Đinh Thị Na, thôn 1 Yên Bình, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất không giấu được niềm vui khi bò nhà chị đang có bầu lứa thứ 3. Chị Na cho biết, gia đình chị là hộ cận nghèo nên được hỗ trợ 70% giống và thức ăn cho bò. Vốn có kinh nghiệm nuôi bò từ khi chưa lấy chồng nên việc chăn nuôi bò với chị không quá khó khăn. “Trong quá trình nuôi bò, cán bộ khuyến nông cũng luôn hỏi thăm, tư vấn kịp thời về thức ăn thô, thức ăn tinh và cách chăm sóc bò nên tôi rất yên tâm. Thời gian tới, nếu bò sinh sản được bê cái, vợ chồng tôi sẽ giữ lại để nhân giống, từ đó phát triển kinh tế gia đình’”, chị Na chia sẻ.

Bà Vương Thị Chung, Phó Trưởng trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất cho biết, mô hình chăn nuôi bò sinh sản được triển khai trên địa bàn từ năm 2017 tới nay. Qua thời gian chăn nuôi, khoảng 90% hộ gia đình trên địa bàn huyện Thạch Thất đã vươn lên thoát nghèo. Số còn lại là đối tượng nghèo bền vững nên không có cơ hội xóa nghèo. Theo bà Chung, phát huy những kết quả đạt được, những năm tới Trạm Khuyến nông huyện sẽ tiếp tục đầu tư phát triển mô hình bò sinh sản ở những vùng đệm và vùng miền núi ở địa phương, qua đó, giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Không chỉ có riêng huyện Thạch Thất, mô hình chăn nuôi bò sinh sản đã góp phần tạo công ăn việc làm cho những hộ nghèo ở những xã miền núi khó khăn. Riêng đối với mô hình triển khai năm 2017, cùng với sự hỗ trợ của các cấp, 100% các hộ nghèo tham gia mô hình tại huyện Ba Vì, Thạch Thất thoát nghèo; 36,6% các hộ tham gia mô hình tại huyện Mỹ Đức thoát nghèo.

Khẳng định hiệu quả sau 5 năm triển khai

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phòng Khuyến nông Chăn nuôi - Thủy sản (Trung tâm khuyến nông Hà Nội), mô hình nuôi bò sinh sản được triển khai năm 2017, chủ yếu tập trung hỗ trợ cho các đối tượng hộ nghèo tại các xã dân tộc miền núi, các hộ có điều kiện chăn nuôi bò sinh sản tại các xã chăn nuôi bò trọng điểm theo quy hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Sau 5 năm triển khai, các mô hình đều cho kết quả tốt, đàn bò cái nền lai Sind, lai Brahman dễ nuôi, ít bệnh tật, sinh sản tốt, bê con sinh ra đều sinh trưởng phát triển tốt cho thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng/1 con bê đực, đặc biệt những bò cái sinh sản phối tinh bò BBB sinh bê đực đã bán được 18 triệu đồng/con, đối với bê cái có giá trị cao hơn hoặc tiếp tục để làm giống.

“Mô hình đã được đánh giá cao vì có ý nghĩa rất to lớn đối với các hộ nghèo. Đây vừa là tài sản, vừa là tư liệu sản xuất để các hộ nghèo phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, đồng thời là động lực, sự động viên hỗ trợ lớn lao về mặt tinh thần, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và của cộng đồng với các hộ nghèo. Mô hình đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững tại các huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, ông Sơn khẳng định.

Bên cạnh đó, để có được thành công của mô hình, không thể không kể đến sự vào cuộc sát sao của đội ngũ cán bộ khuyến nông từ Thành phố tới cấp cơ sở. Theo đó, các cán bộ khuyến nông đã theo dõi sát sao từ khâu chọn điểm, chọn hộ và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc bò cho các hộ gia đình. Ở các giai đoạn quan trọng nuôi bò như động đực, phối giống, trong thời gian bò mang thai cán bộ khuyến nông luôn đồng hành với các hộ gia đình để bò sinh sản thuận lợi.

Ngoài huyện Thạch Thất, mô hình nuôi bò sinh sản còn được triển khai ở các xã vùng sâu vùng xa của huyện Ba Vì, Mỹ Đức, do đó việc hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, không có điều kiện xuống kiểm tra các mô hình thường xuyên nên cán bộ của phòng phòng Khuyến nông Chăn nuôi - Thủy sản đã ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các nhóm hộ nuôi bò để kịp thời hỗ trợ chủ hộ. Theo đó, cán bộ phòng phòng Khuyến nông Chăn nuôi - Thủy sản đã lập nhóm Zalo kết nối các nhóm hộ kết nối trong huyện hoặc các huyện với nhau. Qua đó, vừa tạo cơ hội cho các hộ gia đình trao đổi kinh nghiệm nuôi bò, đồng thời, cán bộ khuyến nông nắm bắt kịp thời những vấn đề của các hộ chăn nuôi gặp phải từ đó có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Không chỉ là hướng đi đúng giúp các hộ cận nghèo, hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, mô hình chăn nuôi bò sinh sản của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cũng góp phần chủ động con giống đáp ứng nhu cầu tại địa phương, tạo sự đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Không chỉ vậy, mô hình chăn nuôi bò còn sử dụng hiệu quả lao động nông nhàn ở địa phương gắn với việc chăn nuôi tận dụng sản phẩm phụ nông nghiệp, hạn chế sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng sản lượng thịt bò cung cấp cho thị trường Thủ đô.

Từ năm 2017 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng và triển khai mô hình Chăn nuôi bò sinh sản với tổng quy mô đã hỗ trợ 485 con bò với 328 hộ tham gia tại các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Thạch Thất, Gia Lâm, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thanh Oai. Đối với mô hình hỗ trợ hộ nghèo, vùng núi được hỗ trợ 70% con giống, 70% thức ăn; đối với mô hình hỗ trợ các hộ vùng đồng bằng được hỗ trợ 50% con giống và 50% thức ăn. Riêng năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đang tiếp tục triển khai mô hình chăn nuôi bò sinh sản quy mô 100 con bò cái (hỗ trợ 50% giống, thức ăn) tại 04 huyện Mỹ Đức, Ứng Hoà, Thạch Thất, Chương Mỹ.
Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.
Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).
Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

(LĐTĐ) Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) cho rằng, theo quy định của pháp luật trong thời gian 5 ngày cơ quan nhà nước phải giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp (DN) nhưng Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” từ 2 đến 3 tháng.

Tin khác

Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Chính phủ cân nhắc khi bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất, được quy định tại khoản 5 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) “Sẽ không ai muốn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nếu như việc để lại có lợi cho họ. Đó là điều mà Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa nêu ra được”… Đây là khẳng định của bà Ngô Thị Liên - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội khi góp ý vào Dự thảo Luật.
Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Những góp ý thấu tình, đạt lý

Những góp ý thấu tình, đạt lý

(LĐTĐ) Phản biện về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội về Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội, nhiều ý kiến khẳng định việc sớm ban hành Nghị quyết là rất cần thiết, bởi đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, thực hiện công khai, minh bạch các khoản thu - chi, tránh được tình trạng lạm thu vào mỗi đầu năm học.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

(LĐTĐ) Theo công thức tính mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 35 năm; lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa.
Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Hồng Trang (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) hỏi: Nhà tôi thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn. Tôi muốn hỏi, Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) không?
Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

(LĐTĐ) Một trong những quyền lợi của lao động thất nghiệp là đào tạo, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà với việc học nghề, tính kế lâu dài.
Thi nâng ngạch công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thi nâng ngạch công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 6/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức kỳ thi nâng nâng ngạch công chức năm 2023 tại Học viện Cán bộ TP.HCM (quận Bình Thạnh).
6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hàng tháng, người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi như: Tăng tiền lương ngừng việc; tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội; tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.
Từ 1/7:  Lỡ chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng lừa đảo vẫn có thể lấy lại

Từ 1/7: Lỡ chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng lừa đảo vẫn có thể lấy lại

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, khách hàng cá nhân khi chuyển tiền trực tuyến hoặc nạp/rút tiền ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt, vân tay.
Xem thêm
Phiên bản di động