Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội
Xây dựng Bát Tràng trở thành địa chỉ tin cậy, yêu thích của du khách Du lịch làng cổ ven đô, nét xưa còn đó Nghe cổ vật “kể chuyện” gốm Bát Tràng |
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi cho biết, công tác chuẩn bị lễ hội truyền thống tại Bát Tràng đã được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, trong đó có sự chung tay của các tổ chức, đoàn thể tại địa phương.
![]() |
Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Bùi Minh Hoàng phát biểu tại buổi làm việc. |
Theo đó, lực lượng Công an xã đã xây dựng kế hoạch, phương án phân luồng giao thông trong những ngày diễn ra lễ hội, đặc biệt là ngày khai hội; bố trí địa điểm và lực lượng trông giữ phương tiện giao thông của nhân dân và du khách; ứng trực đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông trong suốt thời gian diễn ra tuần lễ du lịch và tổ chức lễ hội.
Lực lượng công an cũng tiến hành kiểm tra, xử lý các hộ kinh doanh bán hàng không đúng nơi quy định, cản trở giao thông, gây ảnh hưởng đến khu vực diễn ra các hoạt động; kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về nếp sống văn hóa và các tệ nạn xã hội trong lễ hội.
![]() |
Làng gốm Bát Tràng |
Trạm y tế xã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tổ chức kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Câu lạc bộ nghệ nhân thợ giỏi làng Bát Tràng, Câu lạc bộ nghệ nhân thợ giỏi làng Giang Cao tham mưu Ủy ban nhân dân xã phối hợp phòng Kinh tế huyện, Trung tâm Khuyến công Sở Công thương Hà Nội tổ chức ra mắt mô hình Trung tâm Thiết kế, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch làng Bát Tràng; tổ chức trưng bày giới thiệu sản phẩm gốm sứ tiêu biểu.
![]() |
Bảo tàng gốm Bát Tràng, địa điểm không thể bỏ qua khi đến nơi đây. |
Ngoài ra, các câu lạc bộ thể thao, văn nghệ xây dựng nội dung, kịch bản tổ chức các giải thi đấu thể thao, văn nghệ. Các thôn tổ chức ra quân đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trước, trong, sau các ngày và tại các địa điểm diễn ra sự kiện lễ hội.
Tại buổi làm việc, Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Bùi Minh Hoàng đề nghị, chính quyền địa phương tăng cường công tác an ninh, trật tự, bố trí phân làn, khu vực để xe để tránh ùn tắc giao thông trong ngày khai hội. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cần công khai số điện thoại đường dây nóng để kịp thời xử lý những tình huống phát sinh; nghiêm túc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống cháy nổ; tuyên truyền người dân thực hiện ứng xử văn minh khi tham gia lễ hội.
![]() |
Những chiếc bình tinh xảo tại Bảo tàng gốm Bát Tràng. |
Qua đó, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý và tổ chức lễ hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong sinh hoạt lễ hội; đảm bảo môi trường văn hóa lành mạnh phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần, tín ngưỡng của nhân dân trên địa bàn.
Làng gốm sứ Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội là làng gốm lâu đời và nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Gốm Bát Tràng đã trở thành thương hiệu, là địa chỉ hàng hóa đã được khẳng định chất lượng trên thị trường trong nước và quốc tế với các loại hình sản phẩm phổ biến như gốm tâm linh thờ cúng, gốm mĩ thuật trang trí, gốm gia dụng và gốm xây dựng…
Không chỉ nổi tiếng với nghề gốm - di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, Bát Tràng còn được biết đến như một ngôi làng mang những giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc, ẩn chứa qua các công trình kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, những lễ hội và nghệ thuật ẩm thực độc đáo…của một ngôi làng gần ngàn năm tuổi. Tất cả những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đó sẽ được tái hiện trong những ngày hội làng.
Hội làng Bát Tràng xưa kéo dài 15 ngày trong tháng Hai âm lịch. Ngày nay, hội làng được tổ chức trong 3 ngày 14, 15 và 16/2 âm lịch (tức ngày 23, 24, 25/3). Hoạt động lễ hội sẽ được tổ chức tại các di tích lịch sử đã được xếp hạng như: Kim Trúc Tự, Đền Mẫu Bản Hương, Văn Từ, mà trọng tâm là Đình làng Bát Tràng .
Lễ hội được tổ chức nhằm giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần xây dựng quê gốm Bát Tràng ngày càng giàu đẹp văn minh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

LĐLĐ huyện Thường Tín: Đa dạng hình thức tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả vì người lao động
Tin khác

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ
Văn hóa 12/04/2025 20:00

"Hẹn ước Bắc - Nam" - Chương trình chính luận nghệ thuật có quy mô hoành tráng
Văn hóa 11/04/2025 16:14

Lễ hội Làng Sen năm 2025 có nhiều hoạt động đặc sắc
Văn hóa 10/04/2025 06:49

Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước
Văn hóa 09/04/2025 17:48

Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô
Xã hội 09/04/2025 17:34

Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống
Văn hóa 09/04/2025 15:21

Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội
Văn hóa 09/04/2025 12:05

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn
Văn hóa 08/04/2025 18:51

Nắng đầu mùa
Văn hóa 08/04/2025 10:19

Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế
Văn hóa 06/04/2025 15:50