Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Hơn 30.000 đơn vị tiểu cầu được hiến cứu người Đảm bảo nguồn máu điều trị cuối năm và Tết Dương lịch Tôn vinh 100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024 |
Sự kiện nhằm tôn vinh, tri ân những cá nhân, tập thể hiến tiểu cầu thường xuyên góp phần đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu chế phẩm tiểu cầu cho cấp cứu và điều trị. Đây cũng là dịp hội ngộ, chia sẻ, giao lưu giữa những người hiến tiểu cầu thường xuyên và những người bệnh được nhận tiểu cầu. Được tổ chức từ năm 2020 đến nay, mỗi năm Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đều biểu dương, gặp mặt 200 người hiến tiểu cầu tình nguyện tiêu biểu.
Tiến sĩ Trần Ngọc Quế - Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trao Giấy khen cho các cá nhân hiến tiểu cầu tiêu biểu năm 2024. |
Theo Tiến sĩ Trần Ngọc Quế - Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương năm 2024 đánh dấu những thay đổi đặc biệt của Viện trong công tác tiếp nhận tiểu cầu. Công tác tiếp nhận tiểu cầu rất ổn định, bền vững, hầu như không có thời điểm nào xảy ra tình trạng thiếu tiểu cầu cho điều trị; ngay cả khi bùng phát dịch sốt xuất huyết, chế phẩm tiểu cầu vẫn được đáp ứng tốt.
Tính đến hết tháng 10/2024, Viện đã tiếp nhận được 29.428 đơn vị tiểu cầu từ 8.372 người hiến, trung bình một người hiến 3,4 lần. Kết quả này thể hiện xu hướng gia tăng của số người hiến tiểu cầu và số lần hiến của một người trong năm.
200 đại biểu tham dự chương trình năm nay, xuất hiện nhiều cá nhân đạt số lần hiến tiểu cầu tình nguyện trong năm rất cao. Điển hình như trường hợp anh Nguyễn Văn Hiếu (sinh năm 1993) đã có tổng cộng 129 lần hiến, trong đó 116 lần hiến tiểu cầu, riêng năm 2024 là 13 lần hiến tiểu cầu. Anh Hiếu cũng vinh dự là 1 trong 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Hay trường hợp anh Hoàng Ngọc Tuyến (Long Biên, Hà Nội) với gần 70 lần hiến máu, hiến tiểu cầu. Được biết, anh Tuyến tham gia hiến máu lần đầu năm 2007 khi đang công tác tại Ủy ban nhân dân phường Gia Thụy, quận Long Biên. Từ đó, anh bắt đầu tìm hiểu về lợi ích và ý nghĩa của việc hiến máu tình nguyện và quyết tâm sẽ thực hiện hành động này nhiều hơn. “Sau khi hiến máu lần đầu, tôi cảm thấy mình cần làm việc này nhiều hơn, không chỉ giúp được cho nhiều người mà tôi thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn rất nhiều” - anh Tuyến chia sẻ.
Từ những điểm hiến máu tại nơi ở, cơ quan làm việc, anh Tuyến đã chủ động tìm kiếm thông tin và hiến máu tại nhiều nơi. Có khi đi đường gặp điểm hiến máu lưu động, anh cũng tạm ngưng công việc, ghé vào hiến máu.
Anh không nghĩ nhiều đến việc mình sẽ nhận lại được điều gì, đó chỉ đơn thuần xuất phát từ tấm lòng nhân ái, mong muốn được cho đi. Cũng chính vì lẽ đó, hành động đẹp của anh Tuyến đã truyền cảm hứng đến người vợ lúc nào không hay.
3 năm trở lại đây, anh Tuyến và vợ là chị Nguyễn Thị Hà Giang biết đến hoạt động hiến tiểu cầu. Từ đó, đều đặn mỗi tháng, anh chị luôn dành thời gian đến Viện hiến tiểu cầu. Do tính chất công việc nên vợ chồng anh Tuyến chỉ có thể đi hiến tiểu cầu vào cuối tuần. Đến nay, anh Tuyến đã có 66 lần hiến máu, trong đó có 38 lần hiến tiểu cầu. Còn chị Hà Giang cũng đã hiến máu 40 lần, trong đó có 28 lần hiến tiểu cầu.
Nhiều người tham gia hiến tiểu cầu vì sức khỏe cộng đồng |
Là một người lớn tuổi nhất trong 200 đại biểu tiêu biểu, ông Hoàng Văn Lụa (60 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) đã hiến máu và tiểu cầu tổng 35 lần, trong đó 29 lần hiến tiểu cầu.
Dù bắt đầu đến với hoạt động hiến máu khi đã 55 tuổi, tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu của ông luôn khiến cộng đồng nể phục. Ông từng ra khỏi nhà lúc 4 giờ sáng để đi hiến tiểu cầu trong dịch Covid-19. Hay lúc nghe tin cơn bão Yagi đổ bộ, lo lắng nhiều người ở xa bị hạn chế di chuyển, ông quyết tâm đi hiến tiểu cầu trước khi bão về.
Ông Lụa bày tỏ tiếc nuối khi đây là năm cuối cùng có thể hiến máu, hiến tiểu cầu theo độ tuổi quy định. Để tận dụng mọi cơ hội, ông Lụa đã kịp hiến tiểu cầu 15 lần trong năm 2024. Ông tin tưởng những người trẻ luôn tràn đầy đam mê, tiếp tục lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng để dành món quà sự sống cho người bệnh.
Khác với hiến máu toàn phần phải chờ gần 3 tháng mới được hiến lại, thì hiến tiểu cầu chỉ cần sau 2-3 tuần, nên một người có thể hiến đến gần 20 lần trong một năm. Tuy nhiên, do chỉ có thời hạn bảo quản và lưu trữ rất ngắn (tối đa 5 ngày) nên việc tiếp nhận và điều chế tiểu cầu đều phải dựa vào nhu cầu của các bệnh viện và người bệnh. Chính vì vậy, những năm qua, viện đều cập nhật nhu cầu dự trù hằng ngày trên phần mềm và khuyến khích người hiến tiểu cầu cần đăng ký trước khi đến. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Tin khác
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30