Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi: Tất cả vì lợi ích người lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi là một trong những nội dung được Quốc hội thảo luận kỹ và có hiệu lực từ 1/7/2016. Tuy nhiên, khi luật chưa có hiệu lực, không ít công nhân bày tỏ ý kiến không đồng tình với điều 60. Với tinh thần, cái gì có lợi nhất cho công nhân, người lao động thì làm, tin tưởng tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội diễn ra vào tháng 5 tới, vấn đề này sẽ được đưa ra thảo luận và khi đó lợi ích người lao động sẽ được bảo vệ tối đa.
Phải công bằng khi thực thi Luật BHXH
Giám sát thực hiện pháp luật BHXH trong DN
Dự thảo Luật BHXH sửa đổi, bổ sung: Không nên tăng tuổi nghỉ hưu

Luật BHXH có hiệu lực từ 1/7/2016, tuy nhiên vừa qua trong quá trình tuyên truyền luật này đến công nhân, người lao động, nhiều người cho rằng điều 60 liên quan đến tuổi nghỉ hưu, chi trả BHXH còn bất cập. Ngay sau khi có ý kiến của công nhân, người lao động, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xin ý kiến Quốc hội để đưa ra kỳ họp thứ 9 dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới để xem xét, bổ sung để đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.

Thực ra mục tiêu của Chính phủ, Quốc hội khi xem xét thông qua dự luật này là nhằm cụ thể hóa nghị quyết của Đảng theo hướng phấn đấu khi về già đa số người dân đều tham gia BHXH để có lương hưu. Đây là một chính sách rất phù hợp bởi vì thực tế hiện nay, rất nhiều người khi hết tuổi lao động vẫn phải bươn chải kiếm sống, không có lương hưu trong bối cảnh phúc lợi xã hội chưa cao dẫn đến đời sống khó khăn. Thậm chí, có không ít công nhân lao động, khi hết tuổi lao động đã nhận tiền BHXH hoặc trợ cấp chế độ một lần dẫn đến khi rời khỏi nhà máy không có lương hưu, hết tuổi lao động vẫn phải bươn chải kiếm sống.

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi: Tất cả vì lợi ích người lao động
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, một số người lao động cho rằng quy định này còn bất cập; thậm chí người lao động sẽ bị thiệt. Lý do, đối với những ngành lao động đặc thù như may mặc, da giày rất hiếm công nhân, lao động trụ được đến tuổi 55 - 60 để về hưu, mà thường làm trong thời gian ngắn 10 năm hoặc nếu dài là 20 năm. Nếu chờ đến tuổi mới được thụ hưởng BHXH rất lâu, nên đa số muốn giải quyết theo chế độ hưởng BHXH một lần.

Với công nhân, người lao động đang làm việc trong các ngành, nghề có thời gian công tác không dài cũng nên xác định rõ ràng lợi ích của mình. Đi làm có tiền công, tiền lương và về già nên có lương hưu để trang trải cuộc sống khi sức khỏe ngày một yếu. Nếu hưởng chế độ một lần có thể sẽ có lợi trước mắt, nhưng về già lại gặp khó khăn trong cuộc sống.

Cần khẳng định, trong bối cảnh thực tế, quy định của điều 60 của Luật BHXH là rất đúng. Thứ trưởng Bộ LĐ - TB - XH Doãn Mậu Diệp cho rằng: “Quy định này dựa trên việc cân nhắc giữa lợi thế của việc hưởng lương hưu hàng tháng với hưởng một lần. Hưởng BHXH một lần có thể giúp người lao động giải quyết nhu cầu trước mắt. Nhưng về lâu dài, đến tuổi nghỉ hưu thì tiền lương hưu hàng tháng có thể giúp họ ổn định cuộc sống, hưởng thêm nhiều lợi ích như: Bảo hiểm y tế, ốm đau, bệnh tật...”.

Còn Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sĩ Lợi cho rằng: “Điều 60 Luật BHXH được Chính phủ trình Quốc hội năm 2014 nhằm tăng số người lao động được hưởng lương hưu khi về già. Quan điểm của Chính phủ và Quốc hội mong muốn là thực hiện mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHXH nhằm bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho người lao động”. Một chuyên gia chính sách lao động bình luận, nếu mỗi năm mấy trăm ngàn người lấy tiền một lần để chi tiêu mà không có hoạt động sản xuất, kinh doanh gì, vậy đến lúc về già, lúc đó thì ai nuôi?.

Tuy nhiên trong quá trình soạn thảo, các cơ quan chức năng dường như chưa đi sâu, đi sát công nhân, lao động để tìm hiểu tuyên truyền nên đã dẫn đến tình trạng như vừa qua. Nên chăng khi tiến hành soạn thảo luật, các nhà soạn thảo lấy ý kiến đóng góp và ghi vào điều 60 liên quan đến chế độ, tuổi nghỉ hưu hai lựa chọn: Hoặc là người lao động lấy tiền một lần, hoặc người lao động chờ đến độ tuổi nghỉ hưu để hưởng BHXH để công nhân, người lao động lựa chọn.

Mục tiêu để đa số công dân, trong đó đó có công nhân, người lao động khi về già có phúc lợi xã hội, được hưởng lương hưu thông qua hình thức đóng BHXH là một chính sách phù hợp của Đảng, Nhà nước. Chắc chắn với tinh thần đặt quyền, lợi ích công nhân, người lao động lên trên hết, kỳ họp Quốc hội tới sẽ tiến hành điều chỉnh vướng mắc này. Khi đó, chắc chắn quyền, lợi ích của công nhân, người lao động sẽ được đảm bảo trong mọi điều kiện.

L. Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Những “bóng hồng” rạng rỡ tại Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những “bóng hồng” rạng rỡ tại Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Các nữ chiến sĩ, dân quân là những đóa hoa tươi thắm hòa chung trong không khí hào hùng của Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tại tỉnh Điện Biên sáng 7/5.
Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

(LĐTĐ) Sáng 7/5, mặc dù trời đổ mưa lớn trước buổi Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng hàng ngàn người dân vẫn đứng đợi từng khối binh chủng quân đội, công an nhân dân.. diễu hành qua.
Bộ VHTT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn liveshow

Bộ VHTT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn liveshow

(LĐTĐ) Theo Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Bộ đã nắm thông tin về việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc trang phục có một số huy hiệu "lạ" trên thân áo và đang cho kiểm tra, làm rõ.
Những hình ảnh hùng tráng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những hình ảnh hùng tráng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngay sau lễ mít tinh là chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự tham gia của hơn 12 ngàn người.
Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung bộ

Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung bộ

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

(LĐTĐ) Để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất, con người phải làm việc, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị, sản phẩm với nhiều tư thế khác nhau…
Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 7/5, đại diện Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị này không phát hiện ngộ độc thực phẩm tập thể tại 2 trường tiểu học Linh Chiểu (thành phố Thủ Đức) và Đặng Trần Côn (quận 4) như thông tin xuất trên mạng xã hội.

Tin khác

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

(LĐTĐ) Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài diễn văn quan trọng tại buổi lễ. Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (7/5), Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã chính thức diễn ra vào tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Tri ân các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên

Tri ân các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Hòa chung không khí cùng nhân dân cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thể hiện sự biết ơn với thế hệ cha ông đã hi sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Những ngày Tháng 5 lịch sử, hoà chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) rộn ràng hướng về vùng đất Điện Biên, nơi đã ghi danh chiến thắng“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Ký ức về “một  thời hoa lửa”

Ký ức về “một thời hoa lửa”

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi xa 70 năm, song những ngày tháng 5 lịch sử, được nghe những nhân chứng lịch sử - họ là thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến trường chia sẻ tại buổi gặp mặt do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên và các tỉnh, thành phố tổ chức mới đây như tái hiện lại một Điện Biên hùng tráng năm nào.
Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

(LĐTĐ) Hôm nay (7/5), toàn Đảng, toàn quân và toàn dân long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Đây không chỉ là dịp để chúng ta ôn lại khí thế hào hùng, chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, tri ân các anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh vì nền độc lập - tự do của Tổ quốc, mà còn là dịp để giáo dục thế hệ hiện tại noi gương hào khí Điện Biên Phủ trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.
Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi người dân Việt Nam tự hào về quá khứ và không quên bài học “đại đoàn kết toàn dân tộc” để xây dựng đất nước mạnh giàu. Đây cũng là ý kiến của một số người dân mà nhóm phóng viên Báo Lao động Thủ đô có dịp trao đổi nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, xin gửi tới Quý bạn đọc.
Vang mãi bản hùng ca Chiến thắng Điện Biên Phủ

Vang mãi bản hùng ca Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) 70 năm đã trôi qua, nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đặc biệt, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng và những bài học lịch sử từ Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn vẹn nguyên giá trị, đã, đang và mãi tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đặc sắc Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đặc sắc Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) với chủ đề “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Điện Biên tổ chức.
Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 6/5, Bộ Tư pháp tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới - Cam kết quốc tế và các giải pháp của Việt Nam trong thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp”.
Xem thêm
Phiên bản di động