Cần quy định cụ thể về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy đề nghị nghiên cứu bổ sung các quy định về di sản văn hóa dưới nước trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) để có cơ sở pháp lý giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan.
Quần thể di sản Hà Nội "hội ngộ" người dân Thành phố Hồ Chí Minh Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản tại quận Bắc Từ Liêm

Cần bổ sung các quy định về di sản văn hóa dưới nước

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 cho ý kiến về các dự án Luật chuẩn bị trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới, các đại biểu đã cho ý kiến về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Trong đó, một số đại biểu đã đề cập đến quản lý di sản văn hóa dưới nước.

Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (Đoàn tỉnh Tây Ninh) cho biết, trước đây, Chính phủ từng ban hành Nghị định số 86/2005/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ di sản dưới nước, nhưng trong dự thảo Luật Di sản văn hóa lần này không thấy đề cập đến nội dung này.

“Di sản văn hóa dưới nước là một bộ phận cấu thành quan trọng của di sản văn hóa vật thể nói riêng và di sản văn hóa nói chung, bao gồm các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các di tích, công trình xây dựng, địa điểm di tích, cổ vật ở dưới nước có liên quan đến nguồn gốc của loài người, đã được con người sử dụng cùng với các hiện trường tự nhiên và khảo cổ học xung quanh chúng ta nằm trong các vùng nước nội địa, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”, đại biểu nói.

Cần quy định cụ thể về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước
Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy. (Ảnh: Quốc hội)

Vì vậy, nữ đại biểu đoàn Tây Ninh đề nghị nghiên cứu bổ sung các quy định về di sản văn hóa dưới nước trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật để có cơ sở pháp lý giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dưới nước, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước.

Tiềm năng về di sản văn hóa dưới nước rất lớn

Cùng quan tâm đến nội dung này, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cũng cho rằng, di sản văn hóa dưới nước là một bộ phận cấu thành của di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa Việt Nam nói riêng và đó là di sản văn hóa vật thể vì nhiều lý do khác nhau đang ở dưới nước và có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

UNESCO đã phê chuẩn Công ước 2001 về bảo vệ di sản văn hóa ở dưới nước và ở Việt Nam, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 86/2005/ND-CP về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước.

Cần quy định cụ thể về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. (Ảnh: Quốc hội)

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho hay, trên thực tế, Việt Nam đang sở hữu một khối lượng không ít di sản văn hóa đang ở dưới nước. Chúng ta đã có một số kết quả rất to lớn từ việc khai quật khảo cổ học ở dưới nước những năm 1997-1999 đối với con tàu đắm ngoài khơi Cù Lao Chàm và thu được nhiều hiện vật gốm sứ có giá trị.

Đến cuối năm 2023 việc khai quật con tàu bị đắm ở bờ biển Cẩm An, Hội An cũng phát hiện dấu vết cư trú của con người ở khu vực này, như các bộ phận của ghe thuyền, bánh lái, mỏ neo, các đồ gốm sứ. Hiện nay, nhiều hiện vật là di sản văn hóa ở dưới nước đã được phát hiện, khai quật, trục vớt và đang được trưng bày, phát huy giá trị tại một số bảo tàng, như Bảo tàng Lịch sử văn hóa Hội An hay trưng bày Chuyên đề "Gốm Chu Đậu", "Cổ vật từ lòng biển Cù Lao Chàm".

Đại biểu cho tằng, với đặc điểm địa lý của Việt Nam có trên 3.000 km bờ biển, trên 3.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn, nhỏ, gần và xa bờ, với khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiều mưa bão, trên con đường hàng hải nối liền giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị thế đặc biệt trong giao lưu kinh tế và văn hóa với các nước thì Việt Nam cũng đã sớm tham gia vào con đường thương mại trên biển, vì vậy, tiềm năng về di sản văn hóa dưới nước của Việt Nam rất lớn.

“Tôi đề nghị dự thảo luật cần bổ sung thêm một điều quy định cụ thể về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước từ việc luật hóa quy định tại Nghị định số 86/2005/NĐ-CP. Đồng thời bổ sung quy định về thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản chìm, đắm là di sản văn hóa tại Điều 39 dự thảo Luật để đảm bảo cơ chế quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dưới nước.

Cần quy định cụ thể về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng. (Ảnh: Quốc hội)

Có như thế thì việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa mới thực sự toàn vẹn và không tạo thành khoảng trống, tránh được những hậu quả đáng tiếc, làm thất thoát và phá hủy di sản văn hóa”, đại biểu đề nghị.

Phát biểu giải trình tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho hay, từ đầu dự thảo Luật có quy định 2 điều luật liên quan đến di sản văn hóa dưới nước, nhưng khi làm việc với cơ quan thẩm tra, với tinh thần những gì đã chín, đã rõ thì đưa vào luật, những gì chưa chín, chưa rõ tiếp tục nghiên cứu và nên đưa vào nghị định.

“Cơ quan thẩm tra đề nghị cân nhắc, nên xem xét và đưa vào dưới dạng nghị định, chúng tôi thấy cũng hợp lý, đưa vào nghị định để sau này đầy đủ hơn, quá trình thực hiện chúng ta sẽ nâng lên thành các điều luật”, ông Hùng nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sau bão số 3: Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng ngày đầu tuần

Sau bão số 3: Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng ngày đầu tuần

(LĐTĐ) Sáng 9/9, ngày đầu tuần đi làm, đi học của người dân Hà Nội đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng loạt cây xanh gãy đổ trên các tuyến phố Hà Nội khiến giao thông tắc nghẽn, người và phương tiện di chuyển cực kỳ khó khăn, ùn tắc kéo dài.
Lực lượng quân đội đã triển khai phương tiện tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu

Lực lượng quân đội đã triển khai phương tiện tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Như Báo Lao động Thủ đô đã đưa tin, sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Theo lãnh đạo UBND huyện Tam Nông, có phương tiện và người rơi xuống sông.
Thanh Oai: Bám sát địa bàn, kịp thời xử lý sự cố đê điều, thuỷ lợi

Thanh Oai: Bám sát địa bàn, kịp thời xử lý sự cố đê điều, thuỷ lợi

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa bão, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan yêu cầu lực lượng chuyên trách và các đơn vị chức năng liên quan bám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra tình hình ngập úng tại các khu dân cư và các vùng sản xuất nông nghiệp để kịp thời có biện pháp khắc phục đảm bảo tiêu thoát nước trong khu dân cư và bảo vệ sản xuất nông nghiệp; kịp thời xử lý các sự cố về công trình đê điều, thuỷ lợi.
Video sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

Video sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

(LĐTĐ) Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập.
Tai nạn trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, một người tử vong

Tai nạn trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, một người tử vong

(LĐTĐ) Chiếc xe tải va chạm vào đuôi xe tải khác cùng chiều trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến phụ xe tử vong.
Sau bão số 3: Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, mưa lớn ở trung du và vùng núi phía Bắc

Sau bão số 3: Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, mưa lớn ở trung du và vùng núi phía Bắc

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu. Một số hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Vào sáng 10h ngày 9/9, cầu Phong Châu đã bị sập.
Sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

Sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

(LĐTĐ) Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông, có phương tiện và người rơi xuống sông.

Tin khác

Lực lượng quân đội đã triển khai phương tiện tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu

Lực lượng quân đội đã triển khai phương tiện tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Như Báo Lao động Thủ đô đã đưa tin, sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Theo lãnh đạo UBND huyện Tam Nông, có phương tiện và người rơi xuống sông.
Video sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

Video sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

(LĐTĐ) Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập.
Sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

Sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

(LĐTĐ) Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông, có phương tiện và người rơi xuống sông.
Đèo Ô Quy Hồ tiếp tục sạt lở, giao thông giữa Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt

Đèo Ô Quy Hồ tiếp tục sạt lở, giao thông giữa Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt

(LĐTĐ) Mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tiếp tục gây sạt lở lớn trên đèo Ô Quy Hồ, khiến giao thông giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt. Các phương tiện từ Lai Châu đi Sa Pa (Lào Cai) và ngược lại không thể di chuyển, gây ùn tắc trên tuyến.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Báo động lũ cấp III trên sông Tích

Báo động lũ cấp III trên sông Tích

(LĐTĐ) 18h50 phút tối nay (8/9), mực nước trên sông Tích đã đạt 8,41m, vượt mức báo động lũ cấp III là 0,01m. Các xã ven đê thuộc các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây cần chủ động ứng trực, sẵn sàng triển khai kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, bảo đảm an toàn về người, giảm thiệt hại về tài sản, không để xảy ra các tình huống bị động, bất ngờ...
Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

(LĐTĐ) Lãnh đạo Bộ Công Thương đã có chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nhanh chóng triển khai các giải pháp tái cung cấp điện trở lại, trong đó tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm đó là đảm bảo cấp điện trở lại, nguồn cung xăng dầu và hàng hoá thiết yếu cho người dân sau cơn bão số 3.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

(LĐTĐ) Hôm nay (8/9) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga.
Mực nước sông dâng cao, cảnh báo ngập lụt vùng ven sông, trũng thấp

Mực nước sông dâng cao, cảnh báo ngập lụt vùng ven sông, trũng thấp

(LĐTĐ) Theo Dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, trước tình trạng lũ trên các sông đang lên cao có thể xảy ra ngập lụt, sạt lở đất ở vùng ven sông; nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê thuộc huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất,…
Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay

Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và nhân dân các tỉnh miền Bắc, trong đó có ngành Điện.
Xem thêm
Phiên bản di động