Kon Tum: Cần xử lý dứt điểm việc "giữ tiền hỗ trợ" của người dân sai quy định

(LĐTĐ) Có 71 hộ dân tại thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được hỗ trợ 710 triệu đồng thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn nhưng đã bị Ủy ban nhân dân (UBND) xã Mường Hoong giữ lại sai quy định 568 triệu đồng.
Khám chữa bệnh miễn phí cho 9 xã nghèo tại Kon Tum Kon Tum: Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo đưa người sang Campuchia làm “việc nhẹ, lương cao” Kon Tum: Nâng cao cảnh giác những thủ đoạn lừa đảo tinh vi

"Giữ” tiền trái quy định

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đăk Glei được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt tại Quyết định 741/QĐ-UBND ngày 18/07/2019 với tổng mức đầu tư hơn 145 tỷ đồng để xây dựng 4 điểm tái định cư tập trung và 2 điểm tái định cư tại chỗ.

Đối với 2 điểm tái định cư tại chỗ, hộ gia đình nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai, nguy cơ ngập lụt, sạt lở nhưng không còn quỹ đất xây dựng khu tái định cư để di chuyển sẽ được hỗ trợ 10 triệu đồng/1 hộ để nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai khác. Trên cơ sở đó, UBND huyện Đăk Glei giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQLDA ĐTXD) huyện Đăk Glei làm chủ đầu tư.

Trong đó thôn Đăk Bối có 71 hộ được UBND huyện Đăk Glei phê duyệt đủ điều kiện hỗ trợ tái định cư tại chỗ với số tiền 710 triệu đồng (10 triệu đồng/1 hộ).

Phản ánh với phóng viên Báo Lao động Thủ đô, anh A Đối, trú tại thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong cho biết “Năm 2019 có 71 hộ dân tại thôn Đăk Bối được thông báo xuống UBND xã Mường Hoong nhận tiền hỗ trợ, mỗi hộ là 10 triệu đồng để nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai. Lúc đó, người dân rất phấn khởi khi được Nhà nước quan tâm, giúp đỡ. Ai cũng mong nhận được số tiền hỗ trợ để mua thêm tấm tôn, miếng gỗ gia cố lại ngôi nhà tạm bợ của mình”.

Kon Tum: Cần xử lý dứt điểm việc
Nhiều người dân như anh A Đối mong muốn được nhận hết số tiền hỗ trợ để sữa chữa lại nhà và mua vật dụng phòng chống thiên tai.

Tuy nhiên khi 71 hộ dân có mặt đầy đủ ở UBND xã thì mỗi hộ chỉ được phát 2 triệu đồng, còn 8 triệu đồng bị xã “giữ” lại. Khi các hộ dân thắc mắc thì xã lấy lý do “để trả tiền san ủi mặt bằng khu tái định cư.

"Nếu có được 10 triệu đồng do Nhà nước hỗ trợ, người dân có thể sửa sang nhà cửa cho chắc chắn, an toàn hơn khi mùa mưa bão đến. Nhưng với số tiền 2 triệu đồng thì không làm được gì cả. Sau khi người dân yêu cầu xã trả lại tiền thì đến tháng 3/2023, cán bộ dưới xã mới lên họp thôn và phát thêm cho mỗi hộ là 6 triệu đồng", anh A Đối cho biết thêm.

Khi được hỏi về số tiền 2 triệu được hỗ trợ, anh A Êm, thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong xác nhận: “Với 2 triệu tiền này người dân không đủ mua tôn và thuê người xẻ ván gỗ để sửa sang lại nhà cửa, nên người dân đã tiêu xài hết”.

Kon Tum: Cần xử lý dứt điểm việc
Thôn Đăk Bối có 71 hộ dân được phê duyệt đủ điều kiện nhận hỗ trợ 710 triệu đồng nhưng đã bị xã Mường Hoong "giữ" lại 568 triệu đồng.

Theo anh A Lăm – Trưởng thôn Đăk Bối: “Trước đây tại UBND xã Mường Hoong có phát tiền hỗ trợ cho 71 hộ dân thôn Đăk Bối, mỗi hộ 2 triệu đồng, đến tháng 3/2023 phát thêm 6 triệu đồng cho người dân. Còn 2 triệu xã giữ lại để mua cây giống cho khu tái định cư mới”.

Khu tái định cư mới được bố trí cách thôn 400m Đăk Bối, do sợ sạt lở nên các hộ dân không dám ra đó ở. Việc này phải nhờ kế hoạch của Nhà nước để sớm san ủi mặt bằng cho các hộ dân. Cũng vì các hộ dân không ra khu tái định cư mới ở nên họ yêu cầu phải trả lại tiền.

Trong khi đó, các hộ dân ý kiến, 10 triệu đồng là số tiền Nhà nước hỗ trợ người dân nâng cấp nhà ở và mua vật dụng phòng chống thiên tai, không phải để san ủi mặt bằng tái định cư nên đã yêu cầu xã phải trả lại”, A Lăm cho biết thêm.

Chậm xử lý trách nhiệm

Trước đó ngày 26/12/2022, UBND huyện Đăk Glei có thông báo về kết quả kiểm tra công tác triển khai thực hiện dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đăk Glei tại thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong.

Kết quả kiểm tra xác định, sau khi phát tiền cho các hộ gia đình thuộc diện hỗ trợ, BQLDA ĐTXD huyện (chủ đầu tư) chưa kịp thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền hạn của chủ đầu tư dẫn tới việc để UBND xã và các hộ dân thụ hưởng, sử dụng kinh phí sai mục đích.

Sau khi các hộ dân được nhận tiền hỗ trợ, UBND xã Mường Hoong và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện việc nâng cấp nhà ở và mua vật dụng phòng chống thiên tai của các hộ gia đình được hỗ trợ theo nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong và đại diện các ban, ngành thôn Đăk Bối đã thu 568 triệu đồng (71 hộ x 8 triệu đồng) để hỗ trợ tiền cây cối, hoa màu cho các hộ dân đã hiến đất làm khu tái định cư và thuê máy san ủi khu tái định cư tập trung khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép là trái quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư xây dựng và không đúng quy hoạch tổng thể bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Kon Tum: Cần xử lý dứt điểm việc
Đến hiện tại, 71 hộ dân thôn Đăk Bối vẫn chưa nhận được hết tiền hỗ trợ để nâng cấp nhà ở và mua vật dụng phòng chống thiên tai.

Đồng thời, khi BQLDA ĐTXD huyện Đăk Glei báo cáo UBND huyện Đăk Glei kết quả kiểm tra các khu tái định cư tại chỗ, Phòng NN&PTNT và UBND xã Mường Hoong không thực hiện chỉ đạo của UBND huyện để tham mưu đề xuất biện pháp xử lý kịp thời, dẫn đến gây dư luận kéo dài trong nhân dân.

Trên cơ sở đó, UBND huyện Đăk Glei yêu cầu Giám đốc BQLDA ĐTXD huyện Đăk Glei, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong và Trưởng phòng NN&PTNT kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan; thu hồi và hoàn trả số tiền 568 triệu đồng đã thu của các hộ dân trước ngày 10/1/2023; hoàn trả lại hiện trạng ban đầu vị trí đất san ủi để cho các hộ dân tiếp tục sản xuất nông nghiệp.

UBND huyện Đăk Glei giao Phòng Nội vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND huyện Đăk Glei kiểm điểm trách nhiệm và xử lý đối với tập thể, cá nhân, hoàn thành trước ngày 10/1/2023.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô, ông Lê Bá Thế, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong cho biết: Dự án hỗ trợ tái định cư tại chỗ ban đầu được duyệt 68 hộ dân (tương đương 680 triệu đồng) và bà con lấy về làm mặt bằng hết 497 triệu đồng, còn lại 183 triệu đồng bà con chia mỗi hộ 2 triệu đồng. Sau này, phê duyệt đợt 2 thêm 3 hộ (30 triệu đồng) bà con cũng lấy về chia nhau.

Khi phóng viên thắc mắc về số tiền 10 triệu đồng huyện Đăk Glei hỗ trợ để nâng cấp nhà ở và mua vật dụng phòng chống tiên tai nhưng lại được sử dụng để san ủi khu đất tái định cư thì ông Lê Bá Thế, cho biết: “Phòng NN&PTNT huyện và UBND xã giám sát không đúng mục đích nên để bà con làm mặt bằng, chính vì vậy cá nhân phải khắc phục cái đó”.

Để làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân khi để xảy ra vụ việc, nhất là hướng xử lý vấn đề, phóng viên Báo Lao động Thủ đô liên lạc và được ông Đinh Xuân Hoà - Trưởng phòng Nội vụ huyện Đăk Glei cho biết: “Tôi chưa thấy gì đâu và cũng không biết gì” (!).

Trong khi đó, ông Đỗ Đăng Dự - Chánh văn phòng UBND huyện Đăk Glei cho biết: Liên quan đến việc “giữ” tiền của 71 hộ dân, các tập thể, cá nhân liên quan đã tổ chức kiểm điểm và gửi về Phòng Nội vụ huyện. Sau đó UBND huyện đã họp kiểm điểm nhưng đang chờ quy chế phối hợp với Ủy ban kiểm tra Huyện ủy huyện Đăk Glei theo quy định”.

Đời sống kinh tế của người dân đồng bào thôn Đăk Bối, huyện Đăk Glei hiện đang rất khó khăn, rất cần chính sách hỗ trợ của Nhà nước, trong đó có việc đảm bảo an toàn về chỗ ở. Tuy nhiên qua sự việc trên cho thấy, một số đơn vị huyện Đăk Glei, xã Mường Hoong chưa sâu sát trong việc nắm bắt tâm tư người dân và thực hiện chính sách. Vì thế, cơ quan chức năng của huyện Đăk Glei và xã Mường Hoong cần nhanh chóng giải quyết dứt điểm vụ việc, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân.

Trần Nghĩa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

(LĐTĐ) Mới đây, NESCAFÉ tổ chức chuỗi hoạt động thú vị dành cho người tiêu dùng với thông điệp “Khơi mở thế giới của bạn” diễn ra tại 4 thành phố lớn, gồm sự kiện tại TP.HCM vào ngày 14/7 và tại Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng liên tục từ ngày 22/6 đến ngày 24/6.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.

Tin khác

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Xem thêm
Phiên bản di động