Bài toán phát triển nông sản Việt

Kỳ 1: Chuỗi liên kết đã thực sự liên kết?

Những năm qua ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều mặt hàng nông sản vẫn rơi vào tình trạng phải giải cứu khiến người dân chán nản, doanh nghiệp lo lắng. Nhiều giải pháp được đưa ra nhằm tìm hướng đi cho nông sản Việt. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dường như vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Vậy đâu là nguyên nhân?.
ky 1 chuoi lien ket da thuc su lien ket Hưng Yên kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
ky 1 chuoi lien ket da thuc su lien ket “Mỗi trái dưa một tấm lòng” vì đồng bào Quảng Ngãi

Thời quan chúng ta hay nêu vấn đề liên kết 4 nhà ( Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh doanh nghệp, Nhà khoa học), nhưng liệu sự liên kết này đã hiệu quả?

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), cả nước hiện có khoảng 700 chuỗi giá trị sản phẩm an toàn trải đều trên cả nước, các chuỗi liên kết này đã và đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành nông nghiệp trong thời gian qua. Tuy nhiên, tại Diễn đàn nông nghiệp mùa xuân mới đấy, không ít các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, hiện 50% trong số các chuỗi liên kết trên đã và đang hoạt động không hiệu quả. Và đó là lý do khiến nông sản vẫn phải giải cứu trong thời gian qua.

ky 1 chuoi lien ket da thuc su lien ket
Cần đổi mới các chuỗi liên kết để đảm bảo nông sản không rơi vào nghịch cảnh giải cứu.

Nêu quan điểm về vấn đề này, TS. Đào Thế Anh – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) cho biết, hiện nay, chuỗi giá trị nông sản từ khâu đầu vào đến khâu sản xuất, sau thu hoạch, chế biến đến xuất khẩu…đều tồn tại những hạn chế nhất định. Cụ thể, tại khâu đầu vào, chi phí còn cao hơn so với giá cả biến động. Ở khâu này vẫn còn tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chưa đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong khi đó ở khâu sản xuất, hầu hết vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết. Đặc biệt, việc kết hợp chuỗi sản xuất từ người nông dân đến các siêu thị, hệ thống phân phối đã đặt ra, tuy nhiên nhiều hộ nông dân vẫn còn tư duy theo kiểu “tiền tươi, thóc thật” dẫn đến tình trạng, nhiều sản phẩm được các đầu mối thu mua ngoài liên kết trả giá cao hơn tại ruộng nông dân sẵn sàng phá vỡ hợp đồng đã ký kết trước đó với các đầu mối để bán bớt nông sản.

Đề cập đến vấn đề này, Trưởng phòng nông vụ Công ty Cổ phần Sữa quốc tế IDP Nguyễn Thị Mai cho rằng, trước đây thông qua UBND huyện Công ty đã triển khai việc xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa và ký kết hợp đồng thu mua sữa với bà con chăn nuôi đảm bảo đúng theo quy trình, chuỗi liên kết…

Hợp đồng được ký kết Công ty đảm bảo thu mua sản lượng sữa hàng ngày cho bà con, trong khi đó việc tăng đàn, giảm đàn phải có thông báo cụ thể. Tuy nhiên, thời gian đầu bà con thực hiện rất nghiêm túc, nhưng sau đó khi giá sữa ngoài thị trường tăng cao, đặc biệt là vào mùa hè, nhiều người dân đã bán sữa ra ngoài khiến lượng sữa thu mua bị giảm sút. Đặc biệt vào mùa đông, sản lượng sữa bà con bán cho doanh nghiệp lại tăng lên so với ký kết khiến lượng sữa bị dư thừa. Sự việc kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp và người dân.

Thậm chí, không ít doanh nghiệp đầu mối thu mua ký hợp đồng bao tiêu nông sản, nhưng khi đến vụ do giá thành thấp lại “bỏ của chạy lấy người” khiến người dân khóc dỡ mếu dở. Bởi thế, đứng trước thực trạng đó, nhiều doanh nghiệp không mặn mà giải cứu cho đến khi có sự “cầu cứu” từ các cơ quan chức năng. Điều này cho thấy, các chuỗi liên kết chưa thực sự bền chặt do chính sự không chuyên nghiệp, không có sự rằng buộc, chế tài xử lý đối với cả người dân và doanh nghiệp.

Trước vấn đề trên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khó khăn lớn nhất trong việc phát triển các chuỗi giá trị nông nghiệp là vấn đề lựa chọn và tìm kiếm được doanh nghiệp đầu tàu; các doanh nghiệp có khả năng đồng hành lâu dài cùng người dân, đặc biệt là những người sản xuất nhỏ.

Tuy nhiên, vấn đề này rất khó xảy ra bởi nhận thức và tư duy của người dân ở những khu vực vùng sâu, vùng xa còn thiếu và yếu dẫn đến hạn chế trong việc liên kết, kết hợp. Vì thế, để chuỗi giá trị nông sản được phát triển một cách bền vững các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ ổn định, lâu dài cho doanh nghiệp liên quan đến vấn đề vốn. Đặc biệt, cần phải tăng cường đổi mới, cải cách liên quan đến vấn đề quản trị và tăng năng xuất cạnh tranh theo chuỗi.

Bên cạnh đó, tiếp tục thúc đẩy quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, mối quan hệ hợp tác công tư, đầu tư cơ sở hạ tầng với các doanh nghiệp nước ngoài để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; quy hoạch vùng sản xuất nông sản quy mô lớn theo hướng tập trung, hiện đại để doanh nghiệp có thể áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu…

Đề cập đến vấn đề đổi mới chuỗi liên kết, ông Ngô Tiến Dũng, nguyên Cục phó Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NNPTNT) cho rằng, việc đổi mới chuỗi liên kết nhằm đáp ứng sự thay đổi của thị trường là vấn đề cấp thiết. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng chuỗi cần có những chế tài đủ mạnh để rằng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với người sản xuất bằng nhiều hình thức khác nhau.

Trong đó, có thể sử dụng biện pháp ký quỹ đối với doanh nghiệp, hoặc ký giãn biên giá đối với hợp động thu mua để thuận lợi cho người dân, đảm bảo cho người dân sự tin tưởng, tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp “bỏ chạy” khi thị trường rớt giá.

Bên cạnh đó, các hợp đồng ký kết cần được thể hiện càng chặt chẽ bao nhiêu, các điều khoản cụ thể, chi tiết bao nhiêu thì càng thể hiện rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên. Đây chính là cách thức tốt nhất ràng buộc trách nhiệm giữa 2 bên, tránh xảy ra các hiện tượng “xù” hợp đồng hoặc phải giải cứu như đã từng xảy ra.

Đỗ Đạt (Còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động