Phiêu trên trang sách

(LĐTĐ) Từ bé tôi vốn dĩ rất thích thơ ca. Thủa tôi 15, lần đầu tiên bắt gặp những câu thơ: “Ai đã chọn túi vàng quên quả khế/Cổ tích bay theo cánh rạc chim đàn” (trích trong tập thơ “Hóa mùa”) của tác giả Nguyễn Văn Học và thầm ngưỡng mộ anh từ đó. Thế nhưng phải đến gần chục năm sau mãi đến khi chính thức bước chân vào làng báo tôi mới có dịp gặp Văn Học. Lúc này anh đã rẽ lối sang con đường văn, cùng nhiều thăng trầm trong cuộc sống.
phieu tren trang sach Những lá thư tay mang theo đầy nhung nhớ
phieu tren trang sach “Lưu Quang Vũ là một phần của cuộc đời tôi”
phieu tren trang sach Nhà thơ Nguyễn Hòa Bình: Từ người lính tới nhà thơ tình hay nhất thế kỷ XX

Dâu bể cùng con chữ

Như những gì tôi biết sau một thời gian vừa là đồng nghiệp vừa là anh em thân thiết với Nguyễn Văn Học, cuộc đời anh đúng như cánh chim trong câu thơ, mải miết bay trong nỗi cô đơn, lạc đàn tìm nơi dựng tổ. Năm 2002, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Du lịch, Nguyễn Văn Học ra đi từ miền quê nghèo Phú Xuyên (Hà Tây cũ), kiếm việc làm.

phieu tren trang sach
Nhà văn Nguyễn Văn Học

Để có thể đưa vào văn của mình những trải nghiệm sâu sắc về hiện thực cuộc sống Văn Học đã từng làm đủ nghề, từ nhân viên bảo vệ, khui rượu đến điều hành công việc trong nhà nghỉ, quán karaoke.... anh đã ném mình vào một hiện thực cay đắng, về cuộc đời của những cô gái “bán hoa” bị trả giá và đầy đọa đến khốn cùng.

Hiếm có ai vừa viết, vừa hít thở ngay trong môi trường sặc mùi sống sít của làn da và những tiếng cười điên dại như anh. Ngọn đèn le lói trong căn phòng nhỏ bé chỉ soi tỏ trang giấy, mà Nguyễn Văn Học viết từng con chữ nóng bỏng vừa bật ra. Nhiều lúc Học muốn thoát khỏi cái kiếp nạn này, nhưng cuộc mưu sinh cùng với những khao khát khám phá một hiện thực, mà lâu nay văn chương đã bỏ quên hay cố tình né tránh. Phải nói đó là một sự quả cảm của tuổi trẻ.

Sống với nó mà không bị cám dỗ. Gần kề với những thân phận đau khổ để cảm thông, chia sẻ và tìm ra ánh sáng trong con đường hầm không dễ gì với một bản lĩnh còn non nớt tuổi đời. Những hiện thực tăm tối ấy đã tràn lên những trang tiểu thuyết đầu tiên của anh. Nguyễn Văn Học có một sự kiếm tìm hiện thực của riêng mình.

Đó là sự dấn thân đầy cam go và phải chống chọi với những cám dỗ chết người. Sau này khi học Khoa Sáng tác - Lý luận - Phê bình văn học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, anh viết được hai tiểu thuyết và hai tập truyện ngắn, truyện ký về thân phận “kiếp hoa”, đặc biệt là cuốn tiểu thuyết “Gái điếm” (NXB Văn học-2008) đã gây dư luận ban đầu đối với một cây bút trẻ như Nguyễn Văn Học. Bởi trước đó hàng chục năm và sau này chưa có ai viết trực diện với một hiện thực sinh động như anh. Đến nay, khi nhắc đến tiểu thuyết “Gái điếm”, anh tự nhận đó là cuốn sách viết theo bản năng chứ không mấy kỳ vọng. Nhưng đó là dấu ấn sâu sắc về một thể loại mà Nguyễn Văn Học theo đuổi - tiểu thuyết xã hội.

Và cũng từ đây Nguyễn Văn Học kết hợp vừa sáng tác, vừa viết báo để kiếm sống. Hiện anh là phóng viên Báo Nhân Dân. Qua nhiều chuyến đi thực tế ở mọi miền đất nước, anh được tiếp cận những hiện thực sôi động của cuộc sống mới. Có nhiều dịp đi cùng nhau khắp nơi, tôi mới hay sự năng động và niềm say mê sáng tác trong anh chưa bao giờ vơi cạn. Mải miết đi, ghi chép và lăn lộn với những khó khăn trước mắt để đến với những số phận long đong.

Liên tục hàng năm, anh cho ra đời những cuốn sách, khi là tập truyện ngắn, khi lại liên tiếp in một loạt tiểu thuyết. Nào là “Đường dài hạnh phúc” (2008); “Bão người” (2009); “Cao chạy xa bay” (2010); “Hỗn danh” (2011)…và mới nhất là “Vết thương hoa hồng” (2016)... có tới 9 cuốn tiểu thuyết trong vòng 10 năm. Ấy là chưa kể cùng với thời gian này, Nguyễn Văn Học còn cho ra đời 10 tập sách khác, gồm truyện ngắn và ký sự báo chí. Có thời anh sụt cân, sức khỏe giảm sút vì sự lao động khổ sai trên cánh đồng chữ nghĩa. Năm 2015, Nguyễn Văn Học được kết nạp vào Hội Nhà văn Hà Nội, với sự hiện diện là một tác giả trẻ chuyên viết tiểu thuyết đầy tiềm năng.

Nở rộ trên con đường văn chương

Trong những cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Văn Học, tôi và nhiều bạn đọc dành sự quan tâm đặc biệt đến tác phẩm “Hỗn danh”. Có nhà phê bình nhận định, từ “Hỗn danh” đã xuất hiện một tác giả tiểu thuyết với đúng nghĩa nhất. Nhân vật rõ nét và điển hình cho những con người khát danh vọng bằng mọi giá. Họ có thể đạp đổ mọi đối tác, quan hệ và sẵn sàng gây tội lỗi để đoạt lấy danh lợi. Sự xảo trá của con người đáng lên án và tác giả đã bóc trần sự thật đen tối đằng sau những vinh quang hào nhoáng.

Với 20 năm làm nghề, Văn Học đã in được tới hơn hai mươi đầu sách và hàng trăm bài báo, một con số thật đáng nể. Nói nhiều thì cũng đúng, bởi mấy ai đã xốc vác “cày bừa”, trên cánh đồng văn chương hết mình như anh. Tuy vậy, khi nhìn lại chặng đường đã qua, nhà văn Nguyễn Văn Học vẫn có nhiều điều áy náy, lo toan. Bởi anh luôn muốn mình khác đi, gây ấn tượng với bạn đọc bằng những tác phẩm chất lượng. “Tôi ghi nhận và biết ơn những người đã chê tôi, đã giúp tôi tỉnh ngộ và cảnh giác với chính bản thân mình. Để không tự mãn với những gì mình đã có”, anh chia sẻ.

Thông qua nhân vật họa sĩ Bình, tác giả đã dẫn dắt người đọc bằng những câu chuyện sinh động, để lên án những thói háo danh, kệch cỡm. Cùng với đó là những nhân vật ca sĩ, người mẫu, nhà văn, giáo sư…Nhiều người trong số họ bị tha hóa và biến chất trong sự nghiệp của mình. Đó là sự nhiễu loạn của một thị trường ngầm trong thế giới văn hóa văn nghệ, nơi mà biết bao người khao khát danh vọng hão huyền. Tác giả đặt cho cái tên “Hỗn danh” là vì vậy.

Sự phản biện của tác giả khá sắc sảo với bút pháp huyền ảo thông qua những giả định, cách điệu của nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. Chủ đề chồng lớp, đan xen đã làm nên sức nặng của tác phẩm. Đáng chú ý, hình tượng năm cô gái trong tranh, như một sự hiện diện của tác giả với những cảm xúc hồn nhiên và tràn đầy nỗi khát khao muốn làm người tốt nhưng không được. Những cô gái ảo mà thực bày tỏ thái độ về thế giới con người, cùng những sắc mầu “Hỗn danh” khốc liệt và cay đắng…Nhiều bạn đọc nói cuốn tiểu thuyết này của nhà văn Nguyễn Văn Học có sức thu hút bởi bố cục mới lạ và nghệ thuật kể chuyện sinh động, cùng những chi tiết hấp dẫn.

Văn Học quan niệm nghiệp viết văn là kể những câu chuyện đánh thức lương tri con người, truyền cho họ những khát vọng, sáng tạo và tình yêu cuộc sống. “Hỗn danh” là một sự kiếm tìm thỉnh lên tiếng chuông báo động về sự tha hóa đạo đức của con người. Nhà văn Nguyễn Văn Học đã có độ ngân vang của tiếng chuông đó qua sự sống sinh động của những cuộc đời trong hàng trăm trang sách.

Với Văn học văn chương là con đường không có điểm dừng chân. Trong chuyến đi Trường Sa đầu năm 2016, nhà văn Nguyễn Văn Học lại được tiếp cận một hiện thực khác. Sôi động và đầy nhiệt huyết của những người chiến sĩ nơi biên cương hải đảo xa xôi. Anh xúc động khi được sống cùng các chiến sĩ trẻ trên những trạm gác quanh năm sóng gió. Những cánh sóng cồn cào nỗi nhớ quê hương trong trái tim chiến sĩ đã làm xao xuyến tâm hồn anh.

Hình ảnh anh hùng hiên ngang nơi địa đầu Tổ quốc đã truyền cho anh ngọn lửa sống, mạch nguồn muôn đời bất khuất của ông cha. Đúng như nhà văn đã từng tâm sự, mỗi chặng đường đi thực tế luôn là những bài học mới và những ý tưởng sẽ nảy sinh. Công việc làm báo đã giúp nhà văn có điều kiện dấn thân với sự nghiệp của mình. Và tôi biết ngọn lửa đam mê trong trái tim anh đã bừng lên với những ý tưởng mới, với hình tượng người lính ngày đêm tuần tra trên biển đảo quê hương.

Với 20 năm làm nghề, Văn Học đã in được tới hơn hai mươi đầu sách và hàng trăm bài báo, một con số thật đáng nể. Nói nhiều thì cũng đúng, bởi mấy ai đã xốc vác “cày bừa”, trên cánh đồng văn chương hết mình như anh. Tuy vậy, khi nhìn lại chặng đường đã qua, nhà văn Nguyễn Văn Học vẫn có nhiều điều áy náy, lo toan. Bởi anh luôn muốn mình khác đi, gây ấn tượng với bạn đọc bằng những tác phẩm chất lượng. “Tôi ghi nhận và biết ơn những người đã chê tôi, đã giúp tôi tỉnh ngộ và cảnh giác với chính bản thân mình. Để không tự mãn với những gì mình đã có”, anh chia sẻ.

Nguyễn Văn Học là thế. Đam mê và nồng nhiệt. Tôi tin những mùa vàng trên cánh đồng văn chương của anh ngày thêm nở rộ và thơm hương.

Mộc Lâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

(LĐTĐ) Trở thành người khuyết tật ở lứa tuổi đẹp nhất, khi mắc căn bệnh xương thủy tinh, Hoàng Thị Dịu (sinh năm 1989, tỉnh Thái Bình) đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Cô gái 8X kiên cường còn giúp trẻ em xóm làng gieo mầm tri thức, lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại địa phương.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động