Loại bỏ tục đốt vàng mã: Bắt đầu từ nhận thức

Đầu năm, vào mùa lễ hội, nhiều phong tục tập quán diễn ra khắp mọi nơi trên cả nước. Trong đó, không ít phong tục đã bị biến tướng và trở thành nỗi lo cho các nhà quản lý và cộng đồng. Đơn cử không ít vụ hỏa hoạn xuất phát từ tục đốt vàng mã mà ra. Trước vấn nạn này, nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ phong tục đốt vàng mã.
loai bo tuc dot vang ma bat dau tu nhan thuc Đốt vàng mã nhằm kết nối với người đã khuất là quan niệm sai lầm
loai bo tuc dot vang ma bat dau tu nhan thuc Người đã khuất không nhận được "quà" từ đốt vàng mã

Nên bỏ hay giữ?

Những ngày đầu năm Mậu Tuất 2018, câu chuyện đốt vàng mã một lần nữa lại được dư luận đặc biệt quan tâm. Bởi mới đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành Công văn số 31 đề nghị, loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đề nghị trên nhanh chóng trở thành đề tài gây tranh luận, bởi nó được ban hành vào đúng thời điểm mùa lễ hội.

loai bo tuc dot vang ma bat dau tu nhan thuc
Cần thay đổi các phong tục, tập quán biến tướng để phù hợp với sự phát triển xã hội.

Anh Nguyễn Đăng Nhã (KĐT Đại Thanh, Hà Đông) cho rằng, nên loại bỏ hẳn tập tục này để tránh lãng phí, hạn chế tiềm ẩn và nguy cơ cháy nổ. Anh giải thích: “Khi mình làm lễ cầu khấn hoặc tưởng niệm một ai đó thì nên hành động bằng chính cái tâm của mình và bằng những việc làm thiện nguyện cụ thể.

Nhiều người nghĩ, mình có tiền thì mua vàng mã để đốt, đó là quan niệm sai và lãng phí. Bởi lẽ, rất nhiều tôn giáo khác họ không có tập tục đốt vàng mã, nhưng cuộc sống của họ vẫn hạnh phúc, giàu có. Trong khi đó, vàng mã được đốt không chỉ gây lãng phí về kinh tế, mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh”.

Trước câu hỏi trên, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Lâm Biền đã từng cho rằng, tục đốt vàng mã có gốc tích từ phong tục chôn theo của cải, vật dụng cá nhân cho người đã khuất. Sau đó, người xưa đã cải tiến và thay thế các hình nhân bằng vàng mã…

Tục đốt vàng mã là tín ngưỡng dân gian cần tôn trọng, nhưng cái gì thái quá và không phù hợp thì cần loại bỏ. Tín ngưỡng là biểu trưng, trước đây mọi người chỉ cần một tờ giấy viết lên là đốt được, thì giờ đây nhiều người đã mua sắm cả ô tô, xe máy, nhà lầu…bằng vàng mã để đốt.

Như thế không chỉ gây lãng phí, ô nhiễm mà còn ảnh hưởng đến người khác. Vì thế, để việc đốt vàng mã được hạn chế, đúng nơi quy định và tránh lãng phí, các cơ quan chức năng nên tuyên truyền để người dân hạn chế, đơn giản hóa các nghi lễ và thành tâm chứ không nên cấm, vì đó là tín ngưỡng.

Cùng chung quan điểm với anh Nhã, bà Trương Thu Hà (ở Quan Nhân, Trung Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, theo quan điểm của bà, việc đốt vàng mã là một phong tục cổ hủ, tốn kém và làm ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, vì phong tục này đã tồn tại lâu đời nên rất khó bỏ ngay lập tức, vì thế, cần tích cực tuyên truyển để mọi người hiểu và đốt vàng mã sao cho đúng, cho đủ.

“Không một đất nước phát triển nào mà lại có cả một ngành sản xuất ra các thứ chỉ để mua về đốt như ở Việt Nam, vì thế theo tôi nghĩ, nếu tuyên truyền không được, cần thiết Nhà nước nên cấm đốt vàng mã như cấm đốt pháo. Như thế, chúng ta không chỉ tiết kiệm được về kinh tế, tránh lãng phí nguồn nhân lực và cũng tránh ô nhiễm môi trường…”, bà Hà nêu quan điểm.

Trái ngược với những quan điểm trên, mặc dù không khẳng định mình là người mê tín, nhưng nhiều người cho rằng, việc đốt vàng mã tuy có ảnh hưởng tiêu cực nhưng chúng ta không nên loại bỏ hoàn toàn mà chỉ nên tìm cách hạn chế những tác hại của nó. Vì đây đã là nét văn hoá có từ lâu đời, cũng là nghi thức để thể hiện sự biết ơn đối với tổ tiên, với người đã khuất.

“Nếu như loại bỏ phong tục này sẽ làm ảnh hưởng đến thế giới tâm linh, đến tín ngưỡng của mỗi người. Theo tôi, có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Dù sao đây cũng là văn hoá từ lâu đời rồi, không nên bỏ hẳn.

Trong khi đó, nếu như cấm đốt vàng mã thì Nhà nước và các cơ quan ban ngành đã có phương án gì cho người dân tại các làng nghề chuyên làm vàng mã hay chưa, cuộc sống của họ sẽ ra sao?. Bên cạnh đó, nếu loại bỏ việc đốt vàng mã thì vấn đề tín ngưỡng sẽ ra sao, đặc biệt là đối với tín ngưỡng hầu đồng?”, anh Thắng (ở Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội) đặt câu hỏi.

Thay đổi để tồn tại

Quay trở lại với đề nghị của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự, ngay sau khi đề nghị được đưa ra, không ít người đã nhớ đến Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Trong đó Nghị định nêu rõ, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 – 500 nghìn đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định, tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử…

Đối với Nghị định trên có thể nói, yếu tố “Không đúng nơi quy định” đã và đang khiến các nhà quản lý lúng túng. Thực tế hiện nay có thể thấy, vào các dịp lễ, tết, người dân không chỉ đốt vàng mã ở những nơi thờ tự, mà còn đốt tự do ở bất kỳ đâu, thậm chí đốt ngay ngoài đường, vỉa hè...Vì vậy, việc đề nghị của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời là cần thiết và rất rõ ràng. Đặc biệt nó được ra đời đúng thời điểm, chi tiết và cụ thể. Thế nhưng, nhiều người cho rằng, liệu có thể thay đổi được tư duy cố hữu đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam hàng nghìn năm?.

Trước câu hỏi trên, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Lâm Biền đã từng cho rằng, tục đốt vàng mã có gốc tích từ phong tục chôn theo của cải, vật dụng cá nhân cho người đã khuất. Sau đó, người xưa đã cải tiến và thay thế các hình nhân bằng vàng mã…Tục đốt vàng mã là tín ngưỡng dân gian cần tôn trọng, nhưng cái gì thái quá và không phù hợp thì cần loại bỏ.

Tín ngưỡng là biểu trưng, trước đây mọi người chỉ cần một tờ giấy viết lên là đốt được, thì giờ đây nhiều người đã mua sắm cả ô tô, xe máy, nhà lầu…bằng vàng mã để đốt. Như thế không chỉ gây lãng phí, ô nhiễm mà còn ảnh hưởng đến người khác. Vì thế, để việc đốt vàng mã được hạn chế, đúng nơi quy định và tránh lãng phí, các cơ quan chức năng nên tuyên truyền để người dân hạn chế, đơn giản hóa các nghi lễ và thành tâm chứ không nên cấm, vì đó là tín ngưỡng.

Có thể nói, đề nghị của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc loại bỏ tục đốt vàng mã tại các nơi thờ tự là hợp lý, tuy nhiên, chúng ta không thể dùng mệnh lệnh để cấm đoán phong tục. Về lâu về dài, để hạn chế vấn đề này theo các nhà nghiên cứu văn hóa, không chỉ các nhà sư, mà các bậc cao niên có chức sắc tại các làng, các địa phương cần tích cực tuyên truyền, vận động để người người dân và cộng động hiểu và làm theo.

Tập tục không đứng yên và muốn tồn tại thì cần phải thay đổi sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, điều quan trọng là các nhà quản lý cần điều chỉnh tập tục theo hướng tích cực.

Không ít phong tục, tập quán của người Việt tại các lễ hội đã được thay đổi và thành công như: Tục cướp lộc ở hội Gióng (Sóc Sơn), tục chém lợn (ở Bắc Ninh)…Tất cả các phong tục trên đều đang được giữ nguyên, nhưng đã được thay đổi đề phù hợp hơn với xã hội hiện đại. Điều quan trọng nhất vẫn là các các phong tục, tập quán đều hướng con người thực hiện bằng chính cái tâm của mình.

Chúng ta chưa thể khẳng định đề nghị của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thành công hay không, nhưng nếu chủ trương này được các cơ sở thờ tự thực hiện nghiêm túc, có thể coi là sự khởi đầu cho việc “chấn hưng” Phật giáo theo con đường Phật tại tâm thay vì mang nặng tâm lý cầu xin như hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện được vấn đề này có lẽ cần khoảng thời gian không phải là ngắn và cũng cần có sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành và ý thức của cả cộng đồng.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vừa qua, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ".
Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Đề án “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được kỳ vọng sẽ giải quyết điểm nghẽn tồn tại nhiều năm nay, thúc đẩy hàng trăm dự án bất động sản khởi động, sớm về đích, đem lại nguồn thu ngân sách cũng như cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã diễn ra "Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024" nhằm mục đích, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, uy tín, chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Thành phố Hà Nội gặp mặt, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ

Thành phố Hà Nội gặp mặt, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Khai mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024

Khai mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024.
32 đội bóng tranh tài tại Giải bóng đá công chức, viên chức, lao động năm 2024

32 đội bóng tranh tài tại Giải bóng đá công chức, viên chức, lao động năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 4/5, tại Sân vận động quận Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc Giải Bóng đá nam tại Hội thao cán bộ, công chức, viên chức, lao động năm 2024, chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (2/7/1994 - 2/7/2024) và 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).

Tin khác

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem được thiết kế tạo sự liên hoàn, thể hiện từ quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của đất nước.
Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

(LĐTĐ) Đàn ghi ta, từ nhạc cổ điển đến lễ hội hiện đại là hình mẫu văn hóa quyến rũ. Từ nguyên thủy Ai Cập tới Tây Ban Nha, từ cổ điển cho đến điện tử, giáo dục và công nghệ hiện đại đã không ngừng làm mới nhạc cụ này.
3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

(LĐTĐ) Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và tạo xu hướng tiêu dùng cho Gen Z. Ảnh hưởng từ bạn bè và người nổi tiếng cũng là yếu tố then chốt, với thói quen tiêu dùng được hình thành thông qua việc chia sẻ và đồng điệu trong cộng đồng. Từ những yếu tố này, các thương hiệu đã sử dụng chiến lược tiếp thị qua người nổi tiếng để thu hút giới trẻ, tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành thời trang.
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

(LĐTĐ) Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

(LĐTĐ) Giới trẻ hiện đại đang đối mặt với lo âu và áp lực tinh thần do xã hội biến động và áp lực thành công. Xu hướng "chữa lành" hay còn gọi là “healing” thông qua những phương pháp như liệu pháp thiền định, chuyển động tự do, thôi miên, và nghệ thuật trị liệu đã trở thành trào lưu như một cách tự chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin, Deepfake - công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã tạo ra các đoạn video giả mạo, là mối đe dọa lớn với người dùng trên không gian mạng. Gần đây, tội phạm mạng thường xuyên sử dụng các cuộc gọi video Deepfake để mạo danh một cá nhân và vay mượn tiền người thân, bạn bè của họ những khoản tiền lớn.
Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

(LĐTĐ) Sự quan tâm không lời, những vòng tay âm ấp nỗi niềm, là tấm chân tình mà cô gái kia tìm thấy nơi người đàn ông của đời mình. Anh, không chỉ là người yêu mà còn là người bạn, người thầy và là điểm tự vững chắc giữa dòng đời đầy biến động. Mỗi cảm xúc, từ những điều bé nhỏ nhất, đều đượm tình và sâu lắng, khiến cuộc sống của cô trở nên trọn vẹn. Cô ấy tìm thấy hạnh phúc trong vòng tay của một người đàn ông không chỉ là tri kỷ mà còn là tấm gương về sự lo lắng, chăm sóc, và yêu thương không bao giờ phai.
Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

(LĐTĐ) Những ngày này, miền Bắc đang ở thời điểm nắng nóng gay gắt, nhiều người dân tại Nam Định đã tìm đến các bãi biển để “giải nhiệt”. Lượng người đến ngày càng đông khi trùng vào thời điểm ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

(LĐTĐ) Một nhóm học sinh gồm 5 em, chủ yếu sinh năm 2007, đã rủ nhau trốn bố mẹ ra bờ sông Hồng dưới chân cầu Vĩnh Tuy, quận Long Biên, để bơi lội. Do các em thiếu kỹ năng cộng thêm thời tiết nắng gay gắt nên đã khiến 2 em bị đuối nước...
Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thời tiết nắng nóng tại Hà Nội khiến các không gian vui chơi ngoài trời khá vắng vẻ. Người dân Thủ đô lựa chọn các khu vui chơi trong trung tâm thương mại có điều hòa mát mẻ, hoặc đến Công viên nước Hồ Tây tham gia các trò chơi giải nhiệt với nước...
Xem thêm
Phiên bản di động