Làm gì để con trẻ có những ngày hè bổ ích?
Giải bài toán sân chơi dành cho trẻ em trong ngày hè |
Từ cuối tháng 4 vừa qua, làn sóng Covid-19 đã quay trở lại và diễn biến phức tạp hơn. Trẻ em các cấp được nghỉ học ở trường, chỉ học online ở nhà và nghỉ hè sớm. Thời gian này, các em được yêu cầu ở trong nhà để đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Rất nhiều gia đình băn khoăn, thắc mắc và lo lắng, làm thế nào để con có thể trải qua một mùa hè an toàn, không bị mắc Covid-19 mà vẫn khoẻ mạnh, phòng tránh được các tai nạn thương tích hoặc chúi đầu vào tivi, điện thoại…
Chị Chu Hồng Anh, ở Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, chị có 2 cậu con trai, học lớp 3 và học lớp 5, khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, các con được nghỉ học ở nhà, chị cảm thấy khá lo lắng. Những năm trước, khi chưa có dịch, nghỉ hè là vợ chồng chị đưa các con về quê chơi với ông bà nội, ngoại. Nhưng 2 năm trở lại đây, do dịch bệnh, các bé được nghỉ hè sớm hơn. Vì là người đang ở “vùng dịch” nên anh chị không thể đưa con về quê ngay được.
Hàng ngày, ngoài việc làm một số bài tập do bố mẹ giao, các bé ở nhà cả ngày, hết xem tivi lại đến chơi điện thoại. Chị Hồng Anh lo ngại, với kỳ nghỉ hè kéo dài như thế này, sợ rằng tâm lý các con sẽ bị ảnh hưởng và thị lực cũng sẽ kém đi do tiếp xúc với đồ điện tử nhiều.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, bố, mẹ hãy dành ít nhất 30 phút để trò chuyện cùng con cái mỗi ngày, hạn chế tối đa việc xem tivi, chơi điện thoại (Ảnh minh họa) |
Có cùng tâm tư như chị Hồng Anh nhưng chị Trần Thu Hà ở Phúc Xá (Ba Đình) lại có cách giải quyết vấn đề tốt hơn. Hàng ngày, chị đều lên lịch hoạt động cho 2 con nhỏ của mình (học lớp 1 và lớp 4). Buổi sáng các bé dậy sớm ăn sáng cùng bố mẹ, sau đó hai anh em ở nhà học bài, chơi đàn, vẽ các đề tài theo lứa tuổi mà bố, mẹ giao, hạn chế xem tivi, điện thoại. Buổi trưa bố, mẹ thay nhau về nhà cho con ăn rồi ngủ trưa…
Buổi tối, vợ chồng chị thường dành 1h-1,5h trò chuyện, chơi đùa cùng các con. Theo chị Hà, đây là cách gắn kết tốt nhất giữa bố, mẹ và con cái, vừa để thấu hiểu tâm lý các con và vừa giúp các con phát triển bản thân mình.
Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) cho hay, trong bối cảnh đại dịch phức tạp, các em nhỏ phải chịu đựng nhiều thiệt thòi, không thể tận hưởng mùa hè đúng nghĩa với việc vui chơi bên ngoài, tham gia các sự kiện hay đi cắm trại, du lịch… Hơn nữa, thực tế hiện nay, quyền trẻ em lại bị hạn chế nhiều ở trong gia đình. Có rất nhiều người làm bố, mẹ vì yếu tố công việc, bận rộn, chưa có thời gian lắng nghe, quan tâm nhiều tới con. Nhiều trẻ em chỉ mong muốn rằng, bố, mẹ dành cho con 30 phút trò chuyện, chia sẻ mỗi ngày.
Do đó, bố, mẹ hãy dành thời gian có chất lượng cho con. Bằng việc chơi với con toàn tâm toàn ý, bố mẹ sẽ thấy được sự phát triển của con và con cũng cảm thấy không nhàm chán.
“Tôi không phản đối việc cho trẻ tiếp xúc với tivi, điện thoại, internet, trong thời đại công nghệ, đó cũng là một cách học, cách chơi, giải trí, nhưng bố mẹ không nên cho con dùng điện thoại như là cách để trông con, để con không làm phiền đến mình. Đối với trẻ em, những điều mới mẻ đều đáng để khám phá, các bậc phụ huynh cần hướng con tới những điều mới mẻ, bổ ích”, bà Nguyễn Phương Linh nói.
Từ góc độ của chuyên gia tâm lý đã có nhiều năm làm công việc tham vấn, tư vấn tâm lý trẻ em, Chuyên gia Nguyễn Hà Thành cho rằng, bố, mẹ chỉ cần toàn tâm, toàn ý chơi với con 5-10 phút cũng đã là tuyệt vời hơn so với ngồi với con 30 phút nhưng lại chăm chú vào điện thoại, tivi, máy tính... hay chỉ nói với con hãy làm việc này, việc kia. Bên cạnh đó, bố, mẹ cũng nên chia sẻ với con các tâm tư, nguyện vọng của con để thấu hiểu con hơn, đồng thời chia sẻ cảm xúc của mình với con.
“Khi ở trong nhà quá lâu, trẻ em cũng có thể gặp phải những căng thẳng kéo dài dẫn đến vấn đề về tâm lý. Bố, mẹ nên dành thời gian trò chuyện, chia sẻ với các con về những cảm xúc của mình một cách khéo léo, phù hợp với khả năng hiểu của trẻ, để trẻ học cách quan tâm, chăm sóc bố mẹ, gia đình”, chuyên gia Nguyễn Hà Thành đưa ra lời khuyên.
Ở một khía cạnh khác, vị chuyên gia này chia sẻ, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến khá phức tạp, vẫn còn khá ít chương trình truyền thông về đại dịch cho trẻ em. Hiện nay, trẻ em đang nghỉ học rất nhiều, vì vậy, nên có những chương trình truyền thông thân thiện, gần gũi hơn với trẻ em để các em nhận thức được các em cần làm gì, các em hiểu được trách nhiệm của các em. Điều này sẽ giảm thiểu những căng thẳng tâm lý, những điều bất ngờ ập đến với các em./.
Theo Chung Thủy/vov.vn
https://vov.vn/xa-hoi/lam-gi-de-con-tre-co-nhung-ngay-he-bo-ich-863582.vov
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50