Nới lỏng, quản chặt để hướng tới mục tiêu bình thường mới

​​​​​​​Kỳ cuối: Người dân phải thật sự là chủ thể phòng, chống dịch

(LĐTĐ) Từ thực tiễn công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua cho thấy, để phòng, chống dịch hiệu quả, bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chính quyền, còn cần sự hiểu biết và chung tay ủng hộ của người dân. Chỉ khi người dân thật sự là chủ thể phòng, chống dịch, mới tạo được sức mạnh chung để giữ vững thành quả đã đạt được.
Kỳ 3: Tiếp tục duy trì các “pháo đài” để giữ vững “vùng xanh” an toàn Kỳ 2: Các huyện “vùng xanh” nỗ lực phục hồi sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới Kỳ 1: Góc nhìn từ quận trung tâm của Thủ đô

Thực hiện sống chung có hiểu biết

Thực tế cho thấy, sau khi đa số người dân trên 18 tuổi đã được tiêm vắc xin và số ca bệnh trong cộng đồng không còn nhiều, việc nới lỏng sau thời gian dài giãn cách xã hội tại Hà Nội là tất yếu. Tuy nhiên, nhiều người dân đã khá chủ quan, quên rằng cuộc sống đang chuyển sang “trạng thái "bình thường mới”, chứ không phải “bình thường” như trước kia, và Thành phố vẫn đang áp dụng Chỉ thị 22/CT-UBND để phòng, chống dịch.

Chị Nguyễn Thị Thủy, trú tại phường Nam Đồng, quận Đống Đa, chia sẻ, chị thấy lo lắng khi nhiều người quá hồn nhiên, đưa con đi chơi Trung thu trên nhiều đường phố đông kín người, mà quên mất gần 2 tháng qua phải ở trong nhà để chống dịch.

“Tôi thấy giật mình vì nhiều người quá chủ quan, lơ là, nếu trong đám đông đó không may có ca F0 thì vô cùng nguy hiểm. Tôi mong mọi người nâng cao ý thức phòng, chống dịch hơn nữa, không vì niềm vui, sở thích cá nhân mà ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Ai cũng sợ giãn cách, sợ phong tỏa mà lại không chủ động phòng, chống thì làm sao cuộc sống trở lại bình thường được”, chị Thủy bày tỏ.

​​​​​​​Kỳ cuối: Người dân phải thật sự là chủ thể phòng, chống dịch
Người dân xếp hàng đảm bảo khoảng cách khi mua phở trên phố Liễu Giai, Ba Đình.

Còn anh Nguyễn Văn Hoàn, trú tại phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm cho biết, anh thường xuyên theo dõi thông tin thời sự về dịch bệnh, thực tế hàng trăm nghìn người nhiễm bệnh và lây lan nhanh chóng ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam là sự cảnh tỉnh cho những nơi khác.

“Nhà nước đã xác định chống dịch như chống giặc, nên mỗi người dân đều phải có trách nhiệm. Trước hết, mỗi người phải có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, nhất là khi tham gia các hoạt động công cộng”, anh Hoàn nói.

Tại Hội nghị Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội huyết học và truyền máu Việt Nam - giáo sư (GS) Nguyễn Anh Trí đã kiến nghị một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay. Trong đó, ông đề xuất “cần tổ chức để người dân phải thật sự là chủ thể để phòng, chống dịch”.

“Đây là cuộc chiến tranh chống lại một loại giặc dịch rất khó khăn, ác liệt. Vậy phải toàn dân tham gia mới thành công được. Cần làm mọi cách để người dân hiểu, biết, tin và đồng hành cùng làm. Từ đó nhân dân đồng lòng, chủ động, tích cực, nghiêm túc tham gia tất cả các hoạt động chống dịch”, GS Nguyễn Anh Trí nói.

Đồng thời, cần phát huy vai trò của hệ thống chính trị và tổ chức chính quyền - đặc biệt ở cấp phường/xã; thôn/khu phố, thậm chí là ngõ phố, cụm dân cư tham gia vào hoạt động chống dịch. Cần tạo ra sự bình tĩnh, đồng lòng và quyết tâm chống dịch ngay trong cộng đồng nhân dân đó vì chỉ có người dân trong từng cộng đồng cụ thể vào cuộc thì chống dịch mới hiệu quả.

Phải đảm bảo an toàn nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân, nhưng cần linh hoạt, hợp lý để thực hiện 2 mục tiêu “chống dịch và đảm bảo các hoạt động kinh tế”; thực hiện sống chung có hiểu biết, bình tĩnh, chủ động và linh hoạt.

Theo GS Nguyễn Anh Trí, khi người dân đã tiêm đủ 2 liều vắc xin, xét nghiệm kháng thể đủ để phòng nhiễm SARS-CoV-2, thì cho trở lại sinh hoạt bình thường, đi hoặc đến thì không cần cách ly 14 ngày nữa, nhưng vẫn phải tiếp tục việc đeo khẩu trang và sát khuẩn, vẫn thực hiện giãn cách hợp lý ở những nơi quá đông người như sân vận động, các hội trường lớn...

​​​​​​​Kỳ cuối: Người dân phải thật sự là chủ thể phòng, chống dịch
Nhiều cửa hàng tạp hóa trên phố Tứ Liên, Tây Hồ làm "hàng rào" để giữ khoảng cách khi bán hàng.

Nới lỏng giãn cách nhưng siết chặt ý thức

Dưới góc nhìn của một người từng nhiều năm làm công tác y tế dự phòng, PGS.TS. Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, để phòng, chống dịch hiệu quả, cần thực hiện nghiêm hành vi bảo vệ cá nhân theo hướng người nào phải tự bảo vệ người ấy, mỗi 1 người là “vùng xanh” của chính mình.

“Trong thời điểm hiện nay khi nhiều người chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì sự cẩn trọng của từng cá nhân là quan trọng. Cá nhân không tự bảo vệ thì không bao giờ chống dịch được. Quan trọng nhất là ý thức của mỗi cá nhân”, PGS.TS. Nguyễn Huy Nga nói.

Nhiều chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, mọi người cần tự lắng nghe cơ thể mình, nếu thấy có những biểu hiện khác thường về sức khỏe như ho, sổ mũi, có triệu chứng cúm, hoặc thấy bản thân mình có nguy cơ lây nhiễm… thì đến bệnh viện khám, xét nghiệm ngay. Đồng thời, khi có triệu chứng thì phải cách ly với người khác, kể cả những người đã tiêm rồi vẫn nên cách ly với người khác, cả ở nơi làm việc lẫn trong gia đình, để tránh lây nhiễm ra cộng đồng.

Từ thực tế phòng, chống dịch tại địa bàn từng có các ca F0, khu dân cư bị phong tỏa, ông Nguyễn Đức Tiến - Chủ tịch UBND phường Phúc La, quận Hà Đông cho rằng, tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức, hiểu biết, tự giác phòng, chống dịch là một trong các giải pháp quan trọng nhất hiện nay ở mỗi xã, phường.

Đồng quan điểm, Chủ tịch UBND phường Đồng Tâm Lê Khánh Giang cũng nhìn nhận, phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền. Dù thực tế đã tuyên truyền, người dân đã biết, nhưng theo bà Giang, để người dân thực sự đồng thuận, tự giác chấp hành thì phải tuyên truyền mạnh hơn nữa.

Để phòng, chống dịch, chính quyền có thể thực hiện nhiều biện pháp như tuyên truyền, nhắc nhở, rồi mạnh hơn là xử phạt các vi phạm, nhưng “tiếp thu” và chấp hành đến đâu sẽ còn phụ thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người dân.

Rõ ràng, chúng ta không thể quay về thời kỳ “zero Covid”, mà xác định phải “sống chung an toàn với Covid”. Và để “sống chung an toàn”, đòi hỏi mỗi người đều phải nâng cao hiểu biết, thường xuyên có ý thức phòng, chống dịch để bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

(LĐTĐ) Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên khắp các tuyến phố Hà Nội đã thấp thoáng sắc đào, quất - những biểu tượng quen thuộc của mùa Xuân đang về.
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

(LĐTĐ) Vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ năm 2024, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng đang khẩn trương hoàn tất các khâu cuối cùng sắp xếp các đơn vị hành chính mới, sẵn sàng vận hành từ ngày 1/1/2025. Theo đánh giá, sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, công tác quản lý cũng như dư địa phát triển trên địa bàn sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra tại quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã mở cửa cho người dân và du khách tham quan miễn phí. Triển lãm không chỉ giới thiệu những trang thiết bị, vũ khí hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và quốc tế, mà còn lồng ghép nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế khác, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

(LĐTĐ) Tại buổi diễn tập, các lực lượng đã diễn tập giả định tình huống xảy ra cháy tại ki-ốt bán hàng tại tầng 1 tòa nhà R2. Nguyên nhân cháy là do quạt điện trong cơ sở gặp sự cố phát sinh tia lửa điện bắn vào các vật dụng dễ cháy có trong ki-ốt và gây cháy.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế  - xã hội năm 2025

Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khoá III, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 19 để thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) và HĐND quận Thanh Xuân đã tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 20 của HĐND Thành phố và Kỳ họp thứ 15 của HĐND quận.
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Sau vụ cháy kinh hoàng xảy ra tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm đã kịp thời thăm hỏi, quan tâm, động viên, hỗ trợ cả vật chất và tinh thần, giúp nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

(LĐTĐ) Năm 2025, quận Thanh Xuân phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 8,8% (trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 6,8%; dịch vụ tăng 11%); phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Thành phố giao.
Xem thêm
Phiên bản di động