Kỳ 2: Người dân nơm nớp lo “hà bá” nuốt nhà
Vi phạm còn tồn tại ở đê sông Đáy là của lịch sử | |
San sẻ khó khăn cùng lao động ngành Nông nghiệp | |
Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ |
Thấp thỏm khi mùa mưa lũ cận kề
Sống ven sông Đáy gần một đời người, ông Phạm Văn Thi (thôn 6-8, xã Văn Võ) dường như đã quen với những con nước lên mỗi khi mùa mưa bão tới. Đứng lặng lẽ nhìn dư âm những mảnh vườn đã bị dòng sông cuốn trôi, ông Thi tỏ ra tiếc nuối. Trong trí nhớ của ông, hơn chục năm về trước nơi đó vẫn là vườn vải, vườn ngô mà gia đình ông tăng gia sản xuất. Thế rồi, những diện tích ven bãi sông canh tác rau màu của gia đình ông cứ giảm dần qua từng mùa lũ...
“Đến nay, xung quanh nhà tôi đất đã bị sạt lở hết, đất cứ mất dần từng chút một, tường nhà, khu bếp cũng có nguy cơ bị nứt nẻ tăng dần theo năm tháng. Sống bằng nghề nông nghiệp nhưng nhiều năm nay, gia đình tôi không dám nuôi trồng trên mảnh đất đang sống bởi nỗi lo mùa lũ về sẽ cuốn đi tất cả”, ông Thi bày tỏ.
Gia đình ông Thi sinh sống tại khu vực sạt lở nguy hiểm nhiều năm nay |
Vừa làm nông nghiệp vừa đi làm thuê để kiếm tiền nuôi cả gia đình nhưng năm nào cũng thế, ông Thi đều mất 3,4 tháng phải ở nhà để lo gia cố, “bảo vệ” nhà. Nuôi 1 con bò để tăng gia sản xuất, nhưng cứ đến mùa mưa bão thì ông lại phải mang đi gửi, những đồ giá trị trong nhà cũng trong tình cảnh tương tự. Bao năm nay, cuộc sống “chạy đua” với mùa nước vẫn liên tục tiếp diễn.
Không chỉ riêng gia đình ông Thi mà còn khoảng hơn 30 hộ gia đình khác thuộc thôn 6-8 cũng đang ngày đêm nơm nớp, sống trong lo sợ. Thậm chí, chị Nguyễn Thị Hồng, một người dân ở đây, còn cho rằng mỗi đợt mưa to gió lớn là gia đình chị ăn không ngon, ngủ không yên.
“Kể cả không phải mùa mưa lũ mà cứ hễ có trận mưa nào lớn là gia đình tôi đều lo lắng, mất ngủ cả đêm. Tuy gia đình đã nhiều lần gia cố tạm bằng cọc tre, bao cát nhưng cũng không ngăn chặn được tình trạng sạt lở liên tục xảy ra. Mỗi mùa nước về, tôi lại lo lắng không biết năm nay, diện tích đất có bị mất đi ít nào không; bếp, nhà có bị nứt nẻ, sạt lún phần nào không”, chị Hồng trăn trở.
Bức tường nhà ông Thơm đã bị sạt lở gần hết, cả gia đình phải di dời sang nơi ở khác nhiều năm nay |
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hiếu -Trưởng thôn 6-8 cho biết, trên địa bàn thôn năm 2014 có khoảng 80 hộ gia đình nằm trên mặt bằng ven sông Đáy, nguy hiểm nhất là các hộ cuối địa bàn thôn. Tuy nhiên, năm 2014 đã được Thành phố kí một dự án kè 600 m ven sông. Hiện nay, vẫn còn khoảng 30 hộ đang gặp nguy hiểm, điểm đỉnh là hộ gia đình ông Nguyễn Văn Thơm.
Chỉ tay về phía ngôi nhà chỉ còn trơ trọi mỗi bức tường xiêu vẹo, ông Hiếu cho biết: “Cách đây 5 năm gia đình ông Thơm vẫn nằm ở điểm nhà đấy, sau đó bị sụt lún hết. Nhận thấy nguy cơ, chính quyền địa phương đã vẫn động người dân xây nhà tiến lên trên, đến nay đất đã lở vào tận bờ tường trong rất nguy hiểm. Ngoài hộ gia đình ông Thơm vẫn còn một số hộ dân khác đã nứt nẻ vào tới móng nhà, nếu cứ để tình trạng như thế này nguy cơ sẽ sạt lở vào tận nhà”, ông Hiếu cho hay...
Người dân tự bảo vệ chính mình
Mất đất, hỏng nhà, cây cối trôi sông... nhưng những người dân các xã ven sông Bùi, sông Đáy vẫn phải kiên cường bám trụ và mong mỏi bờ sông quê mình sớm được kè kiên cố. Hàng chục năm nay, mỗi hộ gia đình đều tự tìm cho mình một phương án để “sống chung” với sạt lở.
Do ảnh hưởng của sạt lở, gia đình anh Mai đã nhiều lần lấy đất đá lấp đi nhưng tình trạng vẫn tiếp diễn |
Ông Phạm Văn Thi (thôn 6-8) không nhớ nổi đã bỏ ra bao nhiêu tiền để gia cố khu vực móng nhà giáp sông. Mỗi năm, gia đình ông đều tốn khoảng gần chục triệu để mua đất, đắp tường bao, mua phế thải vật liệu xây dựng về đổ xung quanh gia cố nền nhà. “Có khi vừa gia cố xong thì ít ngày sau sạt lở lại xảy ra, kéo tất cả xuống sông. Nhiều năm nay, gia đình tôi mất rất nhiều tiền của, công sức để chống sạt lở nhưng cũng chỉ đỡ được phần nào”, ông Thi cho biết.
Gia đình anh Đỗ Văn Mai (thôn 6-8) cũng bị sạt lở một phần diện tích đất nhà. Việc sạt lở còn khiến một hố trượt ở vườn sau và tường nhà bắt đầu nứt. Thấy hố trượt ngoài vườn mỗi lúc một to ra, có chỗ rộng tới vài chục cm nên anh Mai thường lấy vữa trát vào, lấy gạch đá lấp đi. Cứ mưa to gió lớn là nước dâng lên, là gia đình anh lại di chuyển đến nhà người thân để ở nhờ cho an toàn.
Anh Trần Văn Tiến cho biết nhiều năm qua đã phải kè đá ven sông, trồng tre để bảo vệ phần đất gia đình |
Chẳng còn chỗ ở nào khác, trong khi đất đai cứ ngày ngày bị “ngoạm” mất, nên gia đình anh Trần Văn Tiến (thôn Lưu Xá, xã Hòa Chính) lại tự “kè” ven sông để bảo vệ mình. Theo đó, hơn 10 năm qua, anh và một số hộ dân xung quanh đã mua hàng chục xe công nông đá xanh, cát sỏi và hàng tấn xi măng, trồng hàng loạt tre xung quanh... nhằm gia cố và bảo vệ an toàn cho gia đình trước mùa mưa bão. Anh Tiến cho biết, đây chỉ là giải pháp tình thế chứ chừng ấy nỗ lực cũng chưa có gì bảo đảm...
Có thể thấy, những nguy hiểm và thiệt hại do sạt lở đất trên địa bàn một số xã của huyện Chương Mỹ đang là thực trạng đáng báo động. Việc đổ đất, đóng cọc, trồng tre của người dân chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, để bảo vệ đê điều và bảo vệ tài sản, tính mạng người dân rất cần có biện pháp quyết liệt hơn từ cơ quan chức năng nhằm hạn chế được thiệt hại và giúp người dân ven sông yên tâm lao động, sản xuất.
Chủ tịch UBND xã Văn Võ Nguyễn Văn Hưng cho biết, trên địa bàn xã có 6 thôn với sấp xỉ 1.500 nhân khẩu, các thôn đều nằm giáp với sông Đáy và đều bị ảnh hưởng do sạt lở. Trong đó, 4 thôn ảnh hưởng nặng nề nhất là các thôn: Nguyễn Trãi, Cộng Hòa, Cấp Tiến và thôn 6-8. Thôn Cấp Tiến bị ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến 60 hộ; thôn 6-8 ảnh hưởng nghiêm trọng trên 20 hộ. Hầu hết, các hộ đều bị ảnh hưởng sụt lún, có hộ bị mất công trình chăn nuôi, bếp, có hộ xây nhà ống nhưng bị cắt phần đuôi không dám ở vì sợ ảnh hưởng đến tính mạng... |
Kim Tiến - Hữu Minh
(Kỳ cuối: Bảo đảm phòng chống lũ, an toàn tính mạng của nhân dân)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển
Nông thôn mới 23/07/2024 18:32
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản
Nông thôn mới 17/07/2024 20:43
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu
Nông thôn mới 17/07/2024 11:55