Bài toán phát triển nông sản Việt

Kỳ cuối: Người dân và công nghệ phải là trung tâm

Có thể khẳng định, đến thời điểm hiện tại việc giải cứu nông sản là hành động vô cùng ý nghĩa, nó không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm, sẻ chia khó khăn với người nông dân mà còn với xã hội. Tuy nhiên, sau mỗi cuộc giải cứu đều thấy chung một điểm đó là, việc phát triển các loại nông sản này đều “quá nóng” tạo nên sự mất cân đối cung cầu. Trước thực trạng này nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề giải cứu hiện nay không chỉ là nông sản.
ky cuoi nguoi dan va cong nghe phai la trung tam Kỳ 3: Nói không với nông sản bẩn
ky cuoi nguoi dan va cong nghe phai la trung tam Kỳ 2: Liên kết “4 nhà” vẫn chưa hiệu quả
ky cuoi nguoi dan va cong nghe phai la trung tam Kỳ 1: Chuỗi liên kết đã thực sự liên kết?

Người tiêu dùng “bội thực” vì giải cứu

Chúng ta vẫn biết, nông sản là một trong những mặt hàng chủ lực của nền kinh tế, đặc biệt là đối với đất nước giàu truyền thống về nông nghiệp như Việt Nam. Thế nhưng, nhiều năm trở lại đây nông sản vẫn rơi vào vòng xoáy “được mùa mất giá”, chưa bao giờ và chưa khi nào nông sản lại lâm vào cảnh bĩ cực khi liên tục phải giải cứu. Thậm chí, giải cứu gần như đã trở thành “hướng đi” của nông sản Việt mỗi khi bí bách đầu ra.

ky cuoi nguoi dan va cong nghe phai la trung tam
Giải cứu nông sản trung tâm phải là người nông dân và công nghệ

Không phải nói đâu xa, chỉ tính riêng trong năm 2017, ngành nông nghiệp đã phải đứng ra hô hào, kêu gọi người dân cả nước chung tay “giải cứu” thịt lợn, chuối, ớt…Trước đó, hàng loạt các loại nông sản như: Dưa hấu, tỏi, thanh long, vải thiều…cũng phải dựa vào lòng trắc ẩn của người tiêu dùng để “thanh lý” hàng.

Và gần nhất là cuộc giải cứu củ cải ngay giữa trung tâm thủ đô khiến không ít người tỏ ra ngao ngán. Trước thực trạng trên các chuyên gia kinh tế cho rằng, giải cứu là cần thiết, tuy nhiên, giải cứu quá nhiều liệu có phải là giải pháp lâu dài?. Đặc biệt, sau mỗi lần giải cứu liệu người dân có thay đổi tư duy hay không? Và có khi nào các cơ quan chức năng quan tâm đến suy nghĩ của người tiêu dùng sau các cuộc giải cứu?.

Trước vấn đề này, ông Ngô Tiến Dũng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, việc thay đổi tư duy của người nông dân là việc làm khẩn thiết nhất hiện nay. Theo ông Dũng, người nông dân phải là trung tâm của “cuộc chơi” nông sản. Ở đó, họ phải được định hướng về sản xuất, được trao đổi về mô hình bao tiêu sản phẩm...

“Dù rất khó khăn để có thể thay đổi tư duy của người dân, nhưng đó là việc phải làm. Nếu thực hiện ngay lập tức không được thì phải triển khai theo hình thức mưa dầm thấm lâu, như thế mới mong kết thúc được các chiến dịch giải cứu”, ông Dũng khẳng định. Ông Dũng cũng cho biết thêm, điểm yếu nhất của nông sản Việt chính là chưa có biện pháp bảo quản lâu dài cho chế biến và chưa phát huy được vai trò giữa các nhà công nghệ với việc sản xuất của nông dân.

Do đó, chúng ta chưa chủ động kiểm soát được nguồn nguyên liệu của mình bằng công nghệ chế biến sau thu hoạch. Trong khi nhiều mặt hàng nông sản như rau, củ, quả của Việt Nam hoàn toàn có thể chế biến sâu thành các sản phẩm giá trị gia tăng cao, nhưng dường như ngành Nông nghiệp chưa chú trọng đến vấn đề này.

Chị Lê Vân ở Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) tỏ ra nghi ngại, cứ hễ đến mùa nông sản nào, thì trên các trục đường thành phố lại thấy hàng loạt băng rôn ghi giải cứu nông sản. Thậm chí nhiều lúc tôi còn không biết rõ được nông sản đó có thực sự phải giải cứu nữa hay không. Thiết nghĩ, đôi khi các cơ quan chức năng quá lạm dụng vào từ giải cứu, khiến hiện nay nhiều địa phương nông sản bí đầu ra là họ lại tìm cách “kêu cứu”.

Cùng chung quan điểm với chị Vân, chị Đặng Thị Thanh ở phường Đức Thắng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng cho rằng, hiện nay việc giải cứu nông sản không chỉ xuất hiện ở khắp các đường phố, thông tin trên các cơ quan truyền thông...mà thậm chí, các trang mạng xã hội như facebook, zalo cụm từ giải cứu cũng xuất hiện nhan nhản khiển chúng tôi cảm thấy “bội thực” với cụm từ giải cứu.

“Tôi rất sẵn sàng chung tay cùng bà con chia sẻ khó khăn, tuy nhiên, không thể mãi năm nào, mùa nào, mặt hàng nào cũng thấy phải giải cứu. Như thế, cần phải xem lại định hướng của cơ quan nhà nước, cũng như định hướng của người nông dân. Nếu cứ để giải cứu xảy ra triền miên, rất dễ tạo ra thói quen tiêu cực cho người nông dân. Khi đó, họ rất dễ hình thành tâm lý ỷ lại và làm mất đi tính cạnh tranh. Tôi nghĩ, bất đắc dĩ lắm mới phải giải cứu, chứ không nên để vấn đề giải cứu lặp đi, lặp lại hết năm này đến năm khác”, chị Thanh cho hay.

Giải cứu nông sản trung tâm là nông dân và công nghệ

Có thể thấy rằng, mỗi khi có cuộc giải cứu nông sản diễn ra, thì ngay lập tức phía sau nó là hàng loạt các cuộc họp bàn tìm hướng đi, tìm thị trường cho nông sản được tổ chức. Thế nhưng, tại các cuộc họp này những người quyết định nguồn cung cho thị trường nông sản lại thường “vắng bóng”, khiến người nông dân chủ quan khi cho rằng họ nằm ngoài cuộc chơi và họ chỉ cần làm tốt việc sản xuất, còn chuyện thị trường, đầu ra đã có người khác lo.

Trước vấn đề này, ông Ngô Tiến Dũng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, việc thay đổi tư duy của người nông dân là việc làm khẩn thiết nhất hiện nay. Theo ông Dũng, người nông dân phải là trung tâm của “cuộc chơi” nông sản. Ở đó, họ phải được định hướng về sản xuất, được trao đổi về mô hình bao tiêu sản phẩm...

“Dù rất khó khăn để có thể thay đổi tư duy của người dân, nhưng đó là việc phải làm. Nếu thực hiện ngay lập tức không được thì phải triển khai theo hình thức mưa dầm thấm lâu, như thế mới mong kết thúc được các chiến dịch giải cứu”, ông Dũng khẳng định. Ông Dũng cũng cho biết thêm, điểm yếu nhất của nông sản Việt chính là chưa có biện pháp bảo quản lâu dài cho chế biến và chưa phát huy được vai trò giữa các nhà công nghệ với việc sản xuất của nông dân.

Do đó, chúng ta chưa chủ động kiểm soát được nguồn nguyên liệu của mình bằng công nghệ chế biến sau thu hoạch. Trong khi nhiều mặt hàng nông sản như rau, củ, quả của Việt Nam hoàn toàn có thể chế biến sâu thành các sản phẩm giá trị gia tăng cao, nhưng dường như ngành Nông nghiệp chưa chú trọng đến vấn đề này.

Đồng quan điểm trên, rất nhiều các chuyên gia nông nghiệp cũng đã từng lên tiếng về quá trình bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Thậm chí, Bộ Công Thương cũng đã có những dự án để gia tăng giá trị cho các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam nói riêng, các mặt hàng nông sản nói chung.

Theo đó, tất cả các loại nông sản đều cần được tính toán tới việc xây dựng quy trình bảo quản và chuỗi chế biến để gia tăng giá trị sản phẩm. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại mọi thứ dường như vẫn chưa được bắt đầu và người nông dân vẫn “tự do” trồng những gì mình thích, nuôi những gì mình muốn. Cộng thêm việc sản xuất vẫn còn manh mún, chưa có kế hoạch cụ thể để đón đầu thị trường nên việc gia tăng giá trị cho nông sản Việt Nam càng trở nên khó khăn.

Theo T.S Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, để giải quyết vấn đề trên trước mắt cần phải tổ chức phát triển được các mô hình hợp tác xã, các tổ hợp tác trong sản xuất nông nghiệp tại chính các vùng nguyên liệu được quy hoạch, khi làm tốt vấn đề này mới có thể tính đến chuyện “giải bài toán” lâu dài đối với nông sản Việt.

Bên cạnh đó, theo Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, chúng ta cũng phải liên kết được các hộ nông dân, các trang trại nhỏ lẻ thành hợp tác xã nhằm giải quyết tình trạng sản xuất manh mún, khi đó mới có thể đưa công nghệ sản xuất hiện đại vào các vùng nguyên liệu. Từ đó mới có sản phẩm đảm bảo chất lượng cung cấp ra thị trường và có thể tiến hành ký kết hợp tác với doanh nghiệp chế biến, bán lẻ hoặc xuất khẩu. Có như vậy nông sản mới không phải giải cứu và người nông dân mới thực sự yên tâm để sản xuất.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

(LĐTĐ) Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1 lung linh trong sắc nến, khi thế hệ trẻ Điện Biên đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng, liệt sĩ.
Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

(LĐTĐ) Trước thông tin vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần hiểu rõ thông tin để tránh tâm lý hoang mang không cần thiết.
Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với nhiều hình ảnh ấn tượng, sẵn sàng cho ngày chính thức 7/5.
Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ đang đón lượng lớn du khách và người dân tới tham quan. Dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành ngày hội lớn của nhân dân Điện Biên nói riêng, cả nước nói chung.
Phấn đấu thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã đạt 60 triệu đồng/năm

Phấn đấu thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã đạt 60 triệu đồng/năm

(LĐTĐ) Năm 2024, thành phố Hà Nội đặt kế hoạch phấn đấu doanh thu bình quân của hợp tác xã đạt 2.700 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã đạt 60 triệu đồng/năm...
Công an TP.Nha Trang truy tìm nữ nghi can gây tai nạn giao thông khiến cháu bé tử vong

Công an TP.Nha Trang truy tìm nữ nghi can gây tai nạn giao thông khiến cháu bé tử vong

(LĐTĐ) Ngày 5/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) cho biết, đơn vị đang tiến hành truy tìm nữ nghi can gây ra vụ tai nạn giao thông khiến cháu bé tử vong.
Tái hiện câu chuyện lịch sử "Sống mãi với Điện Biên" qua ngôn ngữ xiếc

Tái hiện câu chuyện lịch sử "Sống mãi với Điện Biên" qua ngôn ngữ xiếc

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Liên đoàn Xiếc Việt Nam thực hiện chương trình nghệ thuật “Sống mãi với Điện Biên” ra mắt khán giả Thủ đô vào các ngày 4, 5, 11 và 12/5/2024 tại Rạp Xiếc Trung ương (số 67 - 69 Trần Nhân Tông, Hà Nội).

Tin khác

Nhìn lại giá vàng sau 1 tuần biến động

Nhìn lại giá vàng sau 1 tuần biến động

(LĐTĐ) Giá vàng tuần qua vẫn lên xuống thất thường. Các nhà đầu tư kỳ vọng, với sự vào cuộc quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước, tuần tới thị trường vàng sẽ đi vào thế ổn định.
Không sử dụng điện mặt trời mái nhà cho mục đích kinh doanh, mua bán điện

Không sử dụng điện mặt trời mái nhà cho mục đích kinh doanh, mua bán điện

(LĐTĐ) Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về tiến độ ban hành các chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
Việt Nam sẵn sàng "dọn tổ" để đón “đại bàng” công nghệ

Việt Nam sẵn sàng "dọn tổ" để đón “đại bàng” công nghệ

(LĐTĐ) Các tập đoàn nước ngoài đánh giá rất cao sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip, điện tử…
Giá vàng miếng SJC tăng thần tốc, tiến sát 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng thần tốc, tiến sát 86 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Trong khi giá vàng thế giới liên tục giảm nhẹ và đi ngang với mức 2.301 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC bất ngờ lập kỷ lục mới, cao nhất từ trước đến nay, giao dịch ở mức 85.9 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 74.8 triệu đồng/lượng.
Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/5), trên thị trường quốc tế, giá vàng quay đầu giảm mạnh sau khi Mỹ công bố thêm thông tin về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu khá tích cực.
Xăng giảm 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng giảm 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 2/5, từ 15h, giá xăng được điều chỉnh tăng giảm đan xen. Trong đó, xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 8 đồng/lít; xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 40 đồng/lít.
Phát triển Điện mặt trời mái nhà cần đảm bảo an toàn với vận hành hệ thống điện

Phát triển Điện mặt trời mái nhà cần đảm bảo an toàn với vận hành hệ thống điện

(LĐTĐ) Hiện nay, việc phát triển Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, ĐMTMN có những đặc điểm riêng cần được lưu ý trong quá trình phát triển, cũng như trong quá trình xây dựng các chính sách, chiến lược về năng lượng nói chung. Trong đó, ảnh hưởng của ĐMTMN đối với vận hành hệ thống điện là những vấn đề cần sự đánh giá sát sao.
Giá xăng ngày 2/5 sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng?

Giá xăng ngày 2/5 sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng?

(LĐTĐ) Trước diễn biến của giá xăng dầu thế giới, theo dự báo của các chuyên gia, giá xăng ngày 2/5 dự báo sẽ được điều chỉnh tăng theo xu hướng giá xăng dầu thế giới. Nếu cơ quan quản lý không chi quỹ bình ổn, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 có thể tăng nhẹ từ 50 - 90 đồng/lít.
Giá vàng trong và sau kỳ nghỉ lễ tăng hay giảm?

Giá vàng trong và sau kỳ nghỉ lễ tăng hay giảm?

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới trong những ngày qua lao dốc do chịu áp lực bởi sự phục hồi của đồng USD, hiện đang đứng ở mức 2.285 USD/ounce. Trong nước, giá vàng chững trong các ngày nghỉ lễ. Hiện tại, giá vàng miếng các thương hiệu được niêm yết cụ thể như sau:
Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5), nhiều chính sách liên quan đến kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới; quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia... sẽ chính thức có hiệu lực.
Xem thêm
Phiên bản di động