Lễ Khai mạc SEA Games 31: Cùng nhau tỏa sáng và thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết

(LĐTĐ) Toàn bộ các màn biểu diễn nghệ thuật của Lễ Khai mạc SEA Games 31 là thành quả của sự luyện tập và sáng tạo trong suốt thời gian 45 ngày vừa qua của hơn 1000 nghệ sĩ nổi tiếng, các đơn vị nghệ thuật Trung ương và thành phố Hà Nội, các vận động viên, các học viên thể thao và lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn Thủ đô.
Không bán vé Lễ khai mạc SEA Games 31 Hà Nội sẵn sàng cho ngày khai mạc SEA Games 31

Lễ Khai mạc huy động những người giỏi, tiêu biểu nhất

Ngày 10/5, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức buổi gặp gỡ báo chí thông tin về công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) và Lễ Khai mạc, Bế mạc SEA Games 31 tại Hà Nội.

Chia sẻ tại buổi họp báo, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết: "Công tác chuẩn bị trước cho SEA Games 31 được thực hiện đúng trong đợt dịch căng thẳng, công việc rất nhiều, bộn bề nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm, nỗ lực, cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm, để làm sao giữ một hình ảnh đẹp nhất về Thủ đô nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung thân thiện, hiếu khách, trọng tình nghĩa.

Lễ Khai mạc SEA Games 31: Cùng nhau tỏa sáng và thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết
Toàn cảnh buổi họp báo thông tin về công tác chuẩn bị tổ chức SEA Games 31 ngày 10/5.

Với chương trình khai mạc, chúng tôi phải chọn lựa những diễn viên, vận động viên tinh hoa nhất, tiêu biểu nhất. Hà Nội huy động cả 6 nhà hát trực thuộc tham gia trong chương trình, trong đó, chủ yếu là nhóm múa của Nhà hát múa Thăng Long tập luyện ngày đêm. Thời tiết sẽ quyết định thành công chương trình Lễ khai mạc của chúng ta, nếu trời mưa và gió thì những diễn viên múa sẽ như chuồn chuồn ướt cánh. Chúng tôi cầu mong thời tiết thuận lợi để giúp Lễ khai mạc của chúng ta thành công".

Chia sẻ về những khó khăn khi tổ chức Lễ Khai mạc, bà Trần Ly Ly - Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng Đạo diễn chương trình Lễ Khai mạc SEA Games 31 cho hay: Phải đến tháng 3 khi Việt Nam mở cửa, tình hình dịch bớt căng thẳng, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội mời tôi đến đề nghị thực hiện chương trình Lễ Khai mạc SEA Games 31, lúc đó thời gian rất gấp rút chỉ với 45 ngày để thực hiện.

"Nếu như bình thường, với tư cách là một đạo diễn thực hiện chương trình lớn như vậy thì tôi phải đòi hỏi 1 năm để lên kế hoạch, từ khâu kịch bản, ý tưởng văn học đến biểu diễn thực tế. Nhưng cũng như anh Hồng chia sẻ, đây là trách nhiệm, trọng trách đáng tự hào khi được phục vụ cho SEA Games 31. Vì vậy, tôi đã nhận lời ngay nhưng cũng phải đối mặt với áp lực kinh khủng và không biết bắt đầu từ đâu khi khối lượng công việc gấp rút vậy", bà Trần Ly Ly cho biết.

May mắn, Lễ Khai mạc có sự huy động của rất nhiều người giỏi, tài năng. Đó là PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái - người am hiểu về nghệ thuật sân khấu, PGS.TS Trần Đức Cường, Nguyên Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - người am hiểu về lịch sử, biên kịch Phan Huyền Thư, đạo diễn sân khấu Hoàng Công Cường, Giám đốc âm nhạc Huy Tuấn, biên đạo NSND Nguyễn Hồng Phong, NSND Lữ thị Kiều Lê cùng 20 cộng sự...

Với khối lượng công việc tại một sân khấu khổng lồ ở Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Ban Tổ chức đã mất 10 ngày để lắp đặt trang bị thiết bị. Ngoài ra, từng công việc nhỏ, chi tiết như việc chọn ảnh trong chương trình cũng phải gửi công văn cho Bộ Ngoại giao để xin ảnh, làm công văn sang cho Tổng cục Thể thao để xem ai là người rước cờ... Yêu cầu về phần đảm bảo cho hàng triệu người xem truyền hình và hàng trăm người xem trực tiếp khớp nhau cũng không hề đơn giản.

"Về thời gian, điều kiện tài chính, vấn đề dịch bệnh, nhân lực để thực hiện... đều có những khó khăn nhất định. Với mỗi sân khấu đại cảnh, chúng tôi quy tụ hơn 250 diễn viên trở lên. Vì vậy, để kỳ vọng đồng đều hoàn toàn rất khó, nhưng tôi tin các em sẽ làm tốt nhất có thể. Có những đại cảnh chúng tôi nổi da gà vì tự hào, với hiệu ứng âm thanh và hình ảnh hoành tráng. Nước chủ nhà Việt Nam muốn gửi đến bạn bè quốc tế những hình ảnh đẹp đẽ như sự dịu dàng, thướt tha của người con gái, hình ảnh của những bó lúa, cây tre, hoa sen... vừa mềm mại, vừa dẻo dai, vừa bền vững, đấy chính là biểu tượng của con người Việt Nam.

Cuối cùng là một màn trình diễn khá xúc động với hình tượng 11 con thuyền, mỗi con thuyền tượng trưng cho 11 nước Đông Nam Á cùng chung một dòng chảy, tiến ra biển lớn". Tổng đạo diễn chương trình Lễ Khai mạc SEA Games 31 nói.

Chú trọng văn hoá Đông Nam Á, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị

Là cố vấn nghệ thuật của Lễ khai mạc, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cho biết, từng chi tiết đều được Ban Tổ chức yêu cầu rất cao. Ngay như MC của chương trình, cũng yêu cầu cao về giọng nói, MC phải có nói giọng chuẩn Hà Nội, nói tiếng Anh phải chuẩn và hay. Vì vậy, Ban Tổ chức đã chọn MC Bùi Đức Bảo và MC Phí Linh. Các ca sĩ biểu diễn cũng phải hát giọng Hà Nội gốc.

Lễ Khai mạc SEA Games 31: Cùng nhau tỏa sáng và thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết
Lễ Khai mạc áp dụng công nghệ mới trong nghệ thuật thể hiện và trình diễn mang tính quảng trường, đại chúng.

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái, nội dung chính của Lễ Khai mạc thể hiện một Việt Nam chủ động, kết nối và truyền cảm hứng, lan tỏa đến các nước trong khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh thế giới đang gặp nhiều biến động lớn. "Hãy đến đây với chúng tôi, chúng ta sẽ cùng nhau tỏa sáng và thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết, thái độ cầu thị và yêu chuộng hòa bình, giữ vững ổn định chính trị trong khu vực Đông Nam Á".

Đây là thông điệp mà chương trình Khai mạc SEA Games 31 muốn nhấn mạnh bằng nghệ thuật biểu hiện. Chương trình không chỉ nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam, mà còn thể hiện một tâm thế chủ động hội nhập và sáng tạo, đóng góp và gánh vác cùng cộng đồng quốc tế và "Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn".

Không chỉ đề cao quảng bá văn hóa dân tộc Việt Nam, mục đích lớn lao hơn là tôn vinh bản sắc văn hóa của cộng đồng các nước trong khu vực Đông Nam Á để thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị, trọng thị tinh thần cống hiến và trung thực, động viên nội lực của con người thông qua thi đấu thể thao. Sử dụng những chất liệu nghệ thuật mang tính truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sợi dây liên kết những nét tương đồng trong "Căn cước văn hóa Đông Nam Á" để xây dựng một hệ thống biểu tượng của cộng đồng văn hóa khu vực.

Là Giám đốc âm nhạc của Lễ Khai mạc, nhạc sĩ Huy Tuấn, tác giả của ca khúc "Hãy tỏa sáng" (Let’s shine) được Ban Tổ chức SEA Games 31 lựa chọn là ca khúc chính thức của Đại hội. Theo nhạc sĩ Huy Tuấn, tại Lễ Khai mạc sẽ có hàng nghìn người tham gia biểu diễn bài hát này, là một trong những phân cảnh đắt giá nhất trong Lễ Khai mạc.

Bài hát nói về những con người sinh ra với một sứ mệnh vươn tới những đỉnh cao, bỏ lại những khó khăn, nhọc nhằn trên hành trình chinh phục bằng sự đam mê và nghị lực phi thường, trong vòng tay bè bạn và tình hữu nghị. Họ cùng nhau tỏa sáng trong bầu không khí tưng bừng, thân thiện của nước chủ nhà Việt Nam. Ngay khi công bố, bản thu âm "Let’s Shine" đã thu hút sự chú ý của người hâm mộ trong nước và đặc biệt là người hâm mộ trong khu vực.

“Let’s shine” được tôi sáng tác bắt nguồn từ cảm hứng là sự hân hoan và dồn nén sau một khoản thời gian tối tăm của đại dịch, cảm giác mong muốn được giao lưu với mọi người, được hoà mình vào bầu không khí của những lễ hội. Đây cũng chính là tinh thần mà tôi muốn thể hiện trong bài hát này", nhạc sĩ Huy Tuấn cho biết.

Đặc biệt, Lễ Khai mạc còn được áp dụng công nghệ mới trong nghệ thuật thể hiện và trình diễn mang tính quảng trường, đại chúng rất ưu việt như công nghệ trình chiếu hình ảnh đồ họa (Mapping), công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR), công nghệ Thực tế mở rộng (Extended Reality - EX) (bao gồm thực tế tăng cường (AR- Augmented Reality), thực tế ảo (VR-Virtual Reality), thực tế hỗn hợp (MR-Mixed Reality), kết hợp với ngôn ngữ biểu trưng của văn hóa dân gian đã trở thành di sản được thế giới công nhận để thực hiện những phần nội dung quan trọng chính của chương trình.

Lễ Khai mạc SEA Games 31 sẽ diễn ra vào 20h ngày 12/5 tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Kịch bản Lễ Khai mạc SEA Games 31 gồm 3 chương: Việt Nam thân thiện, Đông Nam Á mạnh mẽ, Đông Nam Á tỏa sáng.

Chương trình có những nghi lễ chính thức như: Rước cờ Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á, cờ SEA Games; phát biểu và tuyên bố Khai mạc của Lãnh đạo Chính phủ, lễ tuyên thệ của vận động viên và trọng tài.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

(LĐTĐ) Chiều 30/10, tại Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã trao quyết định bổ nhiệm NSND Nguyễn Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam giữ chức vụ Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn theo Quyết định số 3199/QĐ-BVHTTDL.
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 đã diễn ra tại sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội (quận Hà Đông). Cuộc thi do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức.
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

(LĐTĐ) Ngày 26/10, triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” đã được tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng (số 55 Quang Trung, Hà Nội). Triển lãm đã giúp người tham quan sống lại rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cùng chàng thám tử nhí Conan.
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

(LĐTĐ) Ngày 26/10, tại Nhà Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Thái Nguyên, Báo Thanh tra tổ chức lễ khai mạc Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống vẻ vang của ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động