Rằm tháng 7 đặc biệt ở Thủ đô

(LĐTĐ) Có lẽ chưa bao giờ người dân Thủ đô lại sống trong hoàn cảnh “đặc biệt” như những ngày qua. Việc ở nhà phòng, chống dịch, ra đường phải có giấy đi đường, đi chợ cần có phiếu đi chợ… đã dần trở thành thói quen. Rằm tháng 7 năm nay cũng rất đặc biệt.
Chuyên gia phong thủy hướng dẫn cách đốt vàng mã ngày rằm tháng 7 Thị trường Rằm tháng 7: Hàng hóa tinh xảo nhưng sức mua giảm mạnh

Rằm tháng 7 trong văn hóa người Việt

Lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn là một trong những nét đẹp trong tập tục, tín ngưỡng của Việt Nam. Theo tín ngưỡng cổ truyền, nhiều người vẫn cho rằng lễ Vu Lan và cúng Cô hồn là một, song thực tế, đây là hai ngày lễ hoàn toàn độc lập.

Với ý nghĩa “uống nước nhớ nguồn”, đền ơn báo hiếu, Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, làm tròn bổn phận người con luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ.

Lễ cúng Cô hồn là để bố thí cho những vong hồn không nơi nương tựa, không ai thờ cúng, những kẻ bị chết đường, chết chợ mà không được đưa đến cõi tốt hơn. Theo tín ngưỡng cổ truyền, vào dịp tháng 7 hàng năm, (từ ngày 2/7 Âm lịch), Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan và đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc.

Rằm tháng 7 đặc biệt ở Thủ đô
Mâm cúng lễ gia tiên của một gia đình

Khoảng thời gian này là các ngày “mở cửa địa ngục”, các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vảng vất khắp nhân gian. Vì tin là ngày “mở cửa địa ngục” ân xá cho vong linh nên dân gian sắm cỗ cúng các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa để được bình an, ma quỷ không quấy phá.

“Ngày Rằm tháng 7 Âm lịch được gọi là ngày “Báo hiếu cha mẹ” tức lễ Vu Lan, và cũng là ngày “Xá tội vong nhân” tức lễ cúng Cô hồn. Hai ngày lễ này gắn với hai sự tích khác nhau, tuy nhiên lại tổ chức vào một ngày khiến nhiều người nhầm lẫn”, anh Nguyễn Tiến, chuyên gia nghiên cứu bộ môn Huyền Học chia sẻ.

Trong ngày Rằm tháng 7, việc cúng Vu Lan báo hiếu tại tư gia nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng Thần linh, cúng Gia tiên, sau cùng là cúng thí thực chúng sinh. Đối với bàn cúng Phật cần chuẩn bị mâm cỗ chay gồm xôi đỗ, giò chay, nem chay, canh nấm hoặc mâm ngũ quả đơn giản, thường được thụ lộc ngay tại nhà khi đã cúng xong.

Rằm tháng 7 đặc biệt ở Thủ đô
Vàng mã thường được dùng trong ngày Rằm tháng 7 hàng năm

Lễ cúng gia tiên thường chuẩn bị mâm cỗ mặn gồm gà lễ cánh tiên, xôi vừng dừa, nem rán, giò lụa, nộm gà kèm theo trái cây, hoa cúng, rượu, nhang. Lễ cúng chúng sinh cần chuẩn bị muối gạo, cháo trắng nấu loãng, hoa quả, quần áo hàng mã, tiền vàng và thời gian hợp lý nhất là chiều tối vì đây là lúc các vong linh trên đường về địa ngục. Đây là hai ngày lễ mang giá trị nhân văn trong văn hóa Việt Nam, thể hiện tinh thần đền ơn, đáp nghĩa, tương thân tương ái với cả những linh hồn đã khuất…

Anh Nguyễn Tiến cho biết: “Thực ra về việc xấu hay tốt còn do nhiều quan điểm. Theo quan điểm cá nhân, thì tôi thấy câu hỏi này lại có phần thiên về Phong thủy hơn là Tâm linh. Tháng Giêng - tức tháng Dần, là khởi đầu của mùa xuân Mộc vượng, còn tháng 7 - tức tháng Thân lại bắt đầu chớm sang mùa thu và khí Kim vượng, như các bạn thấy đó là vì sao mùa xuân cây cối đâm chồi nẩy lộc sinh sôi, trong khi mùa thu Kim vượng nên Mộc sẽ suy, đó là lý do mùa thu thường cây sẽ bắt đầu rụng lá, để tích lũy qua mùa đông Thủy vượng, và đến mùa xuân lại quay về là mùa của Mộc, khép kín 1 vòng tuần hoàn như vậy”.

Phòng, chống dịch là trên hết

Rằm tháng 7 là một hoạt động cúng bái thường niên song hiện nay, trong bối cảnh trong nước và thế giới đang căng mình chống dịch, lễ cúng bị ảnh hưởng là điều tất yếu.

Thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, người dân Hà Nội chỉ được ra khỏi nhà trong trường hợp thực sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc thang… Và điều đương nhiên, vàng mã là vật phẩm không cần thiết nên việc mua bán đáp ứng nhu cầu tâm linh sẽ gặp khá nhiều khó khăn.

Chưa bao giờ trong ngày Rằm tháng 7, những tuyến phố đông đúc, náo nhiệt như phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm) lại vắng vẻ, im lìm đến thế. Các cửa hàng đều đóng cửa phục vụ cho công tác chống dịch, chỉ còn lác đác vài cửa hàng mở hé để dọn dẹp.

Rằm tháng 7 đặc biệt ở Thủ đô
Tất cả cửa hàng kinh doanh vàng mã trên phố Hàng Mã đều đóng cửa để phòng, chống dịch

Một số cửa hàng dán số điện thoại để khách hàng có thể liên lạc trong trường hợp cần thiết, song dù liên lạc được thì việc vận chuyển sẽ rất nan giải vì shipper chỉ phục vụ trao chuyển tại hệ thống siêu thị, chợ truyền thống và các chốt kiểm dịch rất chặt chẽ để hạn chế người dân đi lại.

Đối với công tác dịch phòng, chống Covid-19, lãnh đạo các cấp địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân cần tuân thủ quy định nghiêm ngặt của Chỉ thị 16, vì tháng 7 Âm lịch, nhu cầu mua hàng mã của người dân khá cao.

Theo một cán bộ Công an phường Hàng Mã, những ngành hàng không có trong danh mục theo công điện của Thành phố thì không được kinh doanh. Và vàng mã thì không có trong danh mục này, cũng không phải mặt hàng thiết yếu. Đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19, đơn vị cũng thường xuyên nhắc nhở, vận động bà con nghiêm túc thực hiện theo đúng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ…

Rằm tháng 7 đặc biệt ở Thủ đô
Những mặt hàng vàng mã "hợp thời trang" năm nay đã không đến được với tay người dân

Thờ cúng tổ tiên, cúng bái cho các vong linh được yên an đã trở thành truyền thống tốt đẹp, song trong lúc cả đất nước cần chung tay góp sức đẩy lùi dịch bệnh, sức khỏe của bản thân, xã hội và sự hồi phục của đất nước là điều đáng quan tâm nhất.

Lúc này, mỗi người cần hy sinh nhu cầu cá nhân để vì cái chung của đất nước vì chỉ một phút chủ quan, lơ lờ, mọi công sức của toàn Đảng, toàn dân sẽ trở về với con số không tròn trĩnh, các hệ thống y tế sẽ quá tải, gây thiệt hại với sức khỏe và nền kinh tế của đất nước. Thờ cúng là nhu cầu chính đáng, nhưng tuân thủ theo pháp luật là nhiệm vụ cần đặt lên hàng đầu.

Đây là ngày Rằm tháng 7 đặc biệt nhất từ trước tới giờ, các chùa không tổ chức long trọng Đại lễ Vu Lan báo hiếu, cũng khó tránh khỏi việc thiếu đồ cúng do sự hạn chế của dịch bệnh, song ý thức phòng, chống dịch dịch và tấm lòng chân thành là điều trân quý hơn cả.

Hải Thủy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động