Bài toán phát triển nông sản Việt

Kỳ 2: Liên kết “4 nhà” vẫn chưa hiệu quả

Thời gian qua, “giải cứu” nông sản là cụm từ chưa bao giờ hết cũ. Đặc biệt, mỗi khi vấn đề giải cứu xảy ra, không ít người lại nhắc đến vai trò của mối liên kết “4 nhà” (nhà nông, doanh nghiệp, Nhà nước và nhà khoa học) trong việc định hướng và phát triển nông sản. Tuy nhiên, hiện mô hình liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, chưa phân định rõ vai trò, trách nhiệm của từng nhà khiến nông sản liên tục rơi vào cảnh bế tắc.
ky 2 lien ket 4 nha van chua hieu qua Kỳ 1: Chuỗi liên kết đã thực sự liên kết?
ky 2 lien ket 4 nha van chua hieu qua Nông sản Việt vẫn gặp khó khi vươn ra thế giới

Lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm

Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, trong sự phát triển của nông nghiệp hiện đại, liên kết “4 nhà” chính là chìa khóa để giải quyết những tồn tại, bế tắc trong chuỗi giá trị nông sản nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích cho các tác nhân tham gia.

ky 2 lien ket 4 nha van chua hieu qua
Nâng cao trách nhiệm, vai trò trong mối liên kết “4 nhà”

Trong mối liên kết này, doanh nghiệp và nông dân được đánh giá là những tác nhân chính của mối liên kết, đặc biệt doanh nghiệp phải giữ vai trò “đầu tàu”, là động cơ thúc đẩy và gắn kết “3 nhà” còn lại nhằm hình thành vùng nguyên liệu sản xuất, định hướng, hỗ trợ đầu vào và thu mua sản phẩm cho nông dân; từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản.

Tuy nhiên có thể thấy, hiện nay vai trò của doanh nghiệp trong mối liên kết “4 nhà” vẫn chưa thực sự là đầu tàu. Bởi, nhiều doanh nghiệp lớn, kinh tế mạnh lại chưa quan tâm đến việc đầu tư vào ngành có độ rủi do lớn như nông nghiệp. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ, các hợp tác xã lại chưa đủ tầm hoặc thiếu vốn đầu tư, sản xuất và xây dựng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng vào lĩnh vực thu mua nông sản mà “quên” đi việc xây dựng các nhà máy chế biến, bảo quản dẫn đến việc nông sản quanh năm phải giải cứu.

Ông Trương Gia Bình, Trưởng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân cho biết, để phát triển nông nghiệp vai trò của các doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, hiện hầu hết các doanh nghiệp nông nghiệp còn thiếu sự đầu tư vào công nghiệp, đặc biệt là trong khâu chế biến, bảo quản và hạ tầng vận tải. Trong khi đó, các sản phẩm của nông nghiệp đa phần là mặt hàng tươi sống như: Thủy sản, rau, củ, quả…vì thế, khi nông sản bí đầu ra thường dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng và giải cứu.

Hiện nay, mặc dù có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp này không nhiều và các sản phẩm chủ yếu dành cho thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, với các nông sản khác, thị trường chủ yếu là phục vụ trong nước, hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc và đi theo con đường tiểu ngạch.

Trong khi đó, người nông dân vẫn sản xuất theo lối “ăn đong”, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu hiểu biết và trách nhiệm chưa cao trong thực thi các hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp như: Né tránh thực hiện hợp đồng, khi giá nông sản thấp thì hối thúc đối tác để thanh lý hợp đồng…khiến mối liên kết này trở nên lỏng lẻo, khó kiểm soát.

Có thể nói, với mối liên kết “4 nhà” trong khi doanh nghiệp chưa thể đẩy mạnh đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào khâu chế biến, bảo quản; người dân thiếu trách nhiệm, làm việc theo lối “ăn đong”...thì với “2 nhà” còn lại, việc liên kết vẫn còn diễn ra quá lỏng lẻo và thiếu trách nhiệm.

Cụ thể, đối với Nhà nước vấn đề cung cấp thông tin về thị trường, thu thập thông tin, nghiên cứu, dự báo về cung cầu thị trường, nhất là thị trường thế giới cho doanh nghiệp, người nông dân vẫn chưa thật sự đầy đủ và chậm. Ngoài ra, Nhà nước cần chú trọng hơn nữa trong việc mở rộng thị trường, đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ nông nghiệp, lao động có tay nghề cao, thay đổi các chính sách có lợi cho doanh nghiệp và nông dân với từng địa phương, từng địa bàn cụ thể…

Trong khi Nhà nước thiếu vai trò định hướng, cung cấp thông tin thì một “điểm yếu” nữa trong mối liên kết “4 nhà” được các chuyên gia kinh tế chỉ ra đó chính là các nhà khoa học. Trong khi Việt Nam hiện có hàng nghìn nhà khoa học, tiến sĩ, thậm chí số liệu từ Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đưa ra cho thấy, mỗi ngày Việt Nam “cho ra lò” 1 tiến sĩ khoa học.

Thế nhưng, hiện nay chúng ta vẫn đang thiếu những giống vật nuôi tốt, cây trồng mới có năng suất, thậm chí đối với mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam là gạo, hiện chúng ta vẫn chưa xây dựng được một thương hiệu quốc gia. Vậy vai trò của các nhà khoa học đã thực sự phát huy hay chưa khi họ liên tục phải chứng kiến việc giải cứu nông sản?.

Bài học nhìn từ vựa vải Bắc Giang

Từng rơi vào thực trạng phải giải cứu, thế nhưng kể từ khi siết chặt lại mối liên kết “4 nhà”, vải thiều Bắc Giang đã nâng cao được giá trị, mở rộng thị trường tìm đầu ra cho sản phẩm từ các khâu chế biến đến chăm sóc, bảo quản… Qua đó, khắc phục được những điểm yếu cố hữu trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Cụ thể, để tìm đầu ra cho quả vải, các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, người nông dân trong việc nâng cao chất lượng sản xuất quả vải. Quy hoạch được những vùng trồng riêng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap và có dây chuyền chiếu xạ vải thiều, nhằm đảm bảo quy định khắt khe của các đối tác.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng và ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đã chú trọng đẩy mạnh việc tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại tại địa phương, cũng như ở các thành phố lớn, đưa sản phẩm vào sâu trong các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại...Đặc biệt, cùng bà con nông dân, doanh nghiệp trong và ngoài nước, bàn phương án tiêu thụ vải ngay từ đầu vụ. Đây là sự chuẩn bị rất chu đáo và thể hiện được sự chủ động đối với mọi trường hợp, mọi khó khăn có thể xảy ra.

Đề cập đến cách làm của ngành nông nghiệp Bắc Giang, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, việc tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại không phải là mới, nhưng cái mới đó chính là việc vải thiều Bắc Giang đã thực hiện việc “giải cứu” ngay từ đầu.

Để làm được điều đó, họ đã khắc phục được điểm yếu trong việc quy hoạch vùng trồng, quản lý, chăm sóc và tìm đầu ra cho sản phẩm từ khâu chế biến, bảo quản…Vì thế, ngoài thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, hiện vải thiều Bắc Giang đã có mặt tại Mỹ, Nhật Bản, Úc…Đó không chỉ là cách làm thiết thực, ổn định, mà còn thể hiện được vai trò rất lớn của mối liên kết “4 nhà” một cách chặt chẽ, hiệu quả nhất.

Đồng quan điểm trên, các chuyên gia trong ngành nông nghiệp đều nhận định, bên cạnh việc sản xuất manh mún, tự phát, thì điểm yếu cố hữu đối với ngành nông nghiệp Việt Nam đó là khâu chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Do kém về khâu này, nên nông sản Việt thường có tình trạng phải bán tống bán tháo khi mà thu hoạch quá nhiều.

Vì thế, nếu không muốn tình trạng “giải cứu” nông sản tiếp diễn từ vụ này, sang vụ khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác thì việc nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong mối liên kết “4 nhà” là hết sức quan trọng, qua đó, khắc phục được những điểm yếu cố hữu trong sản xuất, quy hoạch, bảo quản, đầu ra…hướng đến sự phát triển ổn định, bền vững.

Đỗ Đạt (còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động