Mê Linh tăng cường phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

(LĐTĐ) Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thời gian qua, huyện Mê Linh tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: Tiêm phòng, phun khử trùng môi trường, quản lý vắc xin... Qua đó hạn chế mức thấp nhất dịch bệnh trên đàn vật nuôi, góp phần đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững, đồng thời cung nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng cho thị trường.
Tiềm năng phát triển cây chuối ở Mê Linh Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong triển khai đường Vành đai 4

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh, hiện nay, tổng đàn trâu, bò của huyện Mê Linh là 6.725 con; đàn lợn 32.874 con; đàn gia cầm 745.695 con; đàn chó mèo 24.059 con. Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện chủ yếu quy mô nông hộ, nhỏ lẻ trong khu dân cư.

Chia sẻ về tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn huyện, bà Nguyễn Thị Chinh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh cho biết, từ đầu năm đến nay, dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Mê Linh cơ bản ổn định, được kiểm soát. Các loại bệnh thông thường xảy ra với tính chất lẻ tẻ; tỷ lệ ốm, chết thấp, tỷ lệ chữa khỏi cao.

Cụ thể, đàn trâu, bò chủ yếu mắc bệnh tụ huyết trùng, tiêu chảy, viêm phổi. Đàn lợn chủ yếu mắc các bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy và các bệnh khác do thời tiết. Đàn gia cầm chủ yếu mắc các bệnh Newcastle, tụ huyết trùng, dịch tả vịt, Gumboro...

Mê Linh tăng cường phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm tại xã Văn Khê.

Ngoài ra, cuối tháng 6/2023, trên địa bàn thôn Liễu Trì, xã Mê Linh xảy ra bệnh dại ở chó. Ngay sau khi xảy ra sự việc, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đã tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Mê Linh tổ chức các biện pháp bao vây, khoanh vùng và nhanh chóng khống chế, dập tắt được ổ dịch. Toàn bộ đàn chó, mèo của xã Mê Linh nói riêng và các địa phương khác trong toàn huyện nói chung đã được tiêm phòng bổ sung vắc - xin phòng bệnh dại, qua đó đã tạo miễn dịch bảo vệ.

Trước những nguy cơ tiềm ẩn về dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh cũng đưa ra nhiều giải pháp để hạn chế mức thấp nhất dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Trong 9 tháng đầu năm 2023, Trung tâm đã phối hợp Phòng Kinh tế tham mưu UBND huyện ban hành 14 văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và tiêm phòng, phun khử trùng môi trường, quản lý vắc xin, vật tư, quản lý giống và sản xuất giống vật nuôi.

Trung tâm cũng chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kỹ thuật tiêm phòng, phun khử trùng, các biện pháp phòng, chống nắng nóng cho gia súc, gia cầm; phân công cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở, phối hợp với nhân viên thú y xã, thị trấn trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Bên cạnh đó, từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Mê Linh đã triển khai 2 đợt tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc, gia cầm. Kết quả, đã tiêm các loại vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng và viêm da nổi cục cho hơn 6.500 con trâu, bò (đạt 100% kế hoạch); tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng, dịch tả Nhật, tai xanh cho gần 5.700 con lợn nái, lợn đực giống (tăng 8% so cùng kỳ); tiêm vắc xin phòng dại cho 18.800 con chó, mèo (tăng 35,6% so cùng kỳ).

Huyện cũng tổ chức triển khai 5 đợt vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường, sử dụng 6.350 kg hóa chất phun cho 8.750.000 m2 khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, nơi nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh. Qua đó, góp phần tiêu diệt mầm bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi và môi trường sinh thái.

Cũng theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh sẽ phối hợp với Phòng Kinh tế tham mưu UBND huyện Mê Linh tiếp tục tăng cường chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Đồng thời, phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng vắc xin đạt tối thiểu trên 80% tổng đàn.

Cùng với đó, ngành Nông nghiệp huyện cũng hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất tại khu vực chuồng nuôi và những nơi có nguy cơ cao. Mặt khác, tham mưu UBND huyện tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm,...

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã vinh dự được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú, Hà Đông) trong khung giờ từ 23h ngày 22/12.

Tin khác

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Xem thêm
Phiên bản di động