Đại học Quốc gia TP.HCM đầu tư khoảng 80 tỷ đồng cho 2 phòng thí nghiệm mới
Thông tin này được PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG TP.HCM cho biết tại lễ ký kết biên bản hợp tác tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực thiết kế vi mạch giữa ĐHQG TP.HCM với Tập đoàn công nghệ Synopsys (Hoa Kỳ), diễn ra ngày 15/3.
Theo đó, trong năm 2024, ĐHQG TP.HCM tiếp tục đầu tư khoảng 80 tỷ cho 2 phòng thí nghiệm mới về công nghệ vi mạch bán dẫn tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên và Trường Đại học Công nghệ thông tin với nhiều trang thiết bị hiện đại, nhằm phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu.
Sinh viên học tập tại Phòng Thí nghiệm vi mạch và Hệ thống cao tầng. (Ảnh: ĐHQG TP.HCM). |
“Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, ĐHQG TP.HCM đã ký kết biên bản hợp tác với Tập đoàn công nghệ Synopsys (Hoa Kỳ) nhằm tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực thiết kế vi mạch”, PGS.TS Vũ Hải Quân nói.
Thống kê từ Tập đoàn công nghệ Synopsys, có trên 53% số kỹ sư đang làm việc cho các doanh nghiệp thiết kế vi mạch được đào tạo từ các trường đại học thành viên của ĐHQG TP.HCM. Đây là đơn vị đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam. Thời gian tới, ĐHQG TP.HCM sẽ thành lập Viện nghiên cứu bán dẫn, là đầu mối phát triển các nhóm nghiên cứu, phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu, hiện đại trong lĩnh vực vi mạch, đẩy mạnh chế tạo thử nghiệm, nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế và phát minh sáng chế.
“ĐHQG TP.HCM đang đào tạo khoảng 6.000 sinh viên các nhóm ngành liên quan trực tiếp và gián tiếp đến công nghệ bán dẫn. Trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến 2045 đặt mục tiêu đào tạo 1.800 kỹ sư và 500 thạc sĩ ngành thiết kế vi mạch”, PGS.TS Vũ Hải Quân cho hay.
PGS.TS Vũ Hải Quân cho biết thêm, trong năm 2024, ĐHQG TP.HCM sẽ mở mới và tuyển sinh đào tạo ngành thiết kế vi mạch và công nghệ bán dẫn tại 3 trường đại học thành viên (Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Công nghệ thông tin).
Việc ký kết giữa ĐHQG TP.HCM và Tập đoàn công nghệ Synopsys nhằm tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực thiết kế vi mạch. |
Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn, PGS.TS Vũ Hải Quân nhận định, cần giải quyết 5 thách thức quan trọng gồm: Thu hút sinh viên giỏi, phát triển đội ngũ giảng viên, xây dựng chương trình đào tạo mới, đầu tư phòng thí nghiệm và phần mềm, hợp tác nghiên cứu và phát triển (R&D) giữa các doanh nghiệp và đại học.
Để giải quyết các thách thức trên, ĐHQG TP.HCM và Synopsys đã xác định các giải pháp cụ thể như việc Synopsys sẽ chia sẻ giáo trình đào tạo và cấp phép sử dụng các bộ công cụ, phần mềm thiết kế chip cho sinh viên của ĐHQG TP.HCM. Đồng thời, Synopsys sẽ tiếp nhận sinh viên ĐHQG TP.HCM đến thực tập và giới thiệu cơ hội việc làm cho kỹ sư thiết kế vi mạch được đào tạo tại ĐHQG TP.HCM với doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Đối với đội ngũ giảng viên trẻ lĩnh vực thiết kế vi mạch, Synopsys hỗ trợ ĐHQG TP.HCM bồi dưỡng thông qua các chương trình ngắn hạn “Train-the-Trainer”; hỗ trợ kết nối để ĐHQG TP.HCM cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các đối tác toàn cầu của Synopsys, đồng thời trao đổi, thúc đẩy các đối tác xây dựng trung tâm R&D tại ĐHQG TP.HCM.
“Hai bên phối hợp phát triển Viện nghiên cứu bán dẫn ĐHQG TP.HCM (tên tiếng Anh là: VNUHCM Semiconductor Research Institute - VSRI) trở thành nơi cung cấp các trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu dùng chung cho các trường đại học, các công ty khởi nghiệp và là trung tâm kết nối, phát triển hợp tác lĩnh vực bán dẫn giữa ĐHQG TP.HCM với doanh nghiệp, viện, trường đại học trong và ngoài nước”, PGS.TS Vũ Hải Quân cho biết thêm.
Synopsys được thành lập vào năm 1986 bởi Aart J. de Geus và David Gregory. Synopsys là một trong số ít các công ty Mỹ thống trị thị trường thế giới trong lĩnh vực phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử (EDA), trong đó có các phần mềm chuyên dụng dùng cho thiết kế chip. Sau hơn 35 năm phát triển, Synopsys trở thành nhà cung cấp các giải pháp và dịch vụ thiết kế điện tử tự động hóa hàng đầu thế giới. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40