Sửa Luật Bảo hiểm xã hội để đảm bảo lương hưu và phúc lợi

(LĐTĐ) Trước tình trạng gia tăng số người lao động đăng ký thủ tục nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, công nhân lao động đã kiến nghị với Chính phủ cần rà soát, sớm sửa đổi pháp luật về BHXH, bảo đảm quyền lợi của công nhân lao động cả khi đi làm và lúc về hưu. Điều này không chỉ đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động, mà còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội lâu dài của Đảng, Nhà nước.
Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội: Cần hướng tới bảo vệ người lao động tốt hơn Liên ngành Công an - BHXH thành phố Hà Nội: Hợp tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm

Tại buổi gặp gỡ, đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với công nhân lao động mới đây, công nhân Nguyễn Thị Thúy Hà (Hợp tác xã Mây Tre Lá Ba Nhất, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh) nêu thực tế: Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội còn nhiều bất cập, nhất là thời gian đóng rất dài mới được hưởng lương hưu, trong khi nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân khi mới 40-45 tuổi.

Sửa Luật Bảo hiểm xã hội để đảm bảo lương hưu và phúc lợi
Công nhân lao động bày tỏ nguyện vọng, mong Chính phủ sớm sửa đổi pháp luật về BHXH, bảo đảm quyền lợi cho công nhân lao động cả khi đi làm và lúc về hưu.

Từ thực trạng này, chị Hà đề nghị Chính phủ sửa đổi pháp luật để bảo đảm quyền lợi của công nhân lao động, hạn chế tình trạng công nhân rút BHXH một lần. “Chúng tôi đều biết rút BHXH một lần thì khi về già không có lương hưu nhưng nhiều anh, chị, em khó khăn quá và thời gian đóng dài nên vẫn rút”, chị Hà bày tỏ.

Giải đáp về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: Hiện cả nước có 55 triệu lao động, trong đó khoảng 20 triệu người có giao kết hợp đồng lao động, nhưng chỉ có 16 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, chiếm tỷ lệ khá thấp. Trong Quý I, II/2022, có tình trạng một tỷ lệ nhất định người lao động rút BHXH một lần.

“Đây là điều không tốt, gây hệ luỵ lâu dài cho người lao động khi nghỉ hưu. Vì vậy, việc đầu tiên phải nâng cao đời sống, phúc lợi cho công nhân, người lao động, nhất là đối với công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất. Vấn đề này chúng ta đã rất tập trung trong và sau đợt dịch”, ông Đào Ngọc Dung cho biết.

Đề cập đến việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, ông Đào Ngọc Dung cho biết: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, hiện đã hoàn tất xong hồ sơ thủ tục với 11 nhóm chính sách cải cách BHXH, và đã được Quốc hội cho phép trong năm 2023 sẽ trình Quốc hội xem xét. Trong các nhóm này, chúng ta sẽ điều chỉnh giảm dần thời gian đóng BHXH của người lao động để đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Cụ thể, Luật hiện tại quy định người lao động phải đóng BHXH tối thiểu 20 năm mới được hưởng lương hưu với tỷ lệ 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, khiến nhiều người không chờ được, chọn rút BHXH một lần. Tới đây, Dự thảo tới đây sẽ rút dần thời gian đóng BHXH tối thiểu xuống 15 năm và tiến tới có thể 10 năm, với tinh thần đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ngắn hưởng ngắn, trên tinh thần công bằng, chia sẻ.

Ngoài ra, Luật cũng sẽ sửa đổi có quy định xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng khó khăn của công nhân lao động để ép công nhân mua bán, chuyển đổi sổ bảo hiểm qua nhiều hình thức trá hình.

Từ góc độ cơ quan thực thi chính sách, BHXH Việt Nam đề xuất với Chính phủ xem xét, hoàn thiện chính sách pháp luật về BHXH theo tinh thần tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách BHXH.

Theo đó, đại diện BHXH Việt Nam đề nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu để đề xuất phương án điều chỉnh chính sách hưởng BHXH một lần theo hướng: Quy định mức hưởng BHXH một lần (trừ trường hợp người lao động bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng) bằng đúng số tiền người lao động đóng góp vào quỹ hưu trí, tử tuất (8%/tháng, bằng 0,96 tháng lương bình quân cho một năm đóng BHXH).

Phần đóng góp của người sử dụng lao động (14%/tháng, bằng 1,68 tháng lương bình quân cho một năm đóng BHXH) được giữ lại trong quỹ hưu trí, tử tuất và ghi nhận cho chính người lao động đó (để duy trì phạm vi bao phủ của chính sách). Khi người lao động có điều kiện tham gia tiếp thì cộng nối với thời gian tham gia mới để tích lũy cho đủ điều kiện hưởng lương hưu. Trường hợp khi hết tuổi lao động mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc không may tử vong thì giải quyết hưởng BHXH một lần hoặc chế độ tử tuất trên cơ sở phần tiền còn lại (tính theo chỉ số giá tiêu dùng)./.

Qua thống kê của BHXH Việt Nam, kể từ ngày thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 (từ năm 2016 đến hết năm 2021), toàn quốc có 4.058.502 người lao động đề nghị và được giải quyết hưởng BHXH một lần, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11,63%.

Cụ thể: năm 2016 là 500.174 người, năm 2017 là 560.137 người (tăng 12% so với năm 2016), năm 2018 là 666.482 người (tăng 19% so với năm 2017), năm 2019 là 707.183 người (tăng 6,1% so với năm 2018), năm 2020 là 761.080 người (tăng 7,62% so với năm 2019), năm 2021 là 863.446 người (tăng 13,45% so với năm 2020).

Việc gia tăng số người hưởng BHXH một lần làm gia tăng số người rời khỏi hệ thống an sinh xã hội, gây khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu bao phủ BHXH toàn dân theo tinh thần của Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018, đồng nghĩa với việc số lao động khi về già không có lương hưu tăng lên. Điều này không chỉ tác động đến cuộc sống người lao động mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội lâu dài của Đảng, Nhà nước.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

(LĐTĐ) Qua gần 4 năm triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động (CNLĐ) theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 cho thấy, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp (KCN) đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển. Song, nhìn vào thực tiễn, Công đoàn các địa phương kiến nghị cần xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng, tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trong xã hội.
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 1.
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

(LĐTĐ) 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã nhận được những suất quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình cũng chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công và việc thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội và Công đoàn Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động