Lương tối thiểu cần đảm bảo mức sống tối thiểu

(LĐTĐ) Sáng 16/6, tại trụ sở, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức tọa đàm trực tuyến “Mức lương đủ sống - Góc nhìn đa chiều” với sự tham dự của các chuyên gia, đại diện người sử dụng lao động, người lao động.
Tăng tiền lương tối thiểu vùng thêm 6% Để mặt bằng giá không tăng phi mã! Sửa Luật Bảo hiểm xã hội để đảm bảo lương hưu và phúc lợi

Khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập báo Kinh tế và Đô thị cho biết: Ngày 12/6/2022 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Đó là tin vui với người lao động.

Lương tối thiểu cần đảm bảo mức sống tối thiểu
Ông Nguyễn Minh Đức - Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị phát biểu khai mạc tọa đàm

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Minh Đức: “Dù mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thì các vấn đề về mức lương tối thiểu vẫn còn không ít những băn khoăn: Việc kiểm soát các doanh thực hiện tăng lương như thế nào, tăng lương có cắt giảm phúc lợi xã hội, tổ chức Công đoàn có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện nghị định của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra sao? Nghị định số 38/NĐ-CP không còn quy định những người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề có mức lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Như vậy, người lao động có bị thiệt thòi…?" - ông Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.

Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị bày tỏ, buổi tọa đàm lần này được tổ chức với mong muốn giúp mọi người hiểu rõ hơn về mức lương tối thiểu, mức lương cơ bản và mức lương đủ sống của công nhân lao động.

Lương tối thiểu cần đảm bảo mức sống tối thiểu
Ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao đổi tại tọa đàm.

Từ tinh thần trên, tại tọa đàm, các diễn giả đã tập trung bàn luận để làm sáng tỏ các vấn đề như lương tối thiểu ở Việt Nam được hiểu như thế nào? Lương tối thiểu đã giúp người lao động đủ sống? So sánh mức lương tối thiểu của Việt Nam với các nước ASEAN…

Thông tin về cách tính lương tối thiểu ở Việt Nam, ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết: Tiền lương là mối quan tâm của mọi người lao động. Về cách tính tiền lương tối thiểu ở Việt Nam hiện nay, Bộ Luật Lao động, Điều 91 quy định rõ mức lương tối thiểu trả thấp nhất cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở thấp nhất để các bên đàm phán, thương lực mức lương thực tế.

Tuy nhiên hiện nay, khả năng đàm phán của người công nhân rất thấp, hầu như không có, trong khi người sử dụng lao động đưa ra lý do mức lương căn cứ lương tối thiểu vùng cộng thêm 5, 7% để trả cho người lao động. Đây thường là căn cứ đóng bảo hiểm cho người lao động phổ thông, còn lãnh đạo, quản lý có thể có mức lương khác.

Lương tối thiểu cần đảm bảo mức sống tối thiểu
TS Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trao đổi tại tọa đàm.

“Trong Điều 91 cũng cho biết, để xác định tiền lương tối thiểu vùng có nhiều yếu tố, cần đảm bảo mức sống tối thiểu cộng thêm hàng loạt yếu tố khác. Theo đó, chúng ta cần xác định mức sống tối thiểu để đảm bảo cuộc sống cho người lao động” - ông Tiến nói.

Phân biệt khái niệm tiền lương tối thiểu và mức lương đủ sống, PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu rõ, lương tối thiểu là mức thấp nhất được luật hóa để cho người lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật làm việc giản đơn trong điều kiện làm việc bình thường; là sàn thấp nhất, lưới bao phủ thấp nhất; doanh nghiệp không có quyền trả thấp hơn mức lương tối thiểu.

Trong khi đó, tiền lương đủ sống là khả năng tiền lương bù đắp các bao phủ tất cả những chi phí cần thiết trong ngân sách cần thiết của người lao động và gia đình họ là: Ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp xã hội, an sinh xã hội, phát triển nhân lực và hòa nhập xã hội. Mức sống đó phải được điều chỉnh theo sự phát triển kinh tế. Mức lương đủ sống phụ thuộc vào quy mô của hộ gia đình, bao gồm số trẻ em trong hộ gia đình và độ tuổi, chi phí của bố mẹ và con cái; thuộc khu vực sinh sống, nhóm ngành nghề làm việc. Như vậy mức lương đủ sống cho biết khả năng bảo đảm các chi phí cần thiết của người lao động và gia đình họ.

Lương tối thiểu cần đảm bảo mức sống tối thiểu
Bà Hà Thị Phương Anh - Chủ tịch Công đoàn Công ty may liên doanh Plummy trao đổi tại tọa đàm

“Để lương tối thiểu đảm bảo đủ sống thì phải nhanh chóng thực hiện lương tối thiểu giờ. Hiện nay trong thị trường lao động, một người lao động có thể đóng các vai khác nhau, chúng ta cứ căn cứ vào việc người lao động phải có hợp đồng lao động thì đẩy người yếu thế ra khỏi lưới an sinh. Do vậy, rất cần nhanh chóng ban hành luật lương tối thiểu”- bà Lan Hương nói.

Đại diện cho người lao động mang tiếng nói tới buổi tọa đàm, bà Hà Thị Phương Anh - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty May liên doanh Plummy cho biết, mức thu nhập tối thiểu tại Công may liên doanh Plummy ở thời điểm hiện tại 5.320.000 đồng/tháng. Với mức này ở thời điểm 2 năm trước người lao động có thể tiết kiệm chi tiêu thậm chí có thể dự phòng. Tuy nhiên với thời điểm hiện tại, thực sự tiền lương với người lao động là không đủ sống.

Theo bà Hà Thị Phương Anh, chưa tính đến những phát sinh ốm đau, hay cưới giỗ, thăm hỏi, quê quán, thì sự leo thang của giá cả thị trường hiện nay cũng khiến cho người lao động phải thực sự tiết kiệm tối đa chi phi để trang trải cuộc sống gia đình, nếu với mức thu nhập hiện nay. Có tới 50% người lao động cuối tháng phải vay tiền để chi tiêu vì những khó khăn phát sinh trong cuộc sống.

Lương tối thiểu cần đảm bảo mức sống tối thiểu
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Ước lượng về mức lương đủ sống dựa trên tính toán từ thực tế chi phí của một gia đình công nhân, bà Hà Thị Phương Anh cho biết, với một gia đình cơ bản (2 vợ chồng, 2 con) thì mức chi phí sẽ vào khoảng 12 triệu đồng/tháng – tương ứng với thu nhập của 2 vợ chồng; chưa tính đến việc người lao động phải chi trả tiền thuê nhà, khoản chi phát sinh trong cuộc sống.

“Thực tế, mong muốn của người lao động rất nhiều. Nhưng tôi mong rằng, sau khi có Nghị định 38 về tăng lương tối thiểu vùng và đối thoại giữa Thủ tướng và công nhân lao động ngày 12/6, Đảng, Nhà nước, Chính phủ sẽ có giải pháp để tiếp tục tháo gỡ, có chính sách tốt nhất cho người lao động để qua đó, người lao động có động lực tiếp tục cùng với lãnh đạo doanh nghiệp, toàn hệ thống chính trị - xã hội góp phần để phát triển nhà máy nói riêng và kinh tế đất nước nói chung”- bà Hà Thị Phương Anh nói.

Ngoài các ý kiến nêu trên, các diễn giả khác tham gia tọa đàm cũng đã nêu ý kiến cho rằng để chính sách tăng lương tối thiểu được áp dụng hiệu quả, bảo đảm đời sống cho người lao động, phải nhanh chóng đưa quy định mức lương tối thiểu giờ vào thực tế, thông qua việc nâng cao năng suất lao động, chú trọng thỏa ước lao động tập thể trong việc bảo vệ người lao động yếu thế, nhanh chóng luật hóa về lương tối thiểu giờ...

Sau hơn hai giờ đồng hồ trao đổi, bàn luận; các ý kiến đa chiều vừa có căn cứ khoa học, vừa xuất phát từ thực tiễn của các diễn giả tại buổi tọa đàm đã không chỉ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích, mà còn giúp các nhà quản lý Nhà nước, chủ doanh nghiệp có cái nhìn xác thực hơn về lương tối thiểu có tiệm cận mức sống tối thiểu của công nhân lao động, ưu nhược điểm trong chính sách tiền lương của Việt Nam so với các nước trong khu vực, qua đó cung cấp góc nhìn đa chiều về chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống kinh tế, xã hội - chính sách tiền lương, đóng góp các ý kiến để cải cách chính sách tiền lương nhằm nâng cao đời sống cho công nhân lao động.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.
Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thống nhất điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án với tổng diện tích 53,21ha; điều chỉnh giảm diện tích đất thu hồi tại 11 dự án với tổng diện tích 33,18ha.
Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn, thay thế Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND được ban hành vào ngày 4/7/2023. Theo đó mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 sẽ giảm đáng kể.
Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm với LĐLĐ quận Bình Tân và LĐLĐ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) 100 người lao động thuộc Công đoàn cơ sở khối Doanh nghiệp quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.

Tin khác

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.
Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Chính phủ cân nhắc khi bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất, được quy định tại khoản 5 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) “Sẽ không ai muốn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nếu như việc để lại có lợi cho họ. Đó là điều mà Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa nêu ra được”… Đây là khẳng định của bà Ngô Thị Liên - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội khi góp ý vào Dự thảo Luật.
Những góp ý thấu tình, đạt lý

Những góp ý thấu tình, đạt lý

(LĐTĐ) Phản biện về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội về Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội, nhiều ý kiến khẳng định việc sớm ban hành Nghị quyết là rất cần thiết, bởi đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, thực hiện công khai, minh bạch các khoản thu - chi, tránh được tình trạng lạm thu vào mỗi đầu năm học.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

(LĐTĐ) Theo công thức tính mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 35 năm; lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa.
Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Hồng Trang (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) hỏi: Nhà tôi thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn. Tôi muốn hỏi, Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) không?
6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hàng tháng, người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi như: Tăng tiền lương ngừng việc; tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội; tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.
Muốn hưởng lương hưu 75%, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

Muốn hưởng lương hưu 75%, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

(LĐTĐ) Để được hưởng lương hưu với tỷ lệ tối đa (75%), người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?
Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với công dân không đăng ký tạm trú

Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với công dân không đăng ký tạm trú

(LĐTĐ) Theo Điều 27 Luật Cư trú, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên thì phải đăng ký tạm trú.
Xem thêm
Phiên bản di động