Ứng xử có trách nhiệm trong tuyên truyền chống dịch Covid-19

Kỳ 3: Cẩn trọng với những bài thuốc “trôi nổi”, chưa được công nhận

(LĐTĐ) Lợi dụng tình hình dịch Covid-19, thời gian qua trên mạng xã hội có nhiều tài khoản cá nhân chia sẻ về những kinh nghiệm, những “bài thuốc” có thể phòng chống Covid-19. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo những “phương thuốc” như trên là thiếu cơ sở, không nên mù quáng áp dụng.  
Kỳ 2: Hiểu đúng về ‘cách ly’ trong chống dịch Covid -19
Kỳ 1: Không giấu giếm, công khai trung thực về dịch Covid -19

“Bài thuốc” chanh sả mật ong không có căn cứ

Như Lao động Thủ đô đã không ít lần đề cập, lợi dụng tình hình dịch bệnh có những diễn biến phức tạp, nhiều “phương thuốc” phòng ngừa Covid-19 trên mạng xã hội dù vô căn cứ, phản khoa học song lại được chia sẻ rầm rộ.

Theo đó, dễ thấy nhất là “bài thuốc” phòng ngừa bằng nước chanh, sả, mật ong được hàng loạt chị em nội trợ quan tâm. Thuốc này được miêu tả với công thức: “Sáng ngủ dậy uống ngay 1 cốc, giữa ngày uống 1 cốc, trước khi đi ngủ uống 1 cốc. Uống liên tục trong vòng 3 ngày thì hệ hô hấp phổi của bạn sẽ rất sạch và khỏe hẳn...”

Chưa hết, nhiều “đơn thuốc” mang tính dị biệt như ăn trứng lộc, uống nước tiểu để trị bệnh… cũng được chia sẻ rầm rộ. Có người, dù biết vô lý nhưng vẫn chia sẻ thông tin vì nghĩ không có hại và cho rằng đây chỉ là cách điều trị dân gian...

Kỳ 3: Cẩn trọng với những bài thuốc “trôi nổi”, chưa được công nhận

Phun thuốc khử khuẩn và đảm bảo vệ sinh môi trường tại các cơ sở giáo dục.

Quanh vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết, nguyên tắc của đông y là biện chứng và luận trị. Đông y căn cứ vào triệu chứng của bệnh nhân để biện luận ra bệnh lý, sau đó từ biện luận đó sẽ luận ra cách trị.

Ví dụ như đánh giá các triệu chứng này thuộc về âm hư hay dương hư, hay thuộc về phế, thận… người ta sẽ quy ra một bài thuốc tương ứng để bổ trợ. “Trung Quốc đã có khoảng 70.000 – 80.000 bệnh nhân. Họ đã có một thống kê lớn về triệu chứng và họ đủ dữ liệu để luận ra triệu chứng đó thuộc phạm vi gì của đông y, từ đó luận ra cách chữa trị. Bệnh viện tôi có nhiều nhất là 5 bệnh nhân, những bệnh viện khác có 1 – 2 bệnh nhân. Cho nên, để tập hợp các triệu chứng Covid -19 ở Việt Nam thì ngoài Bộ Y tế ra thì chưa nơi nào có.

Và khi anh chưa tập hợp được các triệu chứng thì anh chưa có cơ sở gì để anh luận ra việc điều trị. Anh chưa biết bệnh đó là gì, chưa nhìn thấy bệnh nhân đó như thế nào, mới chỉ nhìn thấy ảnh người ta trên báo, thậm chí những ảnh đó che cả khẩu trang chứ đâu thể nhìn thẳng mặt… thế nên làm sao đủ căn cứ, triệu chứng gì để anh lập luận cách điều trị. Thế nên tôi nghĩ nó (những phương thuốc phòng tránh Covid -19 trên mạng xã hội – PV) không có cơ sở.

Bổ sung thêm về vấn đề này, Ths.Vũ Mạnh Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) nhấn mạnh, hiện nay tất cả các khuyến cáo của Bộ Y tế nhằm đảm bảo cho sức khỏe người dân trước Covid-19 đã có. Bởi vậy, thay vì tin và tìm kiếm các bài thuốc trôi nổi trên mạng xã hội thì mỗi người hãy thực hiện theo các khuyến cáo, làm những việc phòng chống nhỏ nhất như rửa tay thường xuyên.

Làm theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Thực tế cho thấy những tin giả, sai sự thật… lan truyền là mặt trái của mạng xã hội. Trước những diễn biến phức tạp về vấn nạn này Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Kỳ 3: Cẩn trọng với những bài thuốc “trôi nổi”, chưa được công nhận

Theo các chuyên gia y tế, “bài thuốc” chanh sả mật ong được lan truyền trên mạng xã hội rằng có tác dụng phòng Covid-19 là hoàn toàn không có căn cứ.

Đáng chú ý, Nghị định mới quy định rõ hơn các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội so với Nghị định số 174/2013/NĐ-CP trước đây. Cụ thể, Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân…

Hơn lúc nào hết, người dùng mạng xã hội cần ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình trong việc lan truyền một thông tin nào đó, nhất là mỗi khi chia sẻ thông tin từ các trang mạng xã hội khác. Bởi lẽ, theo Nghị định 15, người dùng mạng xã hội sẽ phải chịu trách nhiệm nếu chia sẻ thông tin từ những trang mạng xã hội được xác định là nguồn tin bị cấm, tin giả, tin sai sự thật, có nội dung gây hoang mang cho cộng đồng.

Trở lại với những “phương thuốc” trôi nổi phòng Covid -19 trên mạng xã hội, bác sĩ Trần Văn Phúc - Khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, giữa đông y và tây y có những điểm khác nhau. Song đều có điểm chung là có những điều trị hỗ trợ. Tuy nhiên, với những bài thuốc trôi nổi trên mạng bác sĩ Trần Văn Phúc cho rằng những bài thuốc đó hoàn toàn chưa được khuyến cáo của ngành y tế. Điều này rất nguy hiểm.

“Bản thân tôi cũng từng nói nhiều đến “dịch tin đồn”. Nếu như đó là bài thuốc của Viện Đông y, của một thầy thuốc kê đơn và ký tên đàng hoàng thì nó sẽ khác với những bài thuốc chỉ lưu hành trên mạng rồi truyền nhau áp dụng. Theo tôi điều đó là không nên. Trong thời điểm này, những khuyến cáo Bộ Y tế là chuẩn xác và chúng ta nên tin và thực hiện theo…” - Bác sĩ Trần Văn Phúc nhấn mạnh.

(Còn nữa…)

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

(LĐTĐ) Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, để được trúng tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level), thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi tuyển.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.
Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).

Tin khác

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Sáng 28/3, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn đã diễn ra hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

(LĐTĐ) “Với sức khỏe răng miệng, vấn đề về thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì, khi có các ổ viêm, nhiễm trùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp…”, đó là chia sẻ của GS.TS Trịnh Đình Hải - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

(LĐTĐ) Việt Nam đã có Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, song do các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ khiến thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) vẫn được lưu hành và bày bán công khai. Đáng nói, loại thuốc lá thế hệ mới lại đang “hút hồn” giới trẻ, trong khi mức độ “nguy hiểm” ra sao chỉ mới dừng lại cấp độ cảnh báo chứ chưa có số liệu cụ thể về độ độc hại.
Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

(LĐTĐ) Phát hiện có sự tấn công vào trang web là do ghi nhận bất thường khi lượt truy cập cao hơn rất nhiều so với bình thường - khoảng 5 triệu lượt.
Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”. Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đầu năm 2024 đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là một số bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, cúm A(H5N1).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được ban hành trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của Luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT và được sự thống nhất của Bộ Y tế.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 25/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.
Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

(LĐTĐ) Hiện tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam tốc độ giảm chậm trong khi kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống còn thấp, bởi vậy, căn bệnh nguy hiểm này luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Để đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, thì việc sàng lọc lao chủ động ở những nhóm nguy cơ cao và kiểm soát lao gắn với y tế cơ sở đang được kỳ vọng trở thành đột phá trong việc điều trị và quản lý bệnh lao trong cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động