Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận |
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự thảo Luật Nhà giáo qua các phiên bản đã có sự điều chỉnh theo hướng ngắn gọn, thống nhất với Luật Viên chức và Bộ luật Lao động trong một số quy định, đồng thời thiết kế các nội dung chính sách riêng cho nhà giáo.
Luật Nhà giáo kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đổi ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Luật Nhà giáo kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đổi ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề. |
Dự thảo Luật Nhà giáo bản trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gồm 9 chương, 50 điều.
Nhà giáo công lập là viên chức đặc biệt
Luật Nhà giáo áp dụng với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập và nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Lần đầu tiên, vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập đầy đủ, đồng bộ với tư cách nhà giáo, chứ không chỉ là người lao động theo cơ chế hợp đồng lao động.
Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là viên chức đặc biệt. Theo đó, nhà giáo công lập vẫn là viên chức, thực hiện các quy định của Luật Viên chức (tuyển dụng, sử dụng, quản lý, hệ thống thang bảng lương…) và chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đồng thời chịu sự điều chỉnh của các quy định đặc thù đối với nhà giáo tại Luật này.
Nhà giáo ngoài công lập và nhà giáo là người nước ngoài là người lao động đặc biệt, áp dụng theo quy định của Bộ luật Lao động và thêm những quy định đặc thù của nhà giáo tại Luật này.
Quy định rõ, đảm bảo tính đặc thù trong sử dụng nhà giáo
Dự thảo Luật Nhà giáo quy định rõ hơn về các tình huống sử dụng nhà giáo, gắn với đặc trưng cấp học và trình độ đào tạo bao gồm: Điều động, biệt phái, thuyên chuyển, dạy liên trường, liên cấp. Các chính sách này, nhất là điều động nhà giáo được kỳ vọng là giải pháp để tháo gỡ vấn đề thừa, thiếu giáo viên cục bộ trong thời gian vừa qua ở các cấp học mầm non, phổ thông.
Theo dự thảo Luật Nhà giáo, trường hợp điều động nhà giáo từ cơ sở giáo dục công lập sang cơ quan quản lý giáo dục, thì được bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trong thời hạn tối đa 12 tháng. Sau thời gian bảo lưu, thì thực hiện theo các chế độ, chính sách của vị trí công việc mới.
Không thực hiện điều động nhà giáo đối với nhà giáo nữ đang mang thai, hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, nhà giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà giáo có vợ hoặc chồng đang làm nhiệm vụ ở vùng biên giới, hải đảo, trừ trường hợp nhà giáo có nguyện vọng; nhà giáo thuộc các trường hợp quy định chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng và pháp luật có liên quan.
Giao quyền chủ động cho cơ quan quản lý ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo
Một trong những điểm mới quan trọng trong dự thảo Luật Nhà giáo là giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo.
Trong đó, Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định; ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng, nội dung thực hành sư phạm trong thi/xét tuyển nhà giáo; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao.
Các cơ quan quản lý giáo dục dục chủ trì (hoặc phân cấp cho cơ sở giáo dục) thực hiện tuyển dụng, điều động, bố trí, đánh giá, bổ nhiệm nhà giáo. Dự thảo Luật Nhà giáo quy định việc bổ nhiệm do cơ quan quản lý giáo dục chủ trì tham mưu hoặc quyết định hoặc công nhận theo thẩm quyền được giao.
Quy định đầy đủ chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo
Theo dự thảo Luật Nhà giáo, các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo được quy định đầy đủ, theo hướng gia tăng các chính sách đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác. Cụ thể:
Theo dự thảo Luật Nhà giáo, các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo được quy định đầy đủ, theo hướng gia tăng các chính sách đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác. |
Tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập như sau: Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật; nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác; nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh trừ khi có thỏa thuận khác.
Nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù theo quy định và chỉ được hưởng ở một mức cao nhất, nếu chính sách đó trùng với chính sách dành cho nhà giáo.
Một số chính sách hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo đang được thực hiện ổn định theo hướng dẫn tại văn bản dưới luật được đưa vào dự thảo luật nhằm tăng hiệu lực pháp lý và đảm bảo tính ổn định trong chính sách đối với nhà giáo.
Tăng cường chính sách thu hút đối với nhà giáo
Dự thảo Luật Nhà giáo bổ sung, làm rõ một số chính sách thu hút đối với nhà giáo. Đó là: Được hưởng phụ cấp và trợ cấp thu hút; bảo đảm chỗ ở tập thể có đủ điều kiện thiết yếu hoặc được thuê nhà ở công vụ khi đến công tác tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng.
Các chính sách thu hút được kỳ vọng sẽ giúp nhà giáo yên tâm với nghề, nhất là nhà giáo tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà các chính sách hiện hành của Nhà nước chưa đáp ứng được.
Quy định tuổi nghỉ hưu của nhà giáo phù hợp với hoạt động nghề nghiệp
Theo dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định, và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ và nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù được hưởng chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn. Chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn được thực hiện khi cơ sở giáo dục có nhu cầu, nhà giáo có đủ sức khỏe, tự nguyện. Khi thực hiện chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nhà giáo không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Thời gian làm việc khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 5 năm đối với nhà giáo có trình độ tiến sĩ, không quá 7 năm đối với nhà giáo có chức danh phó giáo sư, không quá 10 năm đối với nhà giáo có chức danh giáo sư.
Chính sách nghỉ hưu được thiết kế riêng nhằm đáp ứng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp, đồng thời phát huy được trí tuệ, kinh nghiệm của nhà giáo.
Quan tâm đào tạo nguồn nhà giáo
Dự thảo Luật Nhà giáo quy định tường minh hơn về việc đào tạo nhà giáo, trong đó quan tâm đến đào tạo nguồn nhà giáo (giáo viên, giảng viên).
Theo đó, đào tạo nguồn giáo viên, giảng viên là quá trình giúp người học đạt kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp nhà giáo. Đào tạo nguồn giáo viên do cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng thực hiện thông qua các chương trình đào tạo giáo viên hoặc các chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành phù hợp với môn học, cấp học và chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Người trúng tuyển, theo học các chương trình đào tạo giáo viên được hưởng chính sách thu hút, hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Đào tạo nguồn giảng viên do cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng thực hiện thông qua việc tuyển dụng ứng viên có năng lực và phẩm chất phù hợp với nghề dạy học, đã có bằng cử nhân trở lên, hoặc văn bằng trình độ tương đương ở chuyên ngành đó. Người được đào tạo trở thành giảng viên được hưởng các chính sách thu hút, hỗ trợ theo quy định của Chính phủ và các chính sách theo quy chế của cơ sở giáo dục.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12