Linh điểu - tiểu thuyết ôm ấp những trăn trở về môi sinh

(LĐTĐ) “Linh điểu” là tiểu thuyết thứ 10 của nhà văn Nguyễn Văn Học, vừa được Nhà xuất bản Dân trí và Công ty sách Trí thức Việt phát hành, quý I – 2020. Trong suốt 20 năm cầm bút, Nguyễn Văn Học luôn được biết tới như một cây bút tiên phong, trăn trở với những vấn đề của xã hội, đất nước, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường...  
linh dieu tieu thuyet om ap nhung tran tro ve moi sinh Phiêu trên trang sách
linh dieu tieu thuyet om ap nhung tran tro ve moi sinh Cô gái chơi đàn
linh dieu tieu thuyet om ap nhung tran tro ve moi sinh Báo chí có vai trò quan trọng giúp hình thành văn hóa giao thông
linh dieu tieu thuyet om ap nhung tran tro ve moi sinh Thi sáng tác tiểu phẩm tuyên truyền lưu động về môi trường

Cuốn tiểu thuyết mới nhất “Linh điểu”, dày 300 trang cũng chung mạch cảm thức và trăn trở, đau đáu cho môi sinh. Nhà văn Nguyễn Văn Học, người con của vùng quê Phú Xuyên (Hà Nội) đã tập trung khai thác bi kịch của con người khi họ vừa là thủ phạm tàn phá môi trường, đồng thời cũng là nạn nhân của những biến đổi môi sinh khủng khiếp có tính cấp thiết, là nỗi đau đớn của toàn cầu.

Mạch nguồn của yêu thương và rộng lượng

Tiểu thuyết xoay quanh chuyện một cô gái có tên Diệp Vân, bị người mẹ khốn khổ của mình bỏ rơi trước nhà một bà giáo, với mong muốn con mình sẽ được người phụ nữ phúc đức ấy tiếp nhận, nuôi nấng. Người mẹ nghèo tội nghiệp đã được như ý muốn. Diệp Vân trở thành thành viên của ngôi nhà ấm áp, giàu tình thương. Nhưng từ nhỏ, Diệp Vân đã nhạy cảm với loài chim chóc. Cô có thể nghe thấy tiếng chim, tiếng đập cánh của chúng từ rất xa. Cô cũng yêu chim chóc và coi chúng là bè bạn. Cũng vì thế, chim chóc đến với cô ngày một nhiều để tung tăng nhảy nhót, hót và gáy theo cách của mình.

linh dieu tieu thuyet om ap nhung tran tro ve moi sinh
Bìa cuốn tiểu thuyết Linh điểu

Có một điều đặc biệt, trên hai vai Diệp Vân từ nhỏ đã hằn hai vết sẹo. Sẹo lớn từng ngày. Đến thời thiếu nữ hai vết sẹo đã phát triển thành đôi cánh, có lông vũ như loài cò vạc. Một đêm sau trận bão, cô đã cứu một con cu gáy bị cụt chân, đã gõ vừa phòng nhà mình. Kể từ đó, cô thành hiệp sĩ của chim chóc. Chim chóc từ các vườn chim, vườn cò, các cánh đồng khắp nơi bị săn bắt, nhiều con bị thương, gào khóc. Chim chóc tìm về với cô. Cô cùng chị gái tham gia Câu lạc bộ Bảo vệ động vật hoang dã.

Càng tham gia càng thấy chim chóc, những sinh vật là ca sĩ bầu trời bị bủa vây bằng nhiều cách khác nhau ở chính những nơi từng bình yên, nơi chúng từng làm đẹp cho cuộc sống, để bị đưa về những quán nhậu, tước mất mạng sống. Chúng thành món mồi ngon của dân nhậu. Trong hành trình tìm kiếm sự giúp đỡ, bảo vệ các vườn cò, cô luôn bị tuyệt vọng. Tuyệt vọng bởi chính vườn cò của bà ngoại cô, đã được ông, rồi sau này là bà và người cậu dày công bảo vệ, cũng không cưỡng được nạn săn bắt. Theo từng ngày, cò vạc bị xẻ thịt. Vườn cò cũng bị tước mất vì công nghiệp hóa, bị xóa sổ trong khổ đau. “Cò mẹ” là bà ngoại Diệp Vân cũng chết trong khi bảo vệ cò vạc.

Trong dòng đời, mẹ Diệp Vân đã tìm được con. Cô có hai người mẹ. Theo diễn biến câu chuyện, quê của Ngải – mẹ đẻ Diệp Vân ở gần với vườn cò của bà ngoại. Nơi đó ngày xưa là ổ chứa hóa chất, thuốc trừ sâu. Thuốc độc đã ngấm xuống đất. Thuốc độc khiến nhiều người con của vùng quê nghèo sinh ra đã bị què cụt, đui mù, tật nguyền. Ngải cũng mọc cánh như con gái. Chị bị sự kỳ thị giết chết.

Cả hai mẹ con, dù có cánh nhưng không thể bay. Diệp Vân có mong ước lớn lao là có thể tập bay, có thể vượt thoát khỏi sự trì níu tầm thường của cơ thể, đến với không trung, với bầu trời, chim chóc và tình yêu rộng lượng. Nhưng cô không thể cất mình lên được. Cánh cô dù dang rộng cũng chỉ giúp cô là là trên mặt đất. Cô vẫn là cô. Cô muốn bảo vệ vườn cò, nhưng chẳng có cách nào. Không nhiều người muốn cùng cô đồng hành, chạm tay đến sự sinh động của tình bác ái, lòng bao dung và tạo cơ hội cho những loài sinh vật một chốn nương thân.

Người ta cứ giơ lên những vết chém nhẫn tâm vào loài chim yếu đuối, mong manh, nhưng lại hữu ích với cuộc sống bình dị này. Cô gái trẻ không thể thực hiện những điều cao cả, bởi một mình cô, cùng nhóm bè bạn không thể đi ngược với rất nhiều kẻ nhẫn tâm, những tấm lưới bạc ác, họng súng hơi và sự dã mạn của quán nhậu. Nhưng cô vẫn sống tốt, cải hóa những kẻ tận diệt, đặt biệt là Hùng, một thanh niên khét tiếng ngịch ngợm, cậy thế, sẵn sàng đốt cả vườn đồi để tìm chim chóc nhắm rượu. Sau cùng, cô gái đã chết trong huyền diệu khi đi cứu chim cò trên đồi Cò của địa phương.

Đừng chạm đến những “vùng cấm”

Tiểu thuyết cũng tập trung vào vấn đề bạo lực gia đình, tình nghĩa gia đình và những khao khát của tuổi trẻ, những bi kịch khi muốn cống hiến, muốn làm người tốt mà không được tạo điều kiện. Giọng văn lúc nhẹ nhàng, lúc gấp gáp, róng riết và có nhiều câu văn huyền nhiệm, khi nói đến thế lực siêu nhiên đang muốn con người phải nghĩ lại về những việc mình đã làm, đã đối xử tệ bạc với thiên nhiên thế nào. Nguyễn Văn Học cũng chứng minh, khi con người gieo lòng thiện, những hạt bác ái trên cánh đồng tình yêu, thì thiên nhiên sẽ bao bọc, gẫn gũi con người, tôn vinh con người.

linh dieu tieu thuyet om ap nhung tran tro ve moi sinh

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học trong một lần đi tìm hiểu về môi trường ở miền Tây Nghệ An

Suốt 300 trang tiểu thuyết, nhà văn Nguyễn Văn Học đã động chạm đến vấn đề con người, nhân loại quan tâm, khi khắp nơi thiên nhiên bị tàn phá. Anh nói đến chuyện con người đang khai thác tận diệt thiên nhiên, môi trường, đang chạm đến những vùng cấm mà con người không nên chạm vào. Bởi khi chạm đến vùng cấm, thiên nhiên sẽ đáp trả.

Là nhà văn chuyên khai thác vấn đề sinh thái, môi trường, tiểu thuyết “Linh điểu” thể hiện tình yêu môi trường, vẻ đẹp làng quê bình dị, cũng như gióng lên tiếng nói bảo vệ môi trường, chim chóc, các vườn cò trong cả nước.

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học, hiện đang công tác tại ấn phẩm Nhân Dân Cuối tuần- Báo Nhân Dân. Quen với anh lâu, tôi luôn ngưỡng mộ tinh thần làm báo bằng tất cả tâm huyết, đầy trách nhiệm. Anh xả thân với nghề, bất chấp nhiều hiểm nguy để có được những trang viết phóng sự, loạt bài chất lượng. Miệt mài đi và viết, bản thân anh đã cho ra hàng loạt những tác phẩm tiêu biểu làm nên tên tuổi như: Gái điếm, Hỗn danh, Những cơn mưa thảng thốt, Vết thương hoa hồng, tập tản văn Chạm cốc với dòng sông, tập ghi chép Đôi mắt xứ Đoài…
Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động