Kỳ 2: Không để phát sinh “điểm nóng”
Quản lý, sử dụng nhà chung cư ở Thủ đô: Những gam màu sáng - tối | |
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra công tác quản lý chung cư |
Quản lý, sử dụng chung cư dần đi vào nền nếp
Theo thống kê, hiện nay, chỉ tính riêng trên địa bàn 6 quận trung tâm là: Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàng Mai, tổng số nhà chung cư đang sử dụng gồm: Chung cư cũ (tập thể cũ): 780 chung cư; chung cư thương mại: 279 chung cư; chung cư Tái định cư và mini: 95 chung cư; Nhà ở xã hội: 19 chung cư; đã thành lập Ban Quản trị chung cư: 269 chung cư (68.4%); đã bàn giao hồ sơ, kinh phí bảo trì nhà chung cư: 155 chung cư (39.4%); đã bàn giao diện tích sử dụng chung, riêng: 109 chung cư (27.7%).
Trên địa bàn 6 quận trung tâm, hầu hết các nhà chung cư, khu tập thể cũ quy mô từ 2-5 tầng được xây dựng từ những năm 1960-1980 không có phòng sinh hoạt cộng đồng, hệ thống phòng cháy chữa cháy không đảm bảo, không có quỹ bảo trì. Đa phần các chung cư đã xuống cấp, đặc biệt có một số chung cư đã xuống cấp trầm trọng, nguy hiểm đến đời sống của các hộ gia đình. Mặc dù vậy, đa số các chủ đầu tư đều quan tâm, thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý chất lượng công trình, vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý vận hành nhà chung cư trong giai đoạn chưa bàn giao cho Ban Quản trị.
Hầu hết các Ban Quản trị nhà chung cư thực hiện tốt các quyền và trách nhiệm của mình đúng theo quy định tại Điều 104 Luật Nhà ở năm 2014; Điều 41 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/2/2016 của Bộ Xây dựng; chủ động tham gia phối hợp của chính quyền địa phương, tổ dân phố, khu phố để đảm bảo an ninh, trật tự tại các nhà chung cư, do đó tình hình quản lý, sử dụng tại các nhà chung cư dần đi vào ổn định.
Việc quản lý, sử dụng chung cư dần đi vào nền nếp (Ảnh minh họa: H.D) |
Các Ban Quản trị sau khi được Ủy ban nhân dân quận công nhận bước đầu đã hoạt động tương đối hiệu quả, là cầu nối giữa nhân dân sinh sống tại các nhà chung cư với chính quyền địa phương và chủ đầu tư, đơn vị quản lý nhà chung cư trong việc phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, đảm bảo cảnh quan khu đô thị, làm tốt công tác hòa giải khi phát sinh các tranh chấp. Cư dân tại các nhà chung cư từng bước nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức xây dựng đời sống văn minh, an toàn, giữ gìn vệ sinh môi trường, thân thiện…tạo thành một cộng đồng đoàn kết, gắn bó. Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư đã từng bước đi vào nề nếp, khắc phục được cơ bản những tồn tại trước đây, góp phần giải quyết các vướng mắc tranh chấp, từng bước tạo nếp sống văn minh, hiện đại tại các đô thị…
Tại quận Ba Đình, trong quá trình đô thị hóa, xây dựng và phát triển Thủ đô, trên địa bàn 14 phường của quận đều hình thành các khu nhà tập thể cũ và các khu chung cư mới được xây dựng nằm xen trong các khu dân cư, đường phố, trong đó có những khu tập thể được xây dựng sớm nhất của Hà Nội như Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh. Tính đến hiện nay, trên địa bàn quận Ba Đình có tổng số 259 nhà tập thể, chung cư; trong đó có 211 nhà tập thể cũ, 26 nhà tái định cư và 22 chung cư thương mại.
Về thực tế công tác quản lý và vận hành tại các khu nhà tập thể và chung cư trên địa bàn quận Ba Đình trong thời gian qua, theo ông Nguyễn Ngọc Tân - Phó trưởng Ban Dân vận Quận ủy Ba Đình: Quận Ba Đình đã thành lập và công nhận 13 ban quản trị tòa nhà tại 22 chung cư thương mại đã hoàn thành đưa vào sử dụng, 10 Ban Quản trị tại 23 khu nhà tái định cư. Các Ban Quản trị được bầu cử dân chủ, hoạt động minh bạch, hiệu quả, theo đúng các quy định của pháp luật và nội quy chung; chưa có phát sinh mâu thuẫn, bất đồng dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện nào giữa Ban Quản trị, chủ đầu tư và các hộ dân cư của tòa nhà.
Đối với các nhà tập thể cũ đều là những chung cư thấp tầng, không có thang máy, được khuyến khích áp dụng các quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, song phần lớn đều không thành lập ban quản trị khu nhà; các công tác quản lý, vận hành tại đây vẫn theo nếp cũ là sinh hoạt cùng tổ dân phố. Các tổ dân phố nơi có các nhà tập thể sẽ có trách nhiệm quản lý, nắm bắt dân cư, vận động các hộ dân cùng duy trì việc tổng vệ sinh cầu thang, lối đi chung, đóng góp tiền điện chiếu sáng, sửa chữa không gian chung… khi có vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền thì tổ dân phố thông báo, đề nghị Ủy ban nhân dân phường và các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết theo quy định. Tại một số nhà tập thể khác, bên cạnh việc vẫn tham gia các sinh hoạt cùng tổ dân phố thì các hộ dân còn thống nhất chọn cử ra một cá nhân (thường được gọi là trưởng khu nhà) hoặc một số thành viên (thường được gọi là ban quản lý khu nhà) để giúp các hộ dân thu các khoản kinh phí sử dụng chung, giải quyết sửa chữa nhỏ, nhắc nhở việc giữ vệ sinh chung trong khu nhà, thăm hỏi, khai báo tạm vắng, tạm trú…
Hiệu quả trong công tác tuyên truyền
Được biết, ngay sau khi có Nghị quyết 26-NQ/TU, ngày 28/6/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố” của Thành ủy, cấp ủy, chính quyền một số quận trung tâm đã kịp thời ban hành các Chỉ thị, Kế hoạch thực hiện, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân.
Theo Phó trưởng Ban Dân vận Quận ủy Hai Bà Trưng Ngô Hồng Anh: Nhằm huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia vào công tác quản lý nhà nước đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn quận, quận đã đưa nội dung chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật hàng năm của quận về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, đặc biệt là các quy định pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư quản lý, vận hành, sử dụng chung cư vào để triển khai đồng bộ, thường xuyên tới các cấp, các ngành, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ủy ban nhân dân quận đưa vào nội dung chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật hàng năm của quận để triển khai đồng bộ, thường xuyên tại các phường các cơ quan đơn vị, tổ chức, các nhân có liên quan đồng thời đưa nội dung này vào Kế hoạch kiểm tra, rà soát công tác quản lý, sử dụng, vận hành chung cư định kỳ hàng năm để đoàn kiểm tra liên ngành của quận trực tiếp tuyên truyền hướng dẫn đến từng chủ đầu tư dự án, Ban Quản trị và đơn vị quản lý, vận hành nhà chung cư.
Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo Quận ủy chủ trì, phối hợp với phòng Văn hóa - Thông tin quận huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động, tăng cường phổ biến, tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp khác nhau (như tập huấn, buổi truyền thông, bảng tin), thông tin kịp thời, đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý, vận hành, sử dụng chung cư tới các chủ đầu tư, cư dân ngay từ khi giải quyết các thủ tục về góp ý quy hoạch, thiết kế, góp vốn, mua bán, quản lý vận hành sử dụng nhà chung cư; nhất là phổ biến, tuyên truyền đối với người dân các thông tin cần thiết về quản lý vận hành sử dụng trước khi ký hợp đồng mua nhà vào ở chung cư.
Việc tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về quản lý, vận hành chung cư là rất quan trọng. (Ảnh: K.T) |
Gần đây nhất, ngày 26/6/2020, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng đã tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến kiến thức, hướng dẫn về công tác, quản lý, sử dụng, phòng cháy chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn nhà chung cư cao tầng năm 2020 cho 131 học viên là thành viên Ban Quản trị và các đối tượng liên quan của các nhà chung cư trên địa bàn quận nhằm tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức về quản lý, sử dụng nhà chung cư cao tầng đến tận cơ sở…
Tại hội nghị tọa đàm “Kinh nghiệm thực hiện Quy chế dân chủ trong công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn các quận trung tâm” mới đây, bà Nguyễn Thị Minh Hiền - Trưởng Ban Dân vận Quận ủy Đống Đa, Cụm trưởng Cụm thi đua Ban Dân vận các quận trung tâm, cho biết: Công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về quản lý, vận hành nhà chung cư luôn được các quận trung tâm quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội tại địa bàn nơi có nhà chung cư hoạt động.
Các quận trung tâm đều xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật hàng năm của quận về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, đặc biệt là các quy định pháp luật của Nhà nước (Luật Nhà ở, Nghị định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, quy chuẩn, tiêu chuẩn… của Bộ Xây dựng, Văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố) trong lĩnh vực đầu tư quản lý, vận hành, sử dụng chung cư vào để triển khai đồng bộ, thường xuyên tới các cấp, các ngành, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hướng dẫn Ban Quản trị lập quy chế hoạt động, quy chế thu chi tài chính, nội quy quản lý sử dụng chung cư được triển khai có hiệu quả, đảm bảo công khai, minh bạch tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; Khuyến khích thành lập Tổ kiểm tra, giám sát cùng với Ban quản trị để kiểm tra sổ sách và việc thu, chi tài chính của Ban quản trị; việc tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu và các lần tiếp theo để kiện toàn Ban quản trị.
Bước đầu xây dựng Quy chế phối hợp giữa Chủ đầu tư, Ban Quản trị, đơn vị quản lý vận hành với Ủy ban nhân dân phường, Công an phường, hệ thống chính trị cơ sở. Đồng thời tăng cường công tác nắm bắt tình hình nhân dân, chủ trì tổ chức đối thoại giữa Chủ đầu tư, Ban Quản trị, đơn vị quản lý vận hành, cư dân để giải quyết những các phản ánh kiến nghị, tranh chấp, bất đồng, các tồn tại, khó khăn vướng mắc. Không để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, khiếu kiện phức tạp, tập trung đông người, kéo dài tại các khu chung cư.
H.Duy
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01