Luật Thủ đô (sửa đổi): Mở đường, tạo thể chế thuận lợi giúp Thủ đô bứt phá
Luật Thủ đô hiện hành được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Sau 10 năm đi vào đời sống, việc thực thi những cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô đã mang lại những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý của thành phố Hà Nội, song cũng bộc lộ một số tồn tại và hạn chế. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Thủ đô là vô cùng cần thiết.
Từ thực tế này, để kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển của Hà Nội theo các nghị quyết Trung ương, Bộ Chính trị, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành trung ương chuẩn bị nghiên cứu và đề xuất sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, thực hiện nhiệm vụ đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, từ năm 2021, Hà Nội đã tiến hành việc tổng kết thi hành Luật Thủ đô năm 2012 và đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Thành ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo; UBND Thành phố đã thành lập Tổ công tác xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ tổng kết thi hành Luật và xây dựng hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Sau khi xây dựng dự thảo Luật, thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến đóng góp của nguyên lãnh đạo thành phố, các chuyên gia, nhà khoa học. |
Đến nay, sau khi xây dựng dự thảo Luật, thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến đóng góp của nguyên lãnh đạo thành phố, các chuyên gia, nhà khoa học, cử tri và nhân dân Thủ đô đối với toàn bộ dự thảo Luật. Từ đó, Tổ công tác xây dựng Luật đã tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp quý báu, có giá trị thiết thực cả về lý luận và thực tiễn; giúp thành phố tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với những quy định đặc thù, vượt trội, hiệu lực, hiệu quả, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Đồng thời, Luật Thủ đô (sửa đổi) tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội, đi trước, mở đường, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội xứng tầm với vị trí, vai trò, trách nhiệm là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; có vai trò lan tỏa, thúc đẩy Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.
Với mục tiêu đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) được xây dựng theo 5 quan điểm. Thứ nhất là thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô. Thứ hai là quy định các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô phải bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013. Luật Thủ đô cần được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật.
Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở pháp lý, cơ chế đặc thù để Hà Nội vượt trội, đi trước, mở đường. |
Thứ ba, Luật Thủ đô (sửa đổi) bám sát 9 nhóm chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua. Thứ tư, đồng thời với việc phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, cần quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội, cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền Thành phố.
Thứ năm là kế thừa, phát triển các quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm tốt của Luật Thủ đô năm 2012, cơ chế thí điểm theo Nghị quyết số 97/2019/QH14, Nghị quyết số 115/2020/QH14, Nghị quyết số 160/2021/QH14 của Quốc hội; rà soát, tiếp thu các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà phù hợp với Thủ đô để đưa vào dự thảo Luật. Theo sát quá trình chỉnh lý, hoàn thiện các luật có liên quan đang được sửa đổi, bổ sung (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản...) để lựa chọn những vấn đề đặc thù, chưa được quy định để hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô.
Khi được thông qua, việc phân quyền sẽ giúp Hà Nội chủ động, linh hoạt bám sát tình hình thực tế hơn trong công tác quản lý, thực hiện quy hoạch.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 10/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long sẽ trình Quốc hội Tờ trình về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Chiều cùng ngày, các đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận tổ về Dự án Luật này. Tiếp đó, sáng 27/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật. Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
11 tháng năm 2024, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 213.000 lao động
Miss Eco Teen Bella Vũ tổ chức minishow âm nhạc đầu tiên ở tuổi 16
Tân Miss Intercontinental đăng quang với váy cỏ lau của NTK Nguyễn Minh Tuấn
Các hoạt động chăm lo cho người lao động cấp Thành phố
10 gia đình quân nhân hiếm muộn được hỗ trợ thực hiện IVF miễn phí
Tin khác
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng
Luật Thủ đô 2024 07/12/2024 08:16
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn
Luật Thủ đô 2024 05/12/2024 17:17
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Luật Thủ đô 2024 25/11/2024 06:37
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 16:05
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 15:46
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 14:03
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Luật Thủ đô 2024 13/11/2024 12:34
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng
Luật Thủ đô 2024 06/11/2024 23:12
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26