Ứng xử có trách nhiệm trong tuyên truyền chống dịch Covid-19

Kỳ 2: Hiểu đúng về ‘cách ly’ trong chống dịch Covid -19

(LĐTĐ) Với quan điểm sức khỏe của người dân là quan trọng nhất, cuộc chiến chống lại dịch Covid-19 tại Việt Nam luôn được đặt trong tình thế cấp bách. Hiện vẫn có nhiều ý kiến băn khoăn về việc cách ly để ngăn dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, thực tế theo các chuyên gia y tế thì cách ly là phương pháp phòng ngừa tối đa trong mọi tình huống có thể lây lan. Bằng việc cách ly, công tác phòng chống dịch bệnh sẽ được thực hiện một cách tốt nhất.  
ky 2 hieu dung ve cach ly trong chong dich covid 19 Kỳ 1: Không giấu giếm, công khai trung thực về dịch Covid -19
ky 2 hieu dung ve cach ly trong chong dich covid 19 Tuyên truyền chống Covid-19 không thể bỏ được loa phường!

Đừng tỏ thái độ kỳ thị

Cách đây ít lâu, trước thông tin toàn bộ người dân xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) phải cách ly để theo dõi và tiến hành các biện pháp phòng chống Covid-19, nhiều người tỏ ra lo ngại khi tiếp xúc với người đến từ Vĩnh Phúc. Thậm chí, không ít cá nhân còn tỏ thái độ kỳ thị, xa lánh.

Trên mạng xã hội cũng đăng tải hình ảnh một khách sạn treo tấm biển từ chối tiếp công dân Vĩnh Phúc. Không chỉ vậy, những dòng status, comment “Vũ Hán của Việt Nam”, rồi “tránh xa Vĩnh Phúc”... cũng gián tiếp khiến không khí kỳ thị người Vĩnh Phúc lan rộng.

Suốt từ đầu năm 2020 tới nay, thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus Corona gây ra đã khiến thế giới lo ngại. Tình trạng lây lan từ tâm dịch tại Vũ Hán (Trung Quốc) tỏa ra tất cả tỉnh thành của quốc gia đông dân nhất thế giới, với số ca nhiễm và tử vong liên tục tăng, đã cho thấy sự nguy hiểm của loại virus chủng mới. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ cũng ghi nhận các ca nhiễm Covid-19 với diễn biến lây lan phức tạp. Cho tới thời điểm hiện nay, dịch Covid-19 tiếp tục trở thành "cơn ác mộng" của nhiều quốc gia khác như: Hàn Quốc, Ý, Nhật Bản... khi tình trạng lây nhiễm chưa có dấu hiệu được kiểm soát.

Tại Việt Nam, tình hình lây nhiễm và việc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 đã được kiểm soát rất tốt, khi tổng số ca nhiễm bệnh được xác định là 16 trường hợp đều đã khỏe mạnh, không có ca tử vong và không có ca nhiễm mới trong nhiều ngày. Các trường hợp nghi nhiễm tại Việt Nam đều nhanh chóng được cách ly, nhận sự hỗ trợ của cơ quan y tế với quá trình thực hiện xét nghiệm nhanh chóng, chính xác.

Tuy nhiên, những hành động, cách nhìn nhận phiến diện trên đã khiến không ít người bức xúc, phẫn nộ. Ngay trên mạng xã hội, nhiều tài khoản còn thẳng thắn phê bình quan điểm “xa lánh đồng bào” như trên. Tài khoản N.Đ.T bày tỏ: Đều là người Việt Nam chúng ta không sợ bất kể kẻ thù nào vì dân ta biết đồng lòng, đoàn kết. Ở đây là chống dịch, chúng ta phải hiểu đúng về dịch bệnh để biết cách phòng tránh nhưng cũng không nên xử lý một cách "thái quá". Tất cả vì cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đừng kỳ thị mà hãy chung tay các bạn nhé!

“Hãy bỏ tư duy kỳ thị. Người bị nghi nhiễm bệnh cần tự có ý thức cách ly. Hãy đặt mình ở tình huống của họ, mình cũng vậy để bảo đảm sức khỏe, tính mạng của mình, gia đình và cộng đồng chứ” – một Fanpage Facebook chia sẻ quan điểm. Chia sẻ sâu hơn về công tác cách ly trong điều trị, bác sĩ Trần Văn Phúc- Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, trong lịch sử việc cách ly cá nhân đã thực hiện từ thế kỷ trước. Nhưng để cách ly cộng đồng thì lần đầu tiên là Hoa Kỳ triển khai vào năm 1960.

Theo các chuyên gia y tế, quyết định thực hiện khoanh vùng cách ly y tế toàn bộ xã Sơn Lôi là một quyết định rất đúng đắn, kịp thời và trách nhiệm. Việc khoanh vùng này, không chỉ là việc chống dịch riêng cho tỉnh Vĩnh Phúc mà chính là thể hiện trách nhiệm cao của tỉnh Vĩnh Phúc với cả nước

Ở Vĩnh Phúc công tác kiểm soát dịch bệnh Covid-19 đã tập trung vào 2 việc chính, đó là: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; Triển khai các biện pháp về y tế để khám chữa bệnh cho những trường hợp nhiễm hoặc nghi mắc bệnh.

Việc một số cá nhân do nhận thức không đầy đủ hoặc do thiếu thông tin nên đã có suy nghĩ, hành vi không thể hiện được tình cảm chia sẻ lẫn nhau trong lúc cả nước cùng chung tay phòng chống dịch bệnh Covid-19.

ky 2 hieu dung ve cach ly trong chong dich covid 19
Trường Mầm non Liên Bạt (huyện Ứng Hòa) huy động giáo viên, nhân viên dọn vệ sinh phòng học, đảm bảo môi trường an toàn trong phòng dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục.

“Bản năng của con người sợ hãi những gì người ta chưa biết. Đây là tình cảm nguyên thuỷ. Sợ thì người ta kỳ thị. Sợ phản ánh người ta không hiểu vấn đề. Sợ thể hiện con người đó yếu đuối. Vĩnh Phúc không đáng thương, mà những người kỳ thị mới là đáng thương vì họ nhận thức sai vấn đề. Báo chí phải làm nhiệm vụ giúp họ hiểu vấn đề, không kỳ thị. Câu chuyện xã Sơn Lôi bị cách ly không có gì quá ghê gớm, chẳng qua là chúng ta đang rất cẩn thận, phòng ngừa tối đa mọi tình huống có thể lây lan để phòng chống tốt dịch bệnh” - bác sĩ Trần Văn Phúc lý giải.

Có sự hẹp hòi nào đó trong cộng đồng mạng!

Theo tìm hiểu, vòng luẩn quẩn không hiểu dẫn tới lo sợ, lo sợ dẫn tới kỳ thị và kỳ thị các hành vi không chuẩn mực đã từng xảy ra. Chẳng hạn, vào dịch SARS năm 2003, nhiều người dân tỏ ra rất sợ hãi. Họ không dám đi qua con phố Phương Mai, không dám tới gần bệnh viện Việt Pháp vì nơi đó có dịch, đó là vì ngày đó hiểu biết về căn bệnh SARS còn rất hạn chế.

Tuy nhiên, đối với dịch bệnh Covid-19, dù là chủng virus mới song Việt Nam đã có những hiểu biết nhất định về căn bệnh này, nguyên nhân lây lan của bệnh là do tiếp xúc gần... nhờ vậy, công tác phòng trừ hoàn toàn có thể áp dụng qua nhiều biện pháp như rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ...

Trở lại vấn đề một bộ phận người dân tỏ ra kỳ thị với những người hoặc những vùng bị cách ly, Ths Vũ Mạnh Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng của Bộ Y tế nhận định: “Đây là sự kỳ thị, thái độ rất vô lý!”

ky 2 hieu dung ve cach ly trong chong dich covid 19
Hướng dẫn phòng dịch Covid-19 của Bộ Y tế.

Rõ ràng, cuộc chiến chống dịch Covid-19 được ví như chống giặc sẽ không thể đạt hiệu quả nếu không có sự ủng hộ, đồng lòng hợp tác của người dân. Dân tộc Việt Nam luôn có phẩm chất quý báu là tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, không kỳ thị, xa lánh, hỗ trợ và giúp đỡ mọi người và cả bạn bè quốc tế lúc khó khăn.Bày tỏ quan điểm của mình, ông Vũ Mạnh Cường cho rằng đã và đang có sự hẹp hòi nào đó trong cộng đồng mạng.

“Nhà thờ Đức Bà ở Paris cháy thì cộng đồng mạng đồng loạt bày tỏ sự đồng cảm tiếc nuối, còn dịch bệnh viêm phổi cấp thì rất ít người lên mạng chia sẻ với Vĩnh Phúc. Tôi là người nhờ hoạ sỹ thiết kế một khung ảnh với thông điệp “Vĩnh Phúc cố lên”, và nhận được chia sẻ rất ít” - ông Vũ Mạnh Cường bộc bạch.

Hơn lúc nào hết, bản thân mỗi người dân thay vì sự kỳ thị với đồng bào mình hãy cùng nỗ lực để xây dựng hình ảnh người Việt Nam mến khách, nghĩa hiệp. Hãy cùng chung tay làm theo khuyến cáo của ngành y tế, để đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng.

Đinh Luyện

(Còn nữa…)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng nhanh. Dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, khống chế sự lây lan của SXH từ rất sớm, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này trên địa bàn Thành phố vẫn đối mặt với không ít khó khăn.
Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

(LĐTĐ) Uống thuốc sắc từ rễ cây phơi khô để chữa đau đầu, mất ngủ, bệnh nhân bị liệt không thở được dẫn tới ngừng tim, tổn thương đa cơ quan. Nguyên nhân được xác định do uống nhầm rễ cây lá ngón.
Những lưu ý khi bảo quản và ăn trứng

Những lưu ý khi bảo quản và ăn trứng

(LĐTĐ) Trứng có giá trị dinh dưỡng cao và là một trong những thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe? Không phải ai cũng hiểu rõ điều này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng về việc bảo quản và ăn trứng mà người tiêu dùng cần biết.
Bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh ngoài giờ đến 21h hàng ngày

Bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh ngoài giờ đến 21h hàng ngày

(LĐTĐ) Từ 1/8 tới, người dân có thể đăng ký khám bệnh ngoài giờ làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai từ 17 - 21h hàng ngày.
Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

(LĐTĐ) Công tác Dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu, là yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Trong đó, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, trẻ em là vấn đề mà xã hội rất quan tâm.
Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Chiều 11/7, Sở Y tế Hà Nội tổ chức tập huấn công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu dưới hình thức trực tuyến tại điểm cầu Sở Y tế Hà Nội.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba khám bệnh miễn phí cho hơn 100 đối tượng chính sách

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba khám bệnh miễn phí cho hơn 100 đối tượng chính sách

(LĐTĐ) Sáng 10/7, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự huyện Mỹ Đức tổ chức khám, chăm sóc sức khoẻ, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho đối tượng chính sách, người có công tại xã Xuy Xá (Mỹ Đức), nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu

Chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 614/DP-DT gửi Sở Y tế tỉnh Nghệ An; Sở Y tế tỉnh Bắc Giang; Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về việc chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.
Xem thêm
Phiên bản di động