Lớp học đặc biệt của cô giáo khuyết tật
Học bổng cô giáo Nhế - 14 năm nâng bước em đến trường | |
Chân dung cô giáo bộ môn Giáo dục công dân được học sinh lập hẳn fanpage |
Từ uớc mơ dang dở...
Sinh ra trong một gia đình gia giáo, nề nếp tại vùng quê thôn Đỗ Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Từ nhỏ, cô bé Phạm Thị Lý đã phải chịu thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa vì mất đi người cha thân thương sau một lần ông bị cảm. Kể từ khi bố mất, mẹ của Lý chạy đôn chạy đáo để lo cho các con từng bữa ăn. Thấu hiểu những vất vả của mẹ khi phải gánh trên vai trách nghiệm của người trụ cột gia đình, trong suốt quá trình học tập ở trường, cả 3 anh em đều không làm mẹ phải thất vọng, nhiều năm liền, cô bé Phạm Thị Lý đạt thành tích học tập cao.
Có lẽ với cô gái trẻ Phạm Thị Lý, ước mơ duy nhất của cô ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường đó chính là mong ước được làm giáo viên, được đứng trên bục giảng để nuôi dưỡng mầm xanh cho đất nước. Mong ước là vậy, thế nhưng, may mắn đã không mỉm cười với Lý khi cô liên tục vấp phải những khó khăn, trở ngại. Sau khi tốt nghiệp THPT, cô gái trẻ đem theo ước mơ của mình để thi vào ngành sư phạm. Cần cù, chăm chỉ là vậy, thế nhưng đến ngày thi đại học, Phạm Thị Lý đã không thể bước vào cánh cửa trường đại học. Buồn bã, thất vọng về bản thân. Được sự động viên của gia đình, bạn bè, đặc biệt là từ người mẹ thân thương, Lý quyết tâm ôn thi để năm sau tiếp tục thi để trở thành giáo viên.
Lớp học đặc biệt của cô giáo khuyết tật Phạm Thị Lý. |
Thế nhưng, khó khăn không chỉ dừng lại ở việc cô không thi vào được đại học, chỉ vài tháng sau khi kỳ thi đại học kết thúc cũng là lúc tai họa giáng xuống đầu 3 anh em khi mất đi người mẹ sau một tai nạn. Nỗi buồn này chưa qua, nỗi đau khác lại tới, sự ra đi của mẹ đã khiến cả 3 anh em suy sụp tinh thần, trước đây mọi việc trong gia đình đều là mẹ lo lắng, thế nhưng giờ đây, Lý thực sự phải trưởng thành vì anh chị không thể lúc nào cũng ở bên, lo lắng cho cô từng ngày. Những tưởng những bất hạnh, đau khổ cũng chỉ dừng lại ở cái ngày mẹ của Lý rời bỏ 3 anh em để về với bố, thế nhưng chỉ một thời gian ngắn sau khi mẹ mất, căn bệnh tim bẩn sinh của Lý tái phát khiến cô phải nhập viện cấp cứu.
Trải qua ca phẫu thuật thập tử nhất sinh vì sức khỏe yếu, tim của Lý được cứu nhưng biến chứng sau ca mổ đã khiến đôi chân của Lý teo tóp và liệt hoàn toàn. Nếu muốn di chuyển đi lại trong nhà, Lý phải dùng 2 tay thay đôi chân để lết người đi.Từ một cơ thể lành lặn, có thể tự do đi khắp nơi, giờ lại phải sống dựa vào một chiếc xe lăn khiến cho Lý không khỏi tủi thân và sống khép mình.
Biết Lý chịu nhiều thiệt thòi, những người thân trong nhà, đặc biệt là người chị gái và anh trai đã cố gắng tìm mọi cách để giúp Lý điều trị đôi chân, giúp Lý luyện tập hằng ngày để có thể đi lại bình thường. Thế nhưng mọi cố gắng đều không có kết quả khi đôi chân của chị ngày càng không còn cảm giác. Nhớ về những ngày tháng khi biết mình bị biến chứng sau ca mổ, cô gái trẻ Phạm Thị Lý rơm rớm nước mắt: “Thực sự lúc đó mình cảm thấy rất tủi thân, nếu lúc đó còn cha còn mẹ thì sẽ được chăm sóc nhiều hơn, nhưng mình không còn bố mẹ thì buộc mình phải cố gắng thêm nhiều hơn. Có khi, chính do mình chịu thiệt thòi từ khi còn bé nhiều nên đó cũng trở thành động lực để mình vươn lên vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống và sống một cuộc sống ý nghĩa cho mình và cả những người khác.”
Mơ ước được đứng trên bục giảng tưởng chừng như đã khép lại với cô gái trẻ, thế nhưng thẳm sâu trong trái tim người con gái đó vẫn đang tồn tại ngọn lửa đam mê cháy bỏng với sách vở, với ước mơ được dạy dỗ các em nhỏ. Sau những ngày vật lộn với những cơn đau do bệnh tật, người ta lại thấy Lý vùi mình bên những tài liệu, sách vở bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do người chị gái đưa đến.
Đến người mẹ thứ hai của hàng trăm em nhỏ
Chưa từng nghĩ đến hạnh phúc gia đình, cũng chưa từng nghĩ bản thân sẽ trở thành một người mẹ. Thế nhưng, giờ đây chị Phạm Thị Lý lại trở thành người mẹ thứ 2 của hàng trăm em nhỏ trong thôn Đỗ Xá. Mỗi buổi tối trong tuần, con ngõ nhỏ dẫn vào nhà Lý lại thêm tấp nập, đông đúc hơn bởi tiếng nói cười rộn rã của những đứa trẻ.
Theo chị Phạm Thị Lý, ban đầu, khi biết chị dạy kèm cho một số bạn học sinh là con của người quen, trong làng cũng có một số lời lẽ không hay. Nhiều người cho rằng một người bị liệt như vậy thì làm sao có thể đủ sức dạy học, hơn nữa chưa qua đào tạo nghiệp vụ chuyên môn thì làm sao có thể dạy cho học sinh hiểu được. Tuy nhiên, với tinh thần học hỏi và sự nhiệt huyết của bản thân, chị Phạm Thị Lý đã chứng tỏ cho mọi người thấy người khuyết tật cũng có thể dạy học, làm đẹp cho đời nếu như có niềm tin và nghị lực.
Chia sẻ về cái duyên được dạy dỗ các em nhỏ trong thôn Đỗ Xá, cô giáo khuyết tật Phạm Thị Lý cho biết:“Mình làm công việc kèm cặp các em học sinh đã được gần chục năm. Sau đợt mình bị di chứng sau đợt phẫu thuật tim khiến chân bị liệt, những ngày ở nhà rảnh rỗi, mình kèm một bé vừa vào lớp 1 của người quen. Sự tiến bộ của bé sau những buổi học với mình đã khiến nhiều người trong làng, trong xã dẫn con cháu đến nhờ mình dạy hộ. Mình dạy độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 5 là chủ yếu, khi dạy các cháu thì mình chủ yếu là dạy kiến thức cơ bản cùng với việc giải đáp thắc mắc của các em khi làm bài. Bên cạnh đó với các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 thì mình cũng luyện chữ, hướng dẫn các em tập đọc để các em có hành trang vững vàng khi bắt đầu vào năm học mới.”
Lớp học tình thương được khởi đầu chỉ với số học sinh ít ỏi, thế nhưng tính đến thời điểm hiện tại, số học sinh theo học chị Lý đã lên tới hàng trăm em. Để đảm bảo điều kiện học tập cho các em, chị Lý đã phân chia thành các ca học để từ đó có thể quan tâm, chỉ bảo các em nhiều hơn. Không có công việc ổn định và hàng tháng vẫn phải lên bệnh viện lấy thuốc uống duy trì huyết áp ở mức ổn định, thế nhưng khi các phụ huynh ngỏ ý gửi tiền học phí, chị Lý kiên quyết không nhận.
“Mình có tiền trợ cấp cho người tàn tật hơn 1 triệu đồng/tháng, trong khi đó thuốc của mình được phát miễn phí và không mất tiền mua bởi vậy mình sẽ không lấy tiền học phí của phụ huynh. Có khi mình phải cảm ơn các phụ huynh vì đã tin tưởng giao các con cho mình kèm cặp, nhờ có các con mà mình thấy cuộc sống vui vẻ và có ý nghĩa hơn. Chỉ cần nhìn thấy các con ngoan ngoãn học hành, chơi đùa là mình cảm thấy hạnh phúc” - cô giáo Phạm Thị Lý chia sẻ.
Có lẽ chính bởi tình yêu thương vô bờ bến của cô giáo Phạm Thị Lý dành cho các em nhỏ mà phần lớn các em nhỏ đều gọi chị với cái tên thân thương như: “Mẹ Lý hay Bác Lý”. Theo học mẹLý từ khi đang học lớp 1, đến nay cô bé Đỗ Thị Lương đã bước sang tuổi 14, nhờ sự quan tâm, chỉ bảo cặn kẽ của người mẹ thứ 2 này mà thành tích của Lương ngày càng tiến bộ.
Chia sẻ về sự quan tâm, chăm sóc của mẹ Lý đối với bản thân, Lương cho hay: “Nhà em ở sát với nhà mẹ Lý nên từ nhỏ em đã làm quen tiếp xúc với mẹ Lý, do bố mẹ bận công việc nên hằng ngày mẹ Lý đều là người chăm sóc em và em trai của em. Dù chân mẹ bị liệt nhưng mà mẹ vẫn lo cho chúng em từ bữa cơm đến giấc ngủ cho đến chuyện học tập. Nhờ sự chỉ bảo của mẹ Lý mà từ năm lớp 1 đến năm lớp 7 em đều được học sinh giỏi, có những năm em còn được học sinh giỏi cấp huyện. Đối với các em nhỏ theo học mẹ Lý thì mẹ rất sát sao, đối với các em học sinh có học lực kém thì mẹ sẽ dậy từ kiến thức cơ bản cho đến khi các em hiểu hoàn toàn và có thể tự làm bài nhanh và đúng.”
Chưa từng được đào tạo chuyên môn ngành sư phạm, thế nhưng cô giáo khuyết tật Phạm Thị Lý vẫn đang cố gắng từng ngày để có thể truyền thụ nhiều hơn kiến thức cho các em nhỏ. Những đứa trẻ chị đang dạy dỗ vẫn đang vô từ lớn lên trong tình thương của mẹ Lý mà chúng không hề hay biết rằng chính sự vô tư, hồn nhiên đó chính là nguồn động lực lớn lao để mẹ Lý tiếp tục hành trình vượt lên mặc cảm của bản thân và kiên trì với ước mơ nuôi dưỡng mầm xanh cho quê hương, đất nước.
Lương Hằng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11